Soạn bài Cái kính, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Bên cạnh truyện cười dân gian, các truyện cười hiện đại cũng đem đến cho người đọc rất nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về một trong số các tác phẩm như vậy qua phần Soạn bài Cái kính, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé.

Soạn bài Cái kính

soan bai cai kinh ngu van 8 canh dieu


I. Soạn bài Cái kính - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:


1. Một số chú ý khi đọc hiểu:

- Văn bản "Cái kính" là truyện cười hiện đại.

- Truyện kể về sự việc một anh chàng muốn ra vẻ trí thức, nghĩ mắt mình có vấn đề nên đi khám và phải thay rất nhiều loại kính khác nhau.

- Đặc điểm của truyện cười thể hiện trong văn bản ở các phương diện:

+ Cốt truyện: Đơn giản, chỉ xoay quanh sự việc nhân vật "tôi" đi tìm chiếc kính phù hợp.

+ Nhân vật: Số lượng ít.

+ Thủ pháp trào phúng: Chi tiết nhân vật "tôi" muốn đeo kính để cho ra dáng một anh trí thức.

+ Kết thúc bất ngờ: Sau khi đổi rất nhiều bác sĩ, thay rất nhiều kính thì "tôi" lại phát hiện ra mình chỉ nhìn rõ khi đeo chiếc kính mất tròng.


2. Một số thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin:

- Sinh ngày 20/12/1915, mất ngày 6/7/1995.

- Là một nhà văn châm biếm nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ với hơn 100 cuốn sách.

- Ông từng là người biên tập của một loạt tạp chí trào phúng châm biếm nghiêng về chủ nghĩa xã hội, lên án mạnh mẽ sự áp bức của bộ máy quan liêu và những bất công của nền kinh tế đối với dân thường.

- Ông là nhà chính trị đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là quyền được chỉ trích đạo Hồi một cách không thỏa hiệp.

- Ông đã dành trọn những năm cuối đời để chiến đấu chống lại trào lưu chính trị ngu dốt và cuồng tín.


3. Một vài ý kiến về mục đích, đặc điểm, vai trò và tác dụng của truyện cười (dân gian hay hiện đại):

- Mục đích: Tạo ra tiếng cười cho người đọc.

- Đặc điểm:

+ Ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.

+ Nhân vật, ngôn ngữ thường có sự mâu thuẫn, không tương xứng.

+ Thủ pháp trào phúng chủ yếu là nghệ thuật phóng đại.

+ Bối cảnh thường là các tình huống mâu thuẫn giữa thật và giả, nội dung và hình thức, bên trong và bên ngoài.

+ Kết thúc truyện thường bất ngờ.

- Vai trò, tác dụng: Dùng để giải trí hoặc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.


4. Kể lại một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống:

Em đã được nghe kể về câu chuyện "Đừng có nói dối":

Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:

- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?

Thầy trả lời liều:

- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!

Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:

- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?

Trò thưa:

- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!

Thầy tức giận nói:

- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?

Trò trả lời:

- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối".

soan bai cai kinh ngu van 8 canh dieu 2


II. Soạn bài Cái kính - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Vì sao nhân vật "tôi" muốn đeo kính?

- Nhân vật "tôi" muốn đeo kính để ra dáng một anh trí thức, để khi mọi người nhìn thấy anh ta phải bảo là "bác học đấy!".


2. Lần đầu khám, bác sĩ nói mắt của nhân vật "tôi" bị bệnh gì và hậu quả của việc đeo kính thế nào?

- Lần đầu đi khám, bác sĩ nói nhân vật "tôi" bị cận thị 1,75 đi-ốp.

- Hậu quả của việc đeo kính: "cứ động đeo vào là tôi thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được", có lần còn "nôn thốc nôn tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng".


3. Kính mới khác kính trước như thế nào?

- Kính mới giúp nhân vật "tôi" không còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn nữa nhưng lại khiến anh ta lúc nào cũng bị chảy nước mắt, mắt lúc nào cũng đỏ hoe.


4. Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?

- Chiếc kính thứ ba khiến nhân vật "tôi" nhìn cái gì cũng bị lùi hẳn ra xa, nhìn vật gì cũng thấy bé tí xíu, muốn bắt người quen cũng không bắt được. Đặc biệt, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn vì cứ ngồi vào bàn là đĩa thức ăn đã chạy đi xa hai chục thước.


5. Chiếc kính thứ tư có hạn chế gì?

- Chiếc kính thứ tư khiến nhân vật "tôi" nhìn gì cũng hóa hai.


6. Cuối cùng, các bác sĩ có xác định được bệnh mắt của nhân vật "tôi" không?

- Cuối cùng, các bác sĩ không hề xác định được bệnh mắt của nhân vật "tôi". Người thì bảo anh ta cận thị, người lại cho là viễn thị, người khác lại kết luận một bên cận một bên viễn,... Mỗi vị bác sĩ lại đưa ra một ý khác nhau.


7. Điều gì đã xảy ra với nhân vật "tôi"?

- Nhân vật "tôi" do đeo chiếc kính mà bức hụt, ngã lăn quay xuống dưới cầu, khiến cho chiếc kính bị văng đi.


8. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

- Điều bất ngờ ở kết thúc truyện: Cái kính giúp nhân vật "tôi" nhìn rõ lại chính là cái có mắt kính bị vỡ, văng đi mất.

 

III. Soạn bài Cái kính - Sau khi đọc :

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

 

Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Tóm tắt: Một người vì muốn bản thân trông tri thức hơn nên đã đi khám mắt, cắt kính. Ban đầu, bác sĩ nói anh ta bị cận, để anh ta mang chiếc kính mà cứ đeo vào là liền cảm thấy buồn nôn. Thế là nhân vật "tôi" phải đi khám ở một nơi khác. Lần này, chiếc kính khiến anh ta lúc nào cũng bị chảy nước mắt. Rồi lại đổi bác sĩ, lại đổi kính. Cứ mỗi lần như vậy, một vấn đề mới lại phát sinh. Lúc thì anh ta thấy cái gì cũng bị lùi ra xa, lúc lại thấy mọi thứ hóa làm hai, có đợt còn không phân biệt được cả sáng tối,... Cho đến một lần bước chân hụt, anh ta bị ngã và cái kính bị văng ra xa. Khi đeo lại kính vào, anh ta thấy vạn vật rõ mồn một. Nhưng về đến nhà, nhân vật "tôi" mới phát hiện hóa ra chiếc kính của anh ta đã bị vỡ và rơi mất mắt rồi.

- Truyện "Cái kính" được trích trong tập sách "Những người thích đùa" của Nê-xin. Nhan đề tập sách có mối quan hệ khá mật thiết với nội dung tác phẩm bởi cả câu chuyện như một trò đùa và chính bản thân nhân vật "tôi" dường như bị đùa cợt bởi các vị bác sĩ kia.


Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Hậu quả của mỗi lần nhân vật "tôi" thay kính mới:

- Lần 1: Cứ đeo vào là "tôi" thấy mặt mày sa sầm, buồn nôn không chịu được.

- Lần 2: Lúc nào cũng bị chảy nước mắt, mắt "tôi" lúc nào cũng đỏ hoe như khóc ai vậy.

- Lần 3: Thấy cái gì cũng bị lùi hẳn ra xa, khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật và đặc biệt là chẳng ăn uống gì được.

- Lần 4: Nhìn cái gì cũng hóa làm hai.

- Lần 5: Không phân biệt được sáng tối nữa, thấy xung quanh cái gì cũng tối như hũ nút.

- Lần 6: Thấy các vật ở xa trông lại hóa gần


Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Các bác sĩ khám mắt trong truyện đều là những người có học thức, là giáo sư nhãn khoa, tốt nghiệp ở Mỹ về. Tuy nhiên, họ lại toàn chẩn đoán sai, hành nghề không có tâm.

- Nhân vật "tôi" là người ham sĩ diện, đeo kính chỉ vì muốn trông tri thức. Đồng thời, cũng là người nhu nhược, ai bảo gì đều nghe nấy.

- Sự thật trong truyện là mắt nhân vật "tôi" hoàn toàn bình thường, không gặp vấn đề gì cả. Còn điều bị phóng đại đó là việc "tôi" đi khám, ông bác sĩ nào cũng bảo mắt anh có bệnh. Các ông bác sĩ chê nhau kém cỏi nhưng chính bản thân cũng khám không đúng cho bệnh nhân.


Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Một số đặc điểm của truyện cười được thể hiện trong văn bản "Cái kính":

- Cốt truyện đơn giản, chỉ xoay quanh việc nhân vật "tôi" đi khám mắt và đổi kính.

- Nhân vật:

+ Số lượng ít.

+ Có sự mâu thuẫn giữa hành động với phẩm chất: nhân vật "tôi" vốn không bị làm sao nhưng thích đeo kính để tỏ ra trí thức; các vị bác sĩ được coi là giỏi, tốt nghiệp trường danh tiếng, đi du học nước ngoài nhưng khám sai cho bệnh nhân.

- Lời thoại gây cười: các vị bác sĩ chê bai nhau nhưng chính mình cũng không chẩn đoán đúng bệnh.

- Kết thúc bất ngờ: thứ khiến nhân vật "tôi" nhìn rõ lại là một chiếc kính mà mắt kính bị vỡ, rơi lúc nào không biết.


Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Theo em, truyện "Cái kính" đã nêu và châm biếm, phê phán thói học đòi, sĩ diện của nhân vật "tôi" cũng như sự vô trách nhiệm của những vị bác sĩ.

- Trong cuộc sống ngày hôm nay, ta vẫn có thể thấy rất nhiều trường hợp tương tự đang xảy ra. Vì sĩ diện, con người có thể làm ra những chuyện vô lí, thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cả về người và của. Từ đó, kéo lùi sự phát triển của toàn xã hội. Vậy nên, việc châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu này là cần thiết. Nó sẽ giúp mọi người sớm nhận ra tác hại, mặt trái của "bệnh sĩ". Đồng thời, hướng cộng đồng đến những điều tốt đẹp, đúng đắn hơn.


Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

Theo em, nhân vật "tôi" trong truyện "Cái kính" có mắc bệnh tưởng. Ngay từ ban đầu, anh ta muốn đeo kính chỉ để ra dáng một người trí thức. Sau cuộc trò chuyện với người bạn, "tôi" mới thấy mắt mờ hẳn đi và quyết định khám đốc tờ. Sau khi khám hết bác sĩ này đến giáo sư kia, đi từ phòng khám đến bệnh viện nhà nước, vẫn chẳng có ai khiến mắt anh ta nhìn được bình thường. Nào là đeo kính bị buồn nôn, bị chảy nước mắt, nhìn gì cũng hóa hai,... Tất cả đều khiến cho cuộc sống của "tôi" trở nên vô cùng chật vật. Trên thực tế, mắt anh ta hoàn toàn bình thường. Điều này được chứng minh khi "tôi" bị ngã và chiếc kính vỡ rơi mất cả tròng. Lúc này, nhân vật "tôi" sung sướng vì bản thân có thể thấy mọi thứ rõ mồn một. Vậy nên có thể kết luận rằng anh ta mắc bệnh tưởng nên mới nghĩ bản thân phải có kính mới nhìn được.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cai-kinh-ngu-van-lop-8-canh-dieu-76903n.aspx
Những truyện cười hiện đại thường đem tới nhiều vấn đề liên quan tới đời sống tâm lí, tinh thần của con người. Từ đó đưa đến những bài học, thông điệp mang giá trị nhân sinh cao. Để hiểu hơn về thể loại truyện cười, mời em tham khảo thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Thi nói khoác; Soạn bài Đổi tên cho xã.

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Nước biển dâng, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Người mẹ vườn cau, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Đổi tên cho xã, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai cai kinh

, Soan bai cai kinh ngu van 8 canh dieu, Soan bai cai kinh ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới