Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Thiên tai, bão lũ đã không còn là hiện tượng xa lạ đối với con người. Nhưng để thực sự hiểu về bản chất và cách đối diện với hậu quả chúng mang lại vẫn là điều khá khó khăn. Để hiểu hơn về chủ đề này, mời em tham khảo phần Soạn bài Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé.

Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu


I. Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:

Một vài thông tin tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt:

+ Lũ lụt có thể xuất hiện do thủy triều, nước biển dâng, do nước sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê,... làm cho nước tràn ra, gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng mạc, thành phố, khu định cư,...

+ Các tác động của lũ lụt: ảnh hưởng đến nguồn nước, gây nên nhiều loại bệnh cho người và động vật, gây ra thiệt hại trong nông nghiệp cũng như nhiều khó khăn cho nền kinh tế của quốc gia, thế giới.

+ Một số trận lũ lụt nổi tiếng: Lũ lụt Trung Quốc năm 1931 (2.500.000 - 3.700.000 người chết); Lũ lụt Hoàng Hà năm 1887 (900.00 - 2.000.000 người chết) và năm 1938 (500.000 - 700.000 người chết) tại Trung Quốc; Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 tại Indonesia (230.000 người chết); Lũ St.Felix tại Hà Lan năm 1530 (hơn 100.000 người chết); Lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 tại Việt Nam (594 người chết và hơn 100.000 người bị thương)...

- Em đã từng chứng kiến cảnh lũ lụt ở miền Trung trên TV. Nước dâng cao vô cùng, nhấn chìm gần như mọi thứ. Quang cảnh xung quanh chỉ còn thấy những ngọn cây cùng vài mái nhà. Người dân khi này phải chật vật ngồi trên nóc nhà, mòn mỏi chờ đợi người hỗ trợ, tiếp tế.

- Theo em, nguyên nhân gây ra lũ lụt chính là do mưa bão. Khi này, lượng nước ở các sông, hồ, biển dâng lên cao, hệ thống thoát nước lại chưa thể đáp ứng kịp nên mới xuất hiện tình trạng ngập, lụt. Hiện tượng lũ lụt này gây nên rất nhiều thiệt hại về cả người và của, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt, lao động của con người trên toàn thế giới.


II. Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?

- Nội dung sa pô đã nêu đầy đủ ý chính của tên văn bản:

+ Có nhắc về hiện tượng lũ lụt.

+ Có chỉ ra nguyên nhân: "sự khai thác rừng bừa bãi cùng với ô nhiễm môi trường không khí kiến cho Trái Đất nóng lên làm biến đổi khí hậu, gây nên lũ lụt".

+ Có chỉ ra tác hại: "ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân".


2. Trong phần Lũ lụt là gì?, thông tin được trình bày theo cách nào?

- Thông tin được trình bày theo cách giải thích từng yếu tố của từ "lũ lụt" và sau đó đưa ra kết luận tổng hợp.


3. Có những loại lũ nào?

Có 3 loại lũ:

- Lũ ống: Hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín, có thể cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn trên đường lũ đi qua.

- Lũ quét: Hiện tượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp, gây thiệt hại lớn do có đường đi rộng.

- Lũ sông: Xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.


4. Bức ảnh minh họa cho hiện tượng gì?

- Bức ảnh minh họa cho hiện tượng ngập lụt.


5. Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in đậm nghiêng?

- Thông tin từ các đề mục in đậm là khái quát cho nội dung chính của từng phần lớn, còn các đề mục in đậm nghiêng là phần khái quát cho sự diễn giải về nội dung chính đã nêu.


6. Chú ý các số liệu và tác dụng của chúng.

- Các số liệu:

+ "lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết".

+ "lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng".

- Tác dụng:

+ Tăng tính xác thực cho sự diễn giải của người viết.

+ Chỉ ra thực tế thiệt hại mà lũ lụt gây ra cho con người.


7. Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?

- Thông tin được trình bày theo hướng phân loại và liệt kê, từ đó lần lượt chỉ ra những tác hại của lũ lụt.

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 2


III. Soạn bài Lũ lụt là gì, nguyên nhân và tác hại - Sau khi đọc:

 

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Dựa vào nhan đề của tác phẩm, ta có thể chia bài viết ra làm 3 phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến "trực tiếp tràn vào khu dân cư"): Dẫn dắt, giới thiệu và giải thích về hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến "gây nên nhiều thiên tai"): Trình bày những nguyên nhân gây nên hiện tượng lũ lụt.

+ Phần 3 (Còn lại): Trình bày những hậu quả, tác hại mà lũ lụt gây ra.

- Sơ đồ bố cục của văn bản "Lũ lụt là gì? - Nguyên nhân và tác hại":

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 3


Câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Người viết đã chọn những cách diễn giải và liệt kê để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản:

+ Diễn giải: Trong phần "Lũ lụt là gì?", người viết đã giải thích từng thành phần "lũ" và "lụt". Từ đó, giải thích, phân loại và tổng hợp chúng thành một định nghĩa chung nhất về hiện tượng "lũ lụt" - Giúp độc giả hiểu sâu hơn, đồng thời có cái nhìn tổng quát hơn về hiện tượng được nhắc tới.

+ Liệt kê: Trong phần "Nguyên nhân gây ra lũ lụt" và "Tác hại của lũ lụt", người viết đã triển khai các ý lớn theo một trình tự vô cùng logic, chặt chẽ. Từ đó, chia ra và giải thích lần lượt - Giúp người đọc nắm thông tin chi tiết một cách nhanh chóng và hệ thống hơn.


Câu 3 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Các nội dung được trình bày trong văn bản một cách lần lượt, có hệ thống. Những thông tin đưa ra cũng hết sức xác thực, bao gồm cả số liệu, hình ảnh minh chứng. Điều này đã giúp làm sáng tỏ được mục đích chính của văn bản: giới thiệu về hiện tượng lũ lụt và những nguyên nhân, tác hại của nó.


Câu 4 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Cách giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) của tác giả trong văn bản này vô cùng chi tiết. Người viết đã đi từ cụ thể đến khái quát, bóc tách nghĩ của từng từ "lũ" và "lụt" rồi mới tổng hợp, nêu lên định nghĩa chung để độc giả nắm được thông tin một cách tổng quát nhất.


Câu 5 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Từ văn bản, em thấy hiện tượng lũ lụt đã và đang là mối nguy hại lớn cho con người dù là trong hay ngoài nước. Ở Việt Nam, những trận bão lũ hàng năm tàn phá dải đất miền Trung, gây nên biết bao thiệt hại về người và của. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhân dân cũng như nền kinh tế địa phương, đất nước. Tương tự, rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng phải chịu ảnh hưởng từ lũ lụt. Vậy nên mỗi người đều cần tự nâng cao ý thức của bản thân, cộng đồng. Từ đó, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và lành mạnh hơn, hạn chế những hiện tượng thiên nhiên cực đoan xảy ra.

- Bản thân em muốn biết thêm những cách thức thực tế nhất để khắc phục được hiện tượng thiên nhiên tiêu cực này. Từ đó góp phần hạn chế, phòng tránh nó hiệu quả hơn.


Câu 6 trang 73 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Thông tin:

+ Một số trận lũ lụt nổi tiếng: Lũ lụt Trung Quốc năm 1931 (2.500.000 - 3.700.000 người chết); Lũ lụt Hoàng Hà năm 1887 (900.00 - 2.000.000 người chết) và năm 1938 (500.000 - 700.000 người chết) tại Trung Quốc; Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 tại Indonesia (230.000 người chết); Lũ St.Felix tại Hà Lan năm 1530 (hơn 100.000 người chết); Lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 tại Việt Nam (594 người chết và hơn 100.000 người bị thương)...

+ Một số quốc gia có đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và vùng đồng bằng rộng lớn có tỉ lệ dân số phải chịu rủi ro lũ lụt cao hơn: Hà Lan, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Ai Cập, Myanmar, Áo, Albania,...

+ Chuyên gia Jun Rentschler tại World Bank (Ngân hàng Thế giới) nhận xét: "Sau khi xem xét mức độ nghèo đói ở các cộng đồng dân cư có nguy cơ cao bị ngập lụt, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các quốc gia có thu nhập thấp chịu rủi ro lũ lụt cao hơn đồng thời dễ bị tổn thương hơn trước các tác động lâu dài".

+ Các nhà nghiên cứu chỉ ra phần lớn những người chịu ảnh hưởng của lũ lụt (khoảng 1,24 tỉ người) sống ở Nam Á và Đông Á, trong đó hơn 30% là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

- Hình ảnh:

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 4

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 5

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 6

soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu 7


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-lu-lut-la-gi-nguyen-nhan-va-tac-hai-ngu-van-lop-8-canh-dieu-76900n.aspx
Như vậy, chúng ta đã có được thêm kiến thức, thông tin về tình trạng lũ lụt tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Để khám phá nhiều hơn những tri thức về các hiện tượng tự nhiên, mời em tham khảo một số bài mẫu khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường; Soạn bài Nước biển dâng.

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Bài hát về mưa bão, lũ lụt
Soạn bài Điều không tính trước ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Từ khoá liên quan:

Soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai

, Soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngu van 8 canh dieu, Soan bai lu lut la gi nguyen nhan va tac hai ngan gon hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích đặc điểm nhân vật

    Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Ngữ văn 7 Cánh Diều

    Mỗi tác phẩm văn học chúng ta được tiếp xúc đều có vô số nhân vật được nhắc đến. Đây cũng là một phương diện giúp ta hiểu hơn về thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải. Dựa trên chủ đề này, Taimienphi.vn gửi đến các em một số mẫu Phân tích đặc điểm nhân vật, Ngữ văn 7 Cánh Diều. Bài viết sẽ giúp em định hướng cách làm dạng đề này sao cho phù hợp, chuẩn nhất theo chương trình mới.

Tin Mới