Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm

Bài Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm dưới đây sẽ giúp các em hiểu được thế nào là lòng dũng cảm, những biểu hiện và ý nghĩa của lòng dũng cảm với cuộc sống của con người. Các em hãy cùng tham khảo nhé.

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm

Mục lục bài viết:
1. Dàn ý
2. Bài mẫu số 1
3. Bài mẫu số 2
4. Bài mẫu số 3

nghi luan xa hoi 200 chu ve long dung cam

Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm


I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm (Chuẩn)

1. Mở bài

Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: Lòng dũng cảm trong cuộc sống của con người

2. Thân bài

- Giải thích:
+ "Dũng cảm" là không sợ hiểm nguy, khó khăn, dám đương đầu với những thách thức, nghịch cảnh để hướng đến những điều tốt đẹp.
+ Người có lòng dũng cảm sẽ không chùn bước trước những khó khăn, thất bại, họ sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước mà không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

- Vai trò của lòng dũng cảm:
+ Là nguồn động lực to lớn giúp con người mạnh mẽ, kiên cường vượt qua những khó khăn, chinh phục những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống.
+ Lòng dũng cảm không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sống mạnh mẽ mà còn rèn luyện bản lĩnh sống, sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
+ Lòng dũng cảm giúp con người tạo dựng những giá trị sống tốt đẹp
+ Lòng dũng cảm thôi thúc con người hành động, mang đến bản lĩnh và sự tự tin để để chiến thắng mọi khó khăn, thách thức.

- Phản đề:
+ Không có lòng dũng cảm sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược, luôn bị động trước những tác động của cuộc sống.
+ Cần phân biệt giữa lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, cố chấp hành động một cách mù quáng.

- Bài học:
+ Cố gắng rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp lòng dũng cảm, hướng đến hoàn thiện bản thân, trở thành những người có ích cho xã hội.
+ Sống mạnh mẽ, tự tin, dám đương đầu với những khó khăn.
+ Dám đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm


II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm


1. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm, mẫu 1 (Chuẩn)

Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Ngọc Mạnh cứu em bé rơi từ tầng 12 chung cư ở Hà Nội hay thiếu tá Nguyễn Văn Chung cứu hai em học sinh bị đuối nước ở Ninh Bình thời gian gần đây không chỉ gây xúc động mạnh mẽ cho cộng đồng mạng mà còn lan tỏa tấm gương về lòng dũng cảm. Trong cuộc sống, lòng dũng cảm không chỉ giúp cho con người vượt qua những thử thách mà còn có thể giúp đỡ, mang đến cơ hội cho người khác. Hiểu một cách đơn giản, dũng cảm là không sợ hiểm nguy, khó khăn, dám đương đầu với những thách thức, nghịch cảnh để hướng đến những điều tốt đẹp. Trong câu chuyện về hai người anh hùng kể trên, chúng ta có thể thấy họ không ngại hiểm nguy, thậm chí bất chấp cả an nguy của bản thân để mang đến cơ hội sống cho người khác. Điều đó thật đáng quý biết bao! Cuộc sống luôn tiềm ẩn những điều không mong muốn khiến cho con người e ngại, thậm chí chán nản mà từ bỏ những mục tiêu, ước mơ đề ra. Khi ấy, lòng dũng cảm sẽ là nguồn động lực to lớn giúp con người mạnh mẽ, kiên cường hơn để vượt qua tất cả, chiến thắng những giới hạn của bản thân và chinh phục những mục tiêu cao đẹp của cuộc sống. Trong mối quan hệ cộng đồng, lòng dũng cảm lại được thể hiện qua những hành động cụ thể và những hành động ấy có thể nâng đỡ, sẻ chia, mang đến những cơ hội mới cho những con người gặp phải hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Lòng dũng cảm xuất phát từ tình thương và bản lĩnh sống, nếu trong xã hội ai cũng có lòng dũng cảm chúng ta sẽ cùng nhau tạo nên được một xã hội vững mạnh, văn minh. Ngược lại, nếu con người hèn nhát, không dám đối diện với những khó khăn của bản thân, bỏ mặc đồng loại trong những lúc nguy cấp sẽ trở thành những con người vô cảm, lạnh lùng, không có tình thương. Lòng dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người, vì vậy mỗi chúng ta cần sống mạnh mẽ, dũng cảm, biết yêu thương, sẻ chia để hoàn thiện bản thân và lan tỏa nguồn năng lượng sống tích cực ấy đến mọi người.


2. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm, mẫu 2 (Chuẩn)

Trong nhật kí đời mình, Đặng Thùy Trâm từng viết "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Câu nói không chỉ đặt ra một vấn đề mang tính tất yếu của cuộc sống, đó là sự xuất hiện thường xuyên và bất ngờ của những khó khăn, thách thức mà còn khẳng định vai trò của bản lĩnh sống và lòng dũng cảm khi đương đầu với những nghịch cảnh. Lòng dũng cảm là sự gan dạ, kiên cường, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đối diện với những khó khăn để hướng đến thành công. Lòng dũng cảm tạo ra động lực sống mạnh mẽ để con người vượt qua những nỗi sợ hãi, e ngại, chinh phục hết được những khó khăn và gặt hái được những thành quả đáng tự hào. Người có lòng dũng cảm sẽ không chùn bước trước những khó khăn, thất bại, họ sẽ mạnh mẽ tiến lên phía trước mà không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Lòng dũng cảm không chỉ tạo ra nguồn năng lượng sống mạnh mẽ mà còn rèn luyện bản lĩnh sống, sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng dũng cảm con người sẽ luôn sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi; bị động trước những tình huống bất ngờ của cuộc sống, dễ dàng bỏ cuộc và khó có thể thành công. Lòng dũng cảm giúp con người tạo dựng những giá trị sống tốt đẹp, thế nhưng cũng cần phân biệt giữa lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, cố chấp hành động một cách mù quáng. Chúng ta, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần cố gắng rèn luyện năng lực và trí tuệ để bồi đắp lòng dũng cảm, hướng đến hoàn thiện bản thân, trở thành những người có ích cho xã hội.


3. Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm, mẫu 3 (Chuẩn)

Lòng dũng cảm phẩm chất đáng quý và cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhờ có tinh thần đoàn kết và lòng dũng cảm mà nhân dân ta đã đánh bại được những kẻ thù sừng sỏ nhất để bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Thế mới thấy lòng dũng cảm không chỉ giúp con người trở nên kiên cường, tôi rèn bản lĩnh sống mà còn tạo nên một nguồn sức mạnh to lớn có thể chiến thắng mọi nghịch cảnh, kẻ thù. Lòng dũng cảm là sự gan dạ, dũng cảm, không e sợ trước bất kì điều gì. Người có lòng dũng cảm sẽ luôn bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh, kể cả những tình huống hiểm nguy nhất. Khi có được sự bình tĩnh, có quyết tâm chinh phục thử thách, chúng ta sẽ huy động được toàn bộ sức mạnh của thể lực, trí tuệ để hoàn thành mục tiêu cuối cùng. Ngược lại, nếu chúng ta mãi e ngại những thách thức, gục ngã trước những thất bại thì mãi mãi chúng ta sẽ không thể chạm tay đến thành công. Khi ấy, chúng ta sẽ bị vây hãm trong chính nỗi sợ hãi của bản thân mà không thể vượt thoát. Lòng dũng cảm sẽ thôi thúc con người hành động, mang đến bản lĩnh và sự tự tin để để chiến thắng tất cả, cả những khó khăn của hoàn cảnh và những giới hạn của bản thân. Trong xã hội hiện đại đang phát triển và thay đổi từng ngày, lòng dũng cảm sẽ là "hành trang" không thể thiếu để con người chinh phục mọi mục tiêu, tạo ra những giá trị tốt đẹp và làm chủ cuộc sống của mình.

--------------HẾT--------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-long-dung-cam-65971n.aspx
Hi vọng rằng những bài Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng dũng cảm trên đây đã giúp các em hiểu được ý nghĩa của lòng dũng cảm với cuộc sống, thành công và hạnh phúc của con người. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm bài nghị luận viết về những phẩm chất tốt đẹp khác của con người như: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sức mạnh của lòng yêu thương, Nghị luận xã hội 200 chữ về lòng hiếu thảo, Nghị luận xã hội về lòng nhân hậu, Nghị luận xã hội về lòng tự trọng.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Nghị luận xã hội 200 chữ về bản lĩnh
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về khát vọng
Dàn ý nghị luận suy nghĩ về lòng dũng cảm
Nghị luận xã hội 200 chữ về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về vai trò của bình yên trong cuộc sống
Từ khoá liên quan:

nghi luan xa hoi 200 chu ve long dung cam

, viet doan van ve long dung cam, dan y doan van nghi luan xa hoi 200 chu ve long dung cam,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

    Hướng dẫn làm văn nghị luận xã hội hay

    Những bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ và hơn 200 chữ dưới đây đều là những quan điểm, suy nghĩ của người viết về các vấn đề xã hội quan trọng, cần đưa ra để bàn luận nhằm hỗ trợ các em học sinh trong việc hoàn thành các đề văn nghị luận xã hội đồng thời qua đó giúp nâng cao, mở rộng sự hiểu biết của các em đối với những vấn đề cần quan tâm hiện nay.

Tin Mới