Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng

"Nhớ đồng" là bài thơ đặc sắc được Tố Hữu viết trong hoàn cảnh khi bị thực dân Pháp bắt giam. Để hiểu hơn về ý nghĩa của bài thơ, các em có thể tham khảo bài Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc "nhớ đồng" trong bài thơ, Ngữ Văn 11, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc "nhớ đồng" trong bài thơ.

viet doan van ve moi lien he giua cac chi tiet hinh anh trong bai nho dong

Dàn bài và đoạn văn mẫu hay về bài thơ Nhớ đồng

Nội dung bài viết:
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.
  3. Bài mẫu số 3.
  4. Bài mẫu số 4.
  5. Bài mẫu số 5.

 

I. Gợi ý Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng

- Hình ảnh, chi tiết trong bài thơ:

+ "Ruồng tre, ô mạ xanh mơn mở, nương khoai ngọt sắn bùi, xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng,...

=> Tất cả những hình ảnh đó đều gợi nỗi nhớ quê da diết trong lòng Tố Hữu.

 

II. Bài mẫu Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng

 

1. Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng - mẫu số 1:

"Nhớ đồng" là bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh Tố Hữu đang bị bắt giam. Vậy nên những hình ảnh trong tác phẩm cũng gợi nhiều đến nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ về cuộc sống bên ngoài nhà tù. "Ruồng tre", "ô mạ xanh mơn mởn", "nương khoai ngọt sắn bùi" đều là những chi tiết thân quen nhất của quê hương, gắn với tâm trí của Tố Hữu. Tác giả còn nhớ "tiếng hò" - âm thanh thân thương. Trong hoàn cảnh lao tù, nhà thơ không ngừng nghĩ về "những bóng lưng cong xuống luống cày". Đó là bóng dáng của người mẹ với sự nhọc nhằn vất vả cả cuộc đời. Tất cả những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ đều đều nhằm bộc lộ nỗi nhớ quê tràn ngập trong lòng thi nhân. Đằng sau nỗi nhớ thương ấy là tình yêu yêu cuộc sống thiết tha và khao khát được tự do của người chiến sĩ cách mạng.

 

2. Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng - mẫu số 2:

Bài thơ "Nhớ đồng" thể hiện nỗi nhớ thương da diết của tác giả về quê hương. Các hình ảnh, chi tiết trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhau góp phần làm nổi bật tâm trạng của người tù cách mạng. Những cảnh sắc như "xóm nhà chìm lặng", "con đường mòn mỏi theo năm tháng" đều in hằn trong tâm trí thi nhân. Không chỉ nhớ về những cảnh vật quê hương mà nhà thơ còn nhớ về người mẹ chịu thương, chịu khó. Đặc biệt, hình ảnh "Cánh chim buồn nhớ gió mây" gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Tác giả cũng giống như cánh chim kia, đều ước ao được tự do. Qua đây, ta có thể thấy được tinh thần của Tố Hữu. Nhà tù thực dân Pháp có thể giam cầm được thân xác của người chiến sĩ nhưng không thể giam cầm được một tâm hồn yêu quê hương, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

 

3. Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng - mẫu số 3:

Trong hoàn cảnh lao tù, nhà thơ Tố Hữu đã bộc lộ những xúc cảm của mình rất rõ qua bài thơ "Nhớ đồng". Tác giả đã gợi nhớ đến hàng hoạt các hình ảnh gần gũi, quen thuộc của làng quê Việt. Các hình ảnh ấy đều góp phần thể hiện nỗi nhớ quê da diết của người chiến sĩ. Tác giả nhớ về những buổi trưa xuất hiện âm thanh của tiếng hò quê hương. Hay đó là nỗi nhớ về "đồng ruộng", "ô mạ", "người mẹ chịu khó". Chính tình cảm đó đã thôi thúc người tù nghĩ về những tháng ngày đi tìm chân lí. Vậy qua bài thơ, người đọc có thể thấy được nỗi nhớ quê khôn nguôi trong lòng tác giả. Điều đó khiến cho người đọc thêm cảm phục và thấu hiểu với những khó khăn mà người tù phải trải qua.

 lien he Tu ay voi Nho dong

Tuyển tập những bài văn mẫu hay nhất về tác phẩm Nhớ đồng

 

4. Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng - mẫu số 4:

Ở những câu đầu bài thơ "Nhớ đồng", Tố Hữu đã gợi nhắc đến những hình ảnh quen thuộc chốn thôn quê. Đó là "sương phủ bãi đồng", "ven sông", "xe lùa nước",... Tất cả những gì thân thương nhất như đang ùa về trong tâm trí thi nhân. Điều đó khiến cho người tù cách mạng càng thêm nhớ quê da diết. Vì nhớ nên Tố Hữu luôn mong mỏi "muốn thoát", "bước chẳng rời". Chính nỗi nhớ quê đã thôi thúc người chiến sĩ vượt thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại. Vậy những hình ảnh trong bài thơ đã giúp cho người đọc hiểu được những tâm tư, tình cảm của Tố Hữu. Đó là nỗi khát khao cháy bỏng được tự do của một người chiến sĩ yêu nước.

 

5. Viết đoạn văn về mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh trong bài Nhớ đồng - mẫu số 5:

Tố Hữu đã thể hiện sâu sắc những xúc cảm của mình qua bài thơ "Nhớ đồng". Đọc tác phẩm, độc giả có thể thấy được những chi tiết, hình ảnh quen thuộc gợi nhớ nỗi nhớ quê da diết. Vì yêu quê hương, đất nước mà Tố Hữu thêm tin, thêm lạc quan để vượt qua hoàn cảnh hiện tại. Nhà thơ mong ước được tự do, được vượt ra khỏi chốn lao tù này. Nhà tù thực dân không thể giam hãm được tinh thần của người chiến sĩ yêu nước. Vậy qua bài thơ "Nhớ đồng", độc giả không chỉ cảm nhận rõ nét tình yêu quê hương tha thiết của Tố Hữu mà còn thấy được tinh thần của người chiến sĩ cộng sản luôn khát khao được tự do.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-ve-moi-lien-he-giua-cac-chi-tiet-hinh-anh-trong-bai-nho-dong-76284n.aspx
Mong rằng bài mẫu chi tiết bên trên sẽ giúp các em có thêm định hướng khi làm bài. Mời các em tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 11 trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang, Viết đoạn văn về hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong Con đường mùa đông; Phân tích một đoạn trích trong Truyện Kiều....

Tác giả: Quỳnh Búp Bê     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Từ khoá liên quan:

Viet doan van ve moi lien he giua cac chi tiet hinh anh trong bai Nho dong

, nhan vat tru tinh trong bai Nho dong, lien he Tu ay voi Nho dong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Câu nói hay về tháng 12, STT và Caoption ý nghĩa nhất

    Tháng cuối cùng của năm đã đến, mang theo những dư âm của niềm vui, sự tiếc nuối và cả những khát khao. Hãy để những câu nói hay về tháng 12 truyền