Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà

Chiến tranh đi qua để lại rất nhiều mất mát và chia li. Cùng tìm hiểu về nỗi đau hậu chiến qua đề Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà, Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì II dưới đây.

Đề bài: Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương.

viet bai van bieu cam ve hinh anh di bay trong tan van nguoi ngoi doi truoc hien nha

Dàn ý và bài văn mẫu Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà hay nhất
 

I. Dàn ý biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà:

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ấn tượng chung về nhân vật dì Bảy trong truyện.
2. Thân bài:
* Tóm tắt câu chuyện về cuộc đời nhân vật dì Bảy:
- Cuộc đời của nhân vật dì Bảy được quan sát, nhìn nhận thông qua điểm nhìn của nhân vật "tôi". Dì Bảy và dượng mới lấy nhau được một tháng thì phải rơi vào cảnh li tán khi dượng Bảy ra Bắc tập kết. Rất lâu sau, dì nhận được tin dượng Bảy đã hi sinh ở chiến trường. Lúc này, dì vẫn giữ thói quen cũ, ngồi trước hiên nhà và nhìn ra mặt đường như ngóng trông, chờ đợi dượng trở về. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh người đàn bà 80 tuổi đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, tỉnh Quảng Ngãi.
* Trình bày cảm xúc, tình cảm trước sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy:
- Dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để dượng Bảy an tâm chiến đấu.
- Dì Bảy là một người vợ sắt son, chung thủy:
+ Luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về.
+ Dù có nhiều người ngỏ ý, dạm hỏi nhưng dì nhất quyết không đồng ý, chờ ngày đoàn tụ với dượng.
+ Mỗi ngày, dì thường ngồi ngoài hiên nhìn ra con ngõ đợi chồng.
+ Khi nghe tin dượng mất, dì quyết tâm sống độc thân, không đi tìm hạnh phúc riêng mình mà sống cuộc đời lẻ loi, một mình, lầm lũi với những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa.
* Trình bày suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy:
- Sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ trong các cuộc chiến thật sự đáng được mọi người trân trọng:
+ Họ đã nuốt nước mắt vào trong, hi sinh hạnh phúc của bản thân vì nghĩa lớn, vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc.
+ Mặc dù biết trước người chồng, người con của mình có thể bỏ mạng nơi chiến trường nhưng họ vẫn chấp nhận, vận động, tiễn chồng, con ra trận.
- Trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy:
+ Những người phụ nữ như dì Bảy đáng được trân trọng, tôn vinh.
+ Các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể cần có những hành động thiết thực, quan tâm, động viên những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng.
3. Kết bài:
- Khẳng định suy nghĩ của bản thân.
- Rút ra bài học của cá nhân sau khi đọc văn bản.

van ban nguoi ngoi doi truoc hien nha

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà của học sinh giỏi đạt điểm cao
 

II. Bài mẫu Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà tham khảo:
 

1. Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà - mẫu số 1:

Hậu chiến vẫn luôn là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Đào sâu vào những nỗi đau, mất mát kể từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã viết nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Văn bản đã đem đến cho em những rung cảm, suy tư về sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ mà nổi bật là hình ảnh dì Bảy.

Tác phẩm được kể qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" về nhân vật dì Bảy. Câu chuyện của vợ chồng dì Bảy ẩn chứa đầy những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Có thể nói, dì Bảy là một người phụ nữ rất đỗi chung thủy, sắt son. Kể từ ngày dượng Bảy xa nhà đi chiến đấu, dì luôn cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dì không màng đến hạnh phúc của bản thân, chấp nhận hi sinh để chồng an tâm làm nhiệm vụ. Mặc dù ở nhà có người ngỏ ý nhưng dì kiên quyết không chấp nhận, luôn có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về "Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về". Không những thế, dì vẫn luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà nhìn ra con ngõ, "nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân". Có lẽ, trong dáng ngồi thầm lặng với ánh mắt xa xăm ấy là cả một sự buồn tủi, ngóng trông, xen lẫn những niềm hi vọng le lói. Và người đàn bà ấy vẫn một lòng trung trinh, "thủ tiết" đến hết đời. Ngay cả khi biết tin dượng Bảy qua đời, dì vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa. Dì lầm lũi một mình, chăm mẹ già yếu trong ngôi nhà, "tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mười mấy năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng". Hòa bình lập lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà, ở đâu đó giữa thế gian này vẫn còn một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn đang ấp ôm những kỉ niệm xưa cũ với người chồng đã chết, vẫn lẻ loi, lủi thủi giữa cõi đời. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai nấy đều phải thương cảm, xót xa.

Có thể nói, văn bản đã phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh và ca ngợi những người phụ nữ như dì Bảy. Đối với em, những người phụ nữ như dì Bảy rất đáng được trân trọng, tôn vinh. Dì Bảy đã nhận phần thiệt về mình, sống một cuộc đời cô quạnh, lặng thinh. Và biết bao người phụ nữ như dì Bảy, những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng vẫn đang hàng ngày mong nhớ chồng, con. Họ phải nếm trải nỗi đau của sự li tán và gặm nhấm chúng cho tới lúc chết. Hòa bình, độc lập ngày hôm nay nhờ vào một phần công lao rất lớn của họ. Chính vì vậy, là một học sinh, em nhận thấy mình cần phải biết ơn, tôn trọng những người phụ nữ như thế. Đồng thời, học tập theo những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của họ. Bởi họ chính là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ, con người Việt Nam.

Với ngòi bút tinh tế, tác giả Huỳnh Như Phương đã để lại cho em niềm cảm thương, rung động sâu sắc với số phận của nhân vật dì Bảy. Sự hi sinh cao cả cùng tấm lòng thủy chung, son sắt của nhân vật sẽ luôn là điểm sáng để độc giả yêu mến, noi theo.
 

2. Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà - mẫu số 2:

Nếu như sử học đem đến cho chúng ta hiểu biết về thời gian, sự kiện của những cuộc chiến thì văn học lại mang tới những khía cạnh khác của chiến tranh. Văn học đào sâu vào số phận của dân tộc, cá nhân và có sức lay động mãnh liệt đối với lòng người. Là một tác giả trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Huỳnh Như Phương đã sáng tác nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Hình ảnh dì Bảy trong câu chuyện vẫn luôn để lại cho em nỗi ám ảnh, xót thương về số phận của người phụ nữ trong và sau cuộc chiến.

Cuộc đời của nhân vật dì Bảy được quan sát, nhìn nhận thông qua điểm nhìn của nhân vật "tôi". Dì Bảy và dượng mới lấy nhau được một tháng thì phải rơi vào li tán khi dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Rất lâu sau, dì nhận được tin dượng Bảy đã hi sinh ở chiến trường. Lúc này, dì vẫn giữ thói quen cũ, ngồi trước hiên nhà và nhìn ra mặt đường như ngóng trông, chờ đợi dượng trở về. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh người đàn bà 80 tuổi đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, tỉnh Quảng Ngãi.

Một người đàn bà như dì Bảy thật đáng để chúng ta cảm phục, noi gương. Dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để dượng Bảy an tâm chiến đấu. Không những vậy, dì Bảy còn là một người vợ sắt son, thủy chung. Dì luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về "Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường". Dù có nhiều người ngỏ ý, dạm hỏi nhưng dì nhất quyết không đồng ý, chờ ngày đoàn tụ với dượng "Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.". Mỗi ngày, dì thường ngồi ngoài hiên nhìn ra con ngõ đợi chồng. Khi nghe tin dượng mất, dì quyết tâm sống độc thân, không đi tìm hạnh phúc riêng mình mà sống cuộc đời lẻ loi, một mình, lầm lũi với những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa. Hình ảnh người đàn bà ngồi trước hiên được lặp lại hai lần, một lần lúc trẻ và một lần về già đã khắc sâu hơn vào nỗi buồn ấy, khiến bất cứ ai cũng phải xót thương. Đó là một sự hi sinh vô cùng cao cả, thầm lặng mà những người phụ nữ như dì Bảy đã làm cho dân tộc Việt Nam.

Rõ ràng, số phận của dì Bảy cũng giống biết bao thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Sự hi sinh thầm lặng trong các cuộc chiến ấy thật sự đáng được mọi người trân trọng. Họ đã nuốt nước mắt vào trong, hi sinh hạnh phúc bản thân vì nghĩa lớn, vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Mặc dù biết trước người chồng, người con có thể bỏ mạng nơi chiến trường nhưng họ vẫn chấp nhận, vận động, tiễn chồng, con ra trận. Để có được cuộc sống yên bình, ấm no ngày hôm nay, không chỉ có sự hi sinh xương máu của những người lính mà còn là công lao to lớn, biển trời của những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết ơn, chia sẻ với những nỗi đau, mất mát mà họ phải gánh chịu. Xã hội cũng cần chung tay san sẻ, giúp đỡ những người phụ nữ ấy. Đặc biệt, các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể cần có hành động thiết thực, quan tâm, động viên những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng.

Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tác giả Như Phương đã xây dựng nên nhân vật dì Bảy với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Dì Bảy là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam hồn hậu, chung thủy, kiên cường. Nhân vật đã để lại cho em niềm cảm phục, ấn tượng sâu đậm.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-bai-van-bieu-cam-ve-hinh-anh-di-bay-trong-tan-van-nguoi-ngoi-doi-truoc-hien-nha-74762n.aspx
Ngày nay, những người phụ nữ như dì Bảy vẫn còn trong cuộc sống. Những nỗi đau, mất mát vẫn âm ỉ trong trái tim họ. Chính vì vậy, các em hãy thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng nhé! Cùng tham khảo thêm một số bài văn mẫu lớp 7 trong chương trình Ngữ văn 7 Cánh Diều như:
- Viết bài văn biểu cảm về hiện tượng săn bắn các loài chim trời
- Viết bài văn biểu cảm về sự việc 10 năm cõng bạn đi học

Tác giả: Phí Quỳnh Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Cảm nhận về bài thơ Muốn làm thằng Cuội
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Tả cụ già ngồi câu cá
Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết - Dì
Em hãy viết một đoạn văn tả mẹ em đang nấu cơm
Từ khoá liên quan:

Viet bai van bieu cam ve hinh anh di Bay trong tan van Nguoi ngoi doi truoc hien nha

, dan y Viet bai van bieu cam ve hinh anh di Bay trong tan van Nguoi ngoi doi truoc hien nha, Bai van mau Viet bai van bieu cam ve hinh anh di Bay trong tan van Nguoi ngoi doi truoc hien nha hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

    Văn biểu cảm lớp 7

    Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc là đề văn thuộc chương trình Ngữ văn 7. Đây là dạng đề mở để em có thể tùy ý lựa chọn các sự việc như: lễ khai giảng, lễ đón giao thừa, một lỗi lầm em đã gây ra, các sự việc được đăng lên sách báo,... để biểu cảm. Thông qua đó, em sẽ được rèn luyện khả năng viết bài văn. Mời em tham khảo một vài mẫu sau đây của Taimienphi.vn biên soạn nhé!

Tin Mới