Bản cập nhật Ubuntu 18.04 LTS "Bionic Beaver" hứa hẹn sẽ mang đến một loạt các tính năng mới cho máy tính Linux. Nếu đang băn khoăn không biết liệu Ubuntu 18.04 có gì mới? Có nên cập nhật Ubuntu 18.04 hay không? Câu trả lời sẽ có cho bạn trong bài viết dưới đây của Taimienphi.vn
Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Ubuntu 18.04 có gì mới? Có nên cập nhật hay không? Bạn đọc tham khảo tiếp nội dung trong bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.
Ubuntu 18.04 có gì mới? Có nên cập nhật
Bản cập nhật Ubuntu 18.04 LTS
Dự kiến bản cập nhật Ubuntu 18.04 sẽ được phát hành vào tháng 4/2018. Theo đó Ubuntu 18.04 có tên mã là "Bionic Beaver", là phiên bản quan trọng cho hệ điều hành Linux phổ biến.
Các phiên bản Ubuntu LTS được phát hành 2 năm 1 lần, và Ubuntu 18.04 được phát hành đầu tiên kể từ năm 2016. Bản phát hành Long Term Support được các nhà phát triển Ubuntu, Canonical hỗ trợ trong vòng 5 năm. Tức là người dùng Ubuntu 18.04 LTS sẽ được hỗ trợ cho đến năm 2023.
Một lưu ý nhỏ về quy ước đặt tên: sở dĩ được gọi là Ubuntu 18.04 là do bản cập nhật được phát hành vào tháng 4/2018. Chúng ta có thể hy vọng không có sự lặp lại nào trong bản cập nhật không phải LTS được phát hành vào cuối năm nay, hay còn được gọi là Ubuntu 18.10. Hàng năm, đúng chu kỳ 6 tháng 1 lần, bản cập nhật Ubuntu được phát hành vào tháng 4 và tháng 10.
Vậy Ubuntu 18.04 có gì mới? Có nên cập nhật Ubuntu 18.04 hay không?
Dưới đây là một số lý do nên cập nhật Ubuntu 18.04:
1. Cải tiến bảo mật
Trước hết, các bản cập nhật Ubuntu bao gồm các bản vá lỗi và bản vá bảo mật mới nhất, nó có thể là các bản vá hệ điều hành, driver hoặc thậm chí là phần cứng cơ bản (trong trường hợp các lỗi bảo mật Meltdown và Spectre).
Các bản cập nhật ở đây đều đúng với tất cả các hệ điều hành, dù là Linux, Windows hay macOS. Cập nhật thường xuyên để cải thiện tính bảo mật cho thiết bị của bạn. Đó là lý do tại sao người dùng Windows XP được khuyến cáo nâng cấp các phiên bản mới hoặc chuyển sang sử dụng Linux.
Tuy nhiên có một mối quan tâm về bảo mật tiềm ẩn mà bạn nên biết. Với Ubuntu 18.04 LTS, Canonical dự định sẽ thu thập dữ liệu từ máy tính người dùng. Tuy nhiên không có thứ gì có thể nhận dạng được các dữ liệu cá nhân này. Thay vào đó, người dùng cần thiết lập các phần cứng của máy tính, phiên bản Ubuntu mà họ đang chạy, vị trí của họ (dựa trên lựa chọn của người dùng khi thiết lập Ubuntu) và một số tùy chọn khác.
Điều quan trọng là người dùng có thể lựa chọn tham gia thu thập dữ liệu hoặc không. Nếu nâng cấp từ phiên bản Ubuntu trước đó, bạn cũng có thể chọn tham gia.
2. GNOME được bổ sung trong bản phát hành LTS
Thông tin được quan tâm nhiều nhất trong bản phát hành LTS có lẽ là GNOME 3.28. Kể từ khi thay thế Unity trong Ubuntu 17.10 (mặc dù Unity không hoàn toàn đã chết) GNOME trở thành môi trường làm việc mặc định trên Ubuntu.
Tất nhiên không chỉ có riêng GNOME. Một số môi trường máy tính Ubuntu khác có sẵn như MATE.
GNOME trên Ubuntu 18.04 LTS đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của GNOME 3.0 tùy biến trên bản phát hành hỗ trợ dài hạn. Và đó là lý do tuyệt vời để nâng cấp lên phiên bản Ubuntu 18.04.
3. Bộ icon mới
Dự án icon mã nguồn mở Suru được tích hợp trong Ubuntu 18.04. Ban đầu các icon này được bổ sung trong hệ điều hành di động Ubuntu Touch bị bỏ rơi (hiện đang được UBPorts.com quản lý).
Trên trang Suru, biểu tượng ứng dụng cho thiết bị di động gốc đã được định hướng lại để tạo theme cho GNOME. Các biểu tượng loại file và thư mục đã được thêm vào, dựa trên các biểu tượng Suru chưa được phát hành. Thêm một bộ icon hoàn chỉnh được tạo ra, với nhiều biểu tượng dựa trên các biểu tượng hệ thống ban đầu của Suru".
4. Biểu tượng cảm xúc nhiều màu sắc
Đen và trắng là 2 màu chủ đạo cho các biểu tượng cảm xúc (emoji) trên Ubuntu. Và đây cũng là một điểm hạn chế của bản phân phối này. Tuy nhiên bắt đầu kể từ Ubuntu 18.04 LTS được bổ sung thêm các biểu tượng cảm xúc nhiều màu sắc mới. Vì vậy nâng cấp máy tính của bạn lên Ubuntu 18.04 LTS để được trải nghiệm bộ biểu tượng cảm xúc đầy màu sắc mới.
Các biểu tượng cảm xúc mà bạn tìm thấy trong Ubuntu 18.04 LTS là các biểu tượng cảm xúc mã nguồn mở giống như các biểu tượng cảm xúc tìm thấy trên Android.
5. Kernel Linux mới
Kernel được xem là trung tâm của các hệ điều hành dựa trên Linux. Về cơ bản, Kernel là thành phần của phần cứng của hệ điều hành.
Ban đầu Ubuntu 18.04 LTS dự kiến được bổ sung Linux Kernel v4.14. Tuy nhiên nhiều khả năng cũng có thể Ubuntu 18.04 LTS sẽ được bổ sung Linux Kernel v4.15 chứ không phải v4.14 nữa.
6. Các tính năng và ứng dụng mặc định có nguồn gốc từ cộng đồng
Ngoài các tính năng trên, Ubuntu 18.04 LTS còn được bổ sung tập hợp các tính năng và ứng dụng có nguồn gốc của cộng đồng. Được công bố vào hồi tháng 4/2017, sau lời kêu gọi đã góp phần cải thiện hỗ trợ cho GPU NVIDIA, hỗ trợ cử chỉ touchpad và triển khai BlueZ để cải thiện chức năng Bluetooth.
Chưa hết, các ứng dụng cũng được đề xuất với một số lựa chọn rõ ràng như Mozilla Firefox và LibreOffice, Kdenlive và GNOME Calendar cũng được liệt kê trong danh sách.
Tuy nhiên, các công cụ này sẽ không có sẵn trong hệ điều hành theo mặc định. Thay vào đó, người dùng sẽ có tùy chọn cài đặt các ứng dụng này khi họ cài đặt Ubuntu.
7. Sử dụng máy chủ hiển thị Xorg
Ubuntu đã trải qua một thời kỳ đầy khó khăn, với sự rút lui của các biến thể di động và sự kết thúc của Unity. Một trong những cột mốc quan trọng nhất của hệ điều hành này là chuyển sang máy chủ hiển thị Wayland trong Ubuntu 17.10.
Trong khi Waylan được dự kiến là máy chủ hiển thị trong tương lai, tuy nhiên việc thiếu hỗ trợ ứng dụng cho Wayland khiến người dùng phải quay trở lại sử dụng Xorg.
Kết quả là Xorg được khôi phục lại trong Ubuntu 18.04 LTS, và được sử dụng như máy chủ hiển thị mặc định. Tuy nhiên nếu muốn người dùng có thể chuyển về màn hình hiển thị Wayland bằng cách sử dụng biểu tượng hình răng cưa trên màn hình đăng nhập.
https://thuthuat.taimienphi.vn/ubuntu-18-04-co-gi-moi-co-nen-cap-nhat-34421n.aspx
Nếu đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi Ubuntu 18.04 có gì mới? Có nên cập nhật. Hy vọng sau bài viết trên của Taimienphi.vn, bạn đã tìm ra được câu trả lời cho mình nhé. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm cài đặt hay sử dụng Ubuntu, bạn có thể cài Ubuntu trong VMWare, cài đặt Ubuntu trên máy ảo VMware để thử trải nghiệm hệ điều hành tuyệt vời này nhé.