Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc

Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu cho đề Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã học, Ngữ văn 6, Kết nối tri thức, học kì II. Em hãy tham khảo để biết cách triển khai các ý trong bài làm, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết.

Đề bài: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc.

trinh bay y kien ve hien tuong doi song goi ra tu cuon sach da doc

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc hay nhất
 

A. Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
 

I. Dàn ý

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: hiện tượng bắt nạt.
2. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề:
- Bắt nạt là việc cá nhân cậy vào quyền thế, sức mạnh để dọa nạt, ăn hiếp ai đó.
- Người xưa thường dùng câu nói "ma mới bắt nạt ma cũ" để ám chỉ tệ nạn này.
b. Phân tích, bình luận vấn đề:
- Bắt nạt không còn là hiện tượng mới mẻ trong xã hội hiện nay mà trở nên vô cùng phổ biến.
- Bắt nạt có thể xảy ra ở mọi tình huống, mọi môi trường sống và để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc.
-> Đây là một tệ nạn tiêu cực, cần phải gạt bỏ ngay từ bây giờ.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần có suy nghĩ, nhận thức đúng đắn; đồng thời tích cực trau dồi lối sống, tác phong chuẩn mực, tốt đẹp.
- Hãy mạnh mẽ lên án, phê phán những cá nhân có hành vi bắt nạt, gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của người khác.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
 

II. Bài viết Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc tham khảo

"Dế mèn phiêu lưu kí" là một tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Khi đọc truyện này, em vô cùng ấn tượng với trích đoạn "Bài học đường đời đầu tiên". Hình ảnh Dế Mèn kiêu ngạo, ngông cuồng, gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt đã khiến em không ngừng suy nghĩ về hiện tượng bắt nạt trong cuộc sống.
Trước hết, Dế Mèn nhận mình là tợn lắm "Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm". Chính bởi thế, Dế Mèn tự cho mình cái quyền được nạt dọa các con vật khác "tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ [...] Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên". Có thể thấy, những hành động của nhân vật này chính là biểu hiện sắc nét về hiện tượng bắt nạt.
Vậy, theo các bạn, thế nào là bắt nạt? Theo tôi, bắt nạt là việc một cá nhân cậy vào quyền thế, sức mạnh để dọa nạt, ăn hiếp ai đó. Để ám chỉ tệ nạn này, người xưa thường sử dụng câu nói "ma mới bắt nạt ma cũ".
Ngày nay, bắt nạt không còn là hiện tượng mới mẻ trong xã hội mà trở nên vô cùng phổ biến. Trong mọi tình huống, mọi môi trường sống, chúng ta dễ dàng bắt gặp vấn nạn tiêu cực ấy. Một số người thường cậy vào địa vị bản thân, thời gian gắn bó lâu năm để ăn hiếp người mới. Hoặc có cá nhân dùng lời lẽ khó nghe, hành vi bạo lực tấn công đối phương. Điều này đã để lại rất nhiều hậu quả. Người bị bắt nạt dễ bị tổn thương về thể chất, mang trong mình bóng ma tâm lí. Thậm chí, nạn nhân có thể mắc các bệnh như: trầm cảm, u uất,... Đây là điều mà không ai mong muốn xảy đến.
Bên cạnh những con người "cậy mạnh hiếp yếu", vẫn còn vô vàn người tốt bụng và thiện lương. Họ mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết, sự sẻ chia, đồng cảm, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Đồng thời, luôn thân thiện, hòa đồng, không có hành động kì thị hay xa lánh người yếu thế, kém may mắn.
Để xã hội trở nên tốt đẹp, văn minh, chúng ta cần loại bỏ tệ nạn bắt nạt ngay từ bây giờ. Mỗi người phải có suy nghĩ, nhận thức đúng đắn; tích cực trau dồi lối sống, tác phong chuẩn mực. Ngoài ra, hãy mạnh mẽ lên án, phê phán những cá nhân có hành vi bắt nạt, gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của người khác.
"Dế Mèn phiêu lưu kí" không chỉ giúp em mở rộng hiểu biết về thế giới loài vật phong phú, đa dạng mà còn mang đến nhiều bài học bổ ích, ý nghĩa. Đó là việc sống yêu thương, đoàn kết, biết cho đi để nhận lại thay vì bắt nạt một ai đó. Từ đây, em luôn nhắc nhở bản thân phải sống đẹp, sống đúng như những thông điệp mà cuốn sách truyền tải.
 

B. Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Cô bé bán diêm (Han Cri-xti-an An-đéc-xen)
 

I. Dàn ý

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành.
2. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề:
- Bạo hành trẻ em: dùng những lời nói, hành động tiêu cực, tác động đến thể chất và tinh thần của trẻ em.
b. Phân tích, bình luận vấn đề:
- Tình trạng bạo lực trẻ em vẫn còn phổ biến ở nước ta.
- Nhiều gia đình, phụ huynh sử dụng bạo lực để "giáo dục" hoặc trừng phạt con cái.
- Các hành vi bạo hành đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Người lớn cần tự nhận thức được lời nói, hành vi của chính mình, không nên giải quyết vấn đề bằng vũ lực. Hãy lắng nghe, trò chuyện và tâm sự với con cái nhiều hơn.
- Cần báo ngay cho các cơ quan có thẩm quyền khi thấy trẻ nằm trong nguy cơ bị bạo hành, ngược đãi.
- Cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

Trinh bay y kien ve mot van de trong doi song duoc goi ra tu cuon sach da doc

Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống được gợi ra từ một cuốn sách đã đọc
 

II. Bài viết Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc tham khảo

Nhắc đến nhà văn người Đan Mạch Han Cri-xti-an An-đéc-xen, em lại nhớ tới tác phẩm quen thuộc mang tên "Cô bé bán diêm". Truyện đã để lại cho em niềm xót thương sâu sắc về tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé vào đêm giao thừa. Đồng thời, khơi gợi trong em những suy tư trước vấn đề: bảo vệ trẻ em trước nạn bạo hành.

Đêm tối giá lạnh, tuyết rơi đầy trời, mọi người hối hả đi lại trên con đường trắng xóa. Ai cũng nhanh chóng trở về tổ ấm, duy chỉ có em bé bán diêm "ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà" và hứng chịu cái buốt lạnh, khắc nghiệt của mùa đông. Em bé không dám về nhà bởi "nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em". Như vậy, chính điều này đã gián tiếp đẩy em bé đến cái chết thương tâm.

Chỉ với một chi tiết nhỏ, nhà văn An-đéc-xen khéo léo gợi lên hiện tượng xấu xí tồn tại trong xã hội từ rất lâu: bạo hành trẻ em. Đây là việc một cá nhân nào đó dùng những lời nói, hành động tiêu cực tác động đến thể chất, tinh thần trẻ nhỏ. Thật không khó để bắt gặp vấn nạn nan giải này trong cuộc sống hiện nay. Hàng giờ, hàng ngày, báo chí, phương tiện đại chúng thường đưa tin trẻ nhỏ bị bạo hành ngay tại gia đình, bị sử dụng như một công cụ để mưu sinh, kiếm sống cho các đối tượng xấu.

Theo UNICEF, tình trạng bạo lực trẻ em ở nước ta vẫn còn phổ biến "68,4% trẻ em trong độ tuổi 1 - 14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình". Đây hoàn toàn là những con số biết nói, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc bảo vệ trẻ em. Dù nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật nhằm ngăn chặn vấn nạn bạo lực nhưng nhiều bậc phụ huynh, cha mẹ vẫn bất chấp luật lệ, tiếp tục dùng sức mạnh để "giáo dục", trừng phạt con cái. Từ đây, vô vàn hậu quả đáng buồn đã xảy đến. Trẻ bị tổn thương nặng về sức khỏe, thể chất. Thậm chí, gây nên những rối loạn tinh thần, để lại bóng ma tâm lí đeo bám đến hết cuộc đời.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta nên chung tay loại trừ, xóa bỏ hiện tượng bạo hành trẻ nhỏ. Người lớn cần tự nhận thức được lời nói, hành vi của chính mình, không nên giải quyết vấn đề bằng vũ lực. Các bậc phụ huynh hãy thường xuyên trò chuyện, lắng nghe và tâm sự để thấu hiểu nguyện vọng, mong muốn của con cái. Khi thấy trẻ nằm trong nguy cơ bị bạo hành, mỗi người cần báo ngay cho cơ quan, ban ngành có thẩm quyền. Hãy cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh - nơi mà trẻ được thỏa sức vui chơi, học tập.

Mặc dù không khai thác quá nhiều về bạo hành trẻ em nhưng nhà văn An-đéc-xen đã rất thành công trong việc gửi gắm, nhắn nhủ tới bạn đọc những thông điệp nhân văn thông qua "Cô bé bán diêm". Mong rằng, tất cả trẻ em trên thế giới sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp, đầy ắp tiếng cười.

 

C. Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Bài tập làm văn (Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê)
 

I. Dàn ý

1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: lối sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
2. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề:
- Lối sống ỷ lại: thường không chủ động giải quyết các vấn đề cá nhân mà luôn trông mong, chờ đợi người khác giúp đỡ hoặc làm giùm..
b. Phân tích, bình luận vấn đề: phê phán lối sống tiêu cực này.
- Ỷ lại, dựa dẫm khiến con người trở nên thụt lùi, không thể phát triển bản thân, từ đó dễ bị xã hội đào thải.
- Ỷ lại, dựa dẫm làm cuộc sống ngày một thụ động, trì trệ.
- Sống ỷ lại sẽ ảnh hưởng tới mọi người xung quanh
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi cá nhân cần rèn luyện, bồi dưỡng lối sống chủ động, tích cực, không nên ỷ lại vào bất kì ai.
- Hãy tận dụng hết khả năng của bản thân để giải quyết các vấn đề nan giải. Nếu thực sự quá khó khăn thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
 

II. Bài viết tham khảo Trình bày ý kiến về hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách đã đọc

"Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" là tác phẩm em vô cùng yêu thích. Hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã gửi gắm rất nhiều bài học ý nghĩa, thông điệp nhân văn qua cuốn sách này. Trong đó, có đề cập đến việc sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Đây là một thói quen, hiện tượng xấu, cần phải sớm thay đổi và từ bỏ.

Trong trích đoạn "Bài tập làm văn", nhân vật "tôi" luôn tin tưởng vào bố của mình "Bố thật sự là rất khá". Vì thế, cậu bé thường đợi bố tan làm rồi nhờ bố giúp bản thân làm bài tập. Chuyện chẳng có gì đáng nói cho đến khi ông hàng xóm ghé chơi và tranh luận cùng người bố về đề văn. Nhìn tình cảnh như vậy, "tôi" đã "hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình". Sau cùng, "tôi" đạt kết quả cao và được cô giáo khen "Bài viết rất cá tính, đề tài độc đáo". Từ câu chuyện này, em nhận ra vẫn còn vô vàn cá nhân thường xuyên trông chờ, ỷ lại vào người khác. Đây là một thói quen không tốt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới con người.

Người có lối sống ỷ lại thường không chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân mà luôn trông mong, chờ đợi người khác giúp đỡ hoặc làm giùm. Họ sống buông thả, không có trách nhiệm với mọi chuyện xung quanh.

Ngày nay, xã hội phát triển không ngừng, con người phải nỗ lực học hỏi để thích ứng với sự thay đổi của nhân loại. Nếu chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại thì chúng ta sẽ giống như những "kí sinh trùng" - sống bám vào sinh vật khác. Từ đó, biến chính mình trở thành kẻ đi lùi, bị động, không thể tự hoàn thành công việc dù là đơn giản nhất. Dần dần, bản thân không những không có sự phát triển mà còn bị xã hội đào thải. Ngoài ra, việc sống ỷ lại, dựa dẫm sẽ làm cuộc sống ngày một thụ động, trì trệ. Đồng thời, gây ảnh hưởng lớn tới mọi người xung quanh. Không ai có thể mãi ở bên cạnh để giải quyết khó khăn giúp chúng ta. Cách tốt nhất là hãy tự suy nghĩ, tự sáng tạo và tự mình làm cho đạt được kết quả tốt.

Từng giây từng phút, thế giới đã và đang có vô vàn đổi thay. Là một công dân trong thời đại 4.0, mỗi người cần rèn luyện, bồi dưỡng lối sống chủ động, tích cực, không nên ỷ lại vào bất kì ai. Giống như nhân vật "tôi" kia, cậu bé đã tự làm bài tập về nhà. Nhờ đó, "tôi" đạt được điểm số cao. Đây chính là kết quả phản ánh đúng thực lực của cậu bé. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ tận dụng hết khả năng bản thân để giải quyết, hoàn thành các vấn đề nan giải. Khi thực sự quá khó khăn thì mới nhờ đến sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.

Từ những câu chuyện dung dị, đời thường, hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã thành công trong việc truyền tải bài học ý nghĩa, sâu sắc tới các độc giả nhí toàn thế giới. "Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" sẽ mãi là cuốn sách được đặt ở vị trí nổi bật trên giá sách của em.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/trinh-bay-y-kien-ve-hien-tuong-doi-song-goi-ra-tu-cuon-sach-da-doc-74875n.aspx
Khi viết, em cần giới thiệu sách và hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra. Tiếp đến, em hãy nêu ý kiến về hiện tượng đó. Ngoài nội dung trên đây, Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 6 hay khác như:Đoạn văn giới thiệu về một cảnh thiên nhiên yêu thíchNói và nghe: Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 6 Cánh Diều, Bài văn thuật lại một sự kiện (lễ hội) từng tham dự hoặc chứng kiếnĐoạn văn với chủ đề: Sách là để "lần giở trước đèn"....

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Trinh bay y kien ve hien tuong doi song goi ra tu cuon sach da doc

, Viet bai van trinh bay y kien ve mot hien tuong doi song duoc goi ra tu cuon sach da doc, Trinh bay y kien ve mot van de trong doi song duoc goi ra tu cuon sach da doc hay nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới