Bài viết chia sẻ cách xử lý tình huống sư phạm học sinh không nghe lời, giúp các thầy cô giáo có thêm kinh nghiệm để giải quyết vấn đề khi nói mà học sinh cãi, không nghe lời. Thông qua cách ứng xử khéo léo, chân thành, bạn sẽ giúp học sinh của mình hiểu rằng đó là hành vi không đúng đắn và cần phải rút kinh nghiệm sửa đổi
Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực giảng dạy và gặp phải tình huống sư phạm học sinh không nghe lời thì bài viết này của Taimienphi.vn sẽ rất hữu ích với bạn
Hướng dẫn cách giải quyết tình huống học sinh không nghe lời
Tình huống sư phạm học sinh không nghe lời và cách giải quyết
1. Tình huống giả định
Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp. Bắt đầu tiết dạy của mình, bạn bước vào lớp nhưng thấy bảng chưa lau, trên bục giảng có nhiều mẩu giấy vương vãi. Bạn nhờ Nam, học sinh ngồi đầu bàn lên lau bảng thì bạn đó đứng lên và nói: "thưa thầy/cô, hôm nay không phải phiên trực nhật của em ạ". Nói xong, bạn học sinh này ngồi xuống. Nếu là giáo viên chủ nhiệm bạn sẽ có cách xử lý tình huống sư phạm như thế nào?
2. Cách xử lý tình huống học sinh không nghe lời
- Phân tích: Dạy học, làm công tác chủ nhiệm lớp chưa bao giờ là việc đơn giản đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là khi lớp học có những cô cậu học trò bướng bỉnh, không nghe lời. Trong trường hợp này, việc Nam từ chối lời đề nghị lau bảng của bạn là có lý do chính đáng. Lúc này, bạn cần xem xét thái độ, cách ứng xử của Nam để tìm ra giải pháp xử lý tình huống hiệu quả cho mình.
- Xử lý tình huống học sinh không nghe lời
+ Bạn yêu cầu lớp phó lao động xem lại lịch trực nhật của lớp và yêu cầu các bạn có trách nhiệm lên làm nhiệm vụ của mình.
+ Bạn quan sát toàn bộ lớp học, nhắc nhở cả lớp kê lại bàn ghế, dọn dẹp nhanh chỗ ngồi của mình
+ Tiếp đó, bạn có thể chia sẻ ngắn với cả lớp như sau :"Việc lau bảng, giữ gìn vệ sinh chung là công việc chung của cả lớp. Trong giờ ra chơi, nếu các bạn có nhiệm vụ trực ban quên không lau bảng, lớp trưởng hoặc các bạn khác trong lớp có thể nhắc nhở hoặc giúp bạn lau bảng. Việc cô nhờ Nam lau bảng nhưng bạn từ chối là quyền tự do cá nhân của bạn và cô tôn trọng điều đó. Ngoài ra, cô cũng lưu ý các bạn đến lượt trực nhật nghiêm túc thực hiện công việc được giao, nếu có việc không làm được thì có thể nhờ bạn khác làm hộ, tránh để việc này lặp lại một lần nữa. Việc hôm nay sẽ dừng lại ở đây, chúng ta tiếp tục học bài mới"
Làm gì khi học sinh không nghe lời?
Trên đây là cách xử lý tình huống sư phạm học sinh cá biệt, không nghe lời và các giải quyết mà Taimienphi.vn tổng hợp được. Các thầy cô có thể tham khảo và áp dụng linh hoạt vào thực tế giảng dạy trên lớp của mình.
Là giáo viên chủ nhiệm, bạn cần tham khảo tình huống sư phạm phát hiện chữ ký giả mạo trong sổ liên lạc của học sinh để linh hoạt xử lý vấn đề nếu gặp trong thực tế. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp trồng người của mình.
https://thuthuat.taimienphi.vn/tinh-huong-su-pham-hoc-sinh-khong-nghe-loi-54510n.aspx