Thuyết minh về vật dụng gia đình

Trong gia đình có rất nhiều vật dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình như: Ti vi, tủ lạnh, ấm đun nước, phích nước...Em ấn tượng với vật dụng nào nhất? Kết hợp vốn hiểu biết của bản thân cùng với việc tham khảo bài thuyết minh về vật dụng gia đình, các em hãy hoàn thành bài thuyết minh về một loại vật dụng trong gia đình.

Đề bài: Thuyết minh về vật dụng gia đình

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

thuyet minh ve vat dung gia dinh

Thuyết minh về vật dụng gia đình
 

I. Dàn ý Thuyết minh về vật dụng gia đình
 

1. Mở bài

Giới thiệu chung về phích nước trong gia đình
 

2. Thân bài

a. Lịch sử ra đời của phích nước:
- Chiếc phích nước được sáng tạo và ra đời vào năm 1892 do nhà vật lý học Scotland Sir James Dewar phát minh
- Sáng tạo dựa trên thùng nhiệt lượng kế
- Trở thành một sản phẩm thương mại

b. Cấu tạo
- Phích nước có hình trụ, chiều dài phích từ 45 - 50 xăng-ti- mét
- Vỏ thích thường được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa
- Nắp phích có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước ra ngoài, hạn chế thấp nhất khả năng truyền nhiệt.
- Ruột phích cũng là hình trụ, được làm từ thủy tinh tráng bạc

c. Vai trò, tác dụng của phích nước
- Giữ nhiệt cho nước
- Trong khoảng 6 giờ, nước được giữ từ 100 độ C xuống 70 độ C

d. Cách sử dụng phích nước
- Mở nắp phích ra
- Cho nước nóng
- Đậy lại thật chặt

e. Lưu ý khi dùng phích nước
- Cần có khung cố định phích
- Vệ sinh phích nước thường xuyên
- Để xa những nơi trẻ em thường chơi
 

3. Kết bài

Phích nước là vật dụng vô cùng tiện lợi trong mỗi gia đình. Nó là người bạn gần gũi và đáng yêu bảo vệ sức khoẻ ta mỗi ngày.
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về vật dụng gia đình

Cuộc sống sinh hoạt trong gia đình cần rất nhiều vật dụng, mỗi thứ đều có một vai trò riêng, một lợi ích riêng. Chiếc phích nước là một đồ vật không thể thiếu mà mỗi gia đình cần có để sử dụng hàng ngày.

Chiếc phích nước được sáng tạo và ra đời vào năm 1892 do nhà vật lý học Scotland Sir James Dewar phát minh. Từ thùng nhiệt lượng kế khá cồng kềnh bởi nhiều bộ phận của Newton, Dewar đã sáng tạo và phát triển thành loại bình cách nhiệt. Sau khi được hai thợ khắc thủy tinh người Đức phát hiện được khả năng giữ nhiệt của bình, họ đã biến nó thành sản phẩm thương mại bán khắp thế giới.

Phích nước có hình trụ, chiều dài phích từ 45 - 50 xăng-ti- mét. Nó được cấu tạo bởi hai phần, bao gồm ruột phích và vỏ phích. Vỏ phích thường được làm bằng kim loại hoặc bằng nhựa. Phần vỏ này được trang trí bởi nhiều hoạ tiết và màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu mà người sử dụng có thể lựa chọn một chiếc phích ưng ý và phù hợp. Phần vỏ phích có nắp đậy, là nơi ngăn cản sự thoát hơi nước ra ngoài, hạn chế thấp nhất khả năng truyền nhiệt và tránh để nước tràn ra bên ngoài. Nếu vỏ phích được làm bằng kim loại thì nắp phích là nắp gỗ, nếu vỏ phích thiết kế từ nhựa thì nắp phích là nắp nhựa. Nắp phích còn có tác dụng làm ly uống khi cần thiết hoặc làm cốc đựng nước. Thân phích được gắn quai cầm qua đầu nhằm thuận lợi cho việc cầm nắm và di chuyển khi cần thiết. Đặc biệt là khi có việc cần phải đi đoạn đường khá xa. Ngoài ra, phích nước còn được thiết kế phần đáy giúp duy trì thăng bằng đồng thời giữ cố định cho ruột phích. Ruột phích cũng là hình trụ, được làm từ thủy tinh tráng bạc, chất liệu này giúp cho việc bức xạ những tia nhiệt nhằm giúp giữ nhiệt độ của nước. Lớp chân không giữa các lớp thủy tinh có tác dụng giữ nhiệt nước.

Công dụng chính của phích nước là giữ nhiệt, thông thường, khi đổ nước sôi 100 độ vào, trong khoảng thời gian 6 - 7 tiếng, phích nước có thể giữ nhiệt cho nước từ 100 độ C còn 70 độ. Nước nóng đảm bảo dùng khi pha trà, pha cà phê,..hay cần thiết cho người bệnh khi đi bệnh viện. Đặc biệt, phích nước cũng là một trong những vật dụng cần thiết của các tín đồ mì ăn liền. Vào mùa đông, mỗi gia đình thường đun cho mình một phích nước vào sáng sớm để đảm bảo có nước ấm dùng trong ngày, tránh bị lạnh cho cơ thể khi dùng nước nguội.

Phích nước dùng rất tiện lợi, khi muốn sử dụng chỉ cần mở nắp phích ra, cho nước nóng vào rồi đậy lại thật chặt. Để nước nóng được lâu hơn, ta không nên đổ nước quá đầy vào phích mà chừa một khoảng trống giữa nắp và nước sôi nhằm cách nhiệt tốt hơn.

Khi dùng phích cần có khung cố định phích nhằm giữ phích tránh khỏi những tác động không muốn bền ngoài, dễ bị vỡ. Phích mới mua về thì không nên đổ nước sôi 100 độ Có vào ngày mà nên cho nước có độ nóng tầm 60 độ C vào trước nhằm tránh gây vỡ phích. Để phích nước được dùng lâu dài cần vệ sinh phích nước thường xuyên, tránh xa các nơi mà trẻ em hay chơi.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại phích với kích cỡ và mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, khi mua cần cẩn thận với những sản phẩm kém chất lượng. Cần biết lựa chọn những loại tốt, xem xét thật kỹ trước khi mua để có thể chọn cho mình một chiếc thật vừa ý và bền lâu.

Phích nước là vật dụng vô cùng tiện lợi trong mỗi gia đình. Nó là người bạn gần gũi và đáng yêu bảo vệ sức khoẻ ta mỗi ngày. Dù hiện nay có nhiều vật dụng hiện đại hơn nhưng vai trò và sự tiện ích của phích nước vẫn vô cùng quan trọng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-vat-dung-gia-dinh-55034n.aspx
Trên đây là nội dung bài Thuyết minh về vật dụng gia đình, để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác như: Thuyết minh về nồi cơm điện, Thuyết minh về chiếc phích nước, Thuyết minh mũ bảo hiểm, Thuyết minh về đôi dép lốp.

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết
Thuyết minh về món nem rán
Thuyết minh về bánh chưng
Thuyết minh về chiếc bút chì
Thuyết minh về bữa cơm tất niên ngày tết
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh ve vat dung gia dinh

, Thuyết minh về vật dụng gia đình, thuyet minh ve chiec phich nuoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Thuyết minh về một giống vật nuôi

    Hướng dẫn làm văn thuyết minh

    Với bài viết hướng dẫn Thuyết minh về một giống vật nuôi dưới đây, chúng tôi sẽ cùng giới thiệu đến các em loài vật vô cùng gắn bó, gần gũi và thân thiết với chúng ta trong đời sống hằng ngày. Ngoài gợi ý này, các em cũng có thể lựa chọn những con vật nuôi khác mà em yêu thích để giúp người đọc hiểu hơn về loài vật đó.

Tin Mới