Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cáo là một trong những tác phẩm bất hủ viết về tình thần yêu nước của dân tộc. Để tìm hiểu rõ hơn những nét nổi bật của bài cáo, các em cũng tham khảo bài viết, bên cạnh bài Phân tích Bình Ngô đại cáo, các em có thể tham khảo thêm bài Thuyết minh Bình Ngô đại cáo dưới đây.

Đề bài: Anh/chị hãy Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

thuyet minh binh ngo dai cao

Thuyết minh Bình Ngô đại cáo
 

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay

I. Dàn ý Thuyết minh Bình Ngô đại cáo


1. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác phẩm


2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1428, đất nước dẹp yên quân giặc, không còn bóng quân Minh trên đất Việt
- Lê Lợi đã giao cho Nguyễn Trãi làm lời cáo để báo cho xã tắc, thiên hạ.

b. Nhan đề, thể loại
- Nhan đề: tuyên bố rộng rãi việc dẹp yên giặc Ngô
- Thể cáo
- Sử dụng nhiều trong các sự kiện trọng đại để thông báo cho quốc gia, dân tộc những nội dung quan trọng.
- Đây là loại văn hùng biện, chính luận nên ngôn từ thường sâu sắc, lý lẽ sắc bén và lập luận logic, chắc chắn.

c. Nội dung

- Phần 1: Từ đầu đến...."Chứng cớ còn ghi"
+ Nêu luận đề chính nghĩa: yên dân → trừ bạo
+ Khẳng định chủ quyền dân tộc qua các phương diện: lãnh thổ; văn hiến; lịch sử; phong tục tập quán; nhân kiệt,...

- Phần 2: "Vừa rồi" → "Ai bảo thần dân chịu được"
+ Vạch trần những chính sách, hành động bạo tàn, phí nghĩa của quân giặc
+ Xót xa, phẫn uất trước cảnh khốn cùng, khổ đau, của nhân dân

- Phần 3: "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" → "Cũng chưa thấy xưa nay"
+ Những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân Lam Sơn
+ Sức mạnh, tài trí, đoàn kết làm nên những chiến công vang dội của nghĩa quân, giặc Minh bại trận

- Phần 4: Đoạn còn lại
+ Tuyên bố chấm dứt chiến tranh
+ Khẳng định nền độc lập, thái bình của dân tộc

d. Nghệ thuật:
- Ngôn từ sắc bén, lí lẽ chính xác, lập luận đúng đắn.
- Các hình ảnh , hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, lối viết giàu cảm xúc.
- Các thủ pháp liệt kê, so sánh, đối lập,....được vận dụng tính tế, phù hợp.
- Giọng điệu thơ thay đổi linh hoạt


3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm


II. Bài văn mẫu Thuyết minh Bình Ngô đại cáo

Trong dòng văn học yêu nước của dân tộc, có biết bao kiệt tác văn học đáng ngưỡng mộ và tự hào. Ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết qua những trang sử vẻ vang viết về cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc. Đó là Nam Quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, là Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh,...Đặc biệt, một trong số đó phải kể đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, một tác phẩm bất hủ được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

Vào năm 1427, quân Minh do Mộc Thạnh và Liễu Thăng cầm đầu bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại và thu phục. Tháng 12 năm 1427, Vương Thông đêm quân theo sông Nhị Hà về nước theo lời ước giao hoà, được nghĩa quân Lam Sơn cấp lương thực và vật dụng để trở về. Đến năm 1428, quân giặc dẹp yên, đất nước không còn bóng quân Mình, Lê Lợi đã giao cho Nguyễn Trãi làm bài cáo để tổng kết cuộc đấu tranh, tuyên bố thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh.

Tác phẩm được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo. Khác với các thể loại khác, thể cáo thường được sử dụng nhiều trong các sự kiện trọng đại để thông báo cho quốc gia, dân tộc những nội dung quan trọng. Đây là loại văn hùng biện, chính luận nên ngôn từ thường sâu sắc, lý lẽ sắc bén và lập luận logic, chắc chắn. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán và lấy nhan đề là "Bình Ngô đại cáo" với ý nghĩa tuyên bố đến toàn dân về việc giặc Ngô đã được dẹp yên, đồng thời cũng thể hiện thái độ khinh bỉ trước tội ác quân giặc, những kẻ nhởn nhơ làm điều phi nghĩa cuối cùng cũng bị đánh bại.

Bình Ngô Đại cáo được phân làm 4 phần với những nội dung lớn. Phần thứ nhất từ đầu đến "Chứng cớ còn ghi", trong phần này, tác giả đã nêu lên luận đề chính nghĩa, cốt lõi của cuộc chiến đấu là vì nhân dân, tư tưởng nhân dân chính là "việc nhân nghĩa" khi bước vào cuộc chiến. Đây là một luận đề phù hợp để mở đầu cho tác phẩm, bởi một cuộc chiến xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân và dân tộc thì luôn luôn là cuộc chiến chính nghĩa, trong đó "trừ bạo", diệt giặc là công việc tiên quyết hàng đầu lúc bấy giờ. Mặt khác, cũng trong đoạn này Nguyễn Trãi đặt đất nước ta sánh ngang với các triều đại phương Bắc để khẳng định nền độc lập, sự bình đẳng của Đại Việt với các triều đại phương Bắc. Chứng minh và khẳng định hùng hồn Đại Việt gắn với nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng, có lịch sử vẻ vang, hào hùng và những nhân tài, anh kiệt ngàn đời. Các yếu tố ấy là làm nên một Đại Việt vẻ vang, độc lập và hiên ngang trước thế giới, trước các triều đại phương Bắc.

Đoạn thứ hai từ "Vừa rồi" đến "Ai bảo thần dân chịu được" Sau khi nêu luận đề chính nghĩa, Nguyễn Trãi khéo léo vạch trần việc làm "phi nghĩa" của bè lũ giặc Minh cướp nước. Bằng giọng điệu gay gắt, ngôn ngữ đanh thép, tội ác giặc Minh được phơi bày như một bản kết tội sự tàn nhẫn dành cho chúng:

"Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời."

Sự tàn độc của chúng đạt đến tột đỉnh khi âm mưu giả dối, hành động phi nhân, vô đạo đức. Chúng giết người tàn bạo, không nương tay cho kẻ nghèo hèn, khốn khó, chúng thi hành bao chính sách tàn ác, dã man, khiến nhân dân phải chịu nỗi đau tinh thần lần nỗi đau thể xác:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ"

Càng vạch trần sự bạo tàn của quân thù, tác giả càng bày tỏ xót xa, đau đớn đến nghẹn ngào trước những nỗi khổ đau, nhọc nhằn mà nhân dân phải chịu đựng. Tiếng thơ vừa căm phẫn, vừa xót xa.

Đoạn thứ ba chiếm số lượng câu từ lớn nhất, từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến "Cũng chưa thấy xưa nay" Nguyễn Trãi đã dùng trang dài nhất để tổng kết lại cuộc chiến đấu vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn vừa qua. Một lần nữa khẳng định sức mạnh dân tộc, ý chí chiến đấu mãnh liệt của dân tộc và kết quả tất yếu mà Đại Việt xứng đáng nhận được. Cuộc chiến đấu nào lúc bắt đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn cũng không nằm ngoài việc ấy. Ban đầu, quân ta phải đối mặt với vấn đề lương thực, vũ khí thiếu thốn, đội quân còn ít ỏi, thưa thớt, người tài, tuấn kiệt thì hiếm hoi. Nhưng "trong cái khó ló cái khôn", khó khăn ấy không làm nghĩa quân nhụt chí mà trái lại họ dùng trí tuệ để tìm ra những chiến thuật hay trong đánh trận.

" Lấy yếu thắng mạnh
Lấy ít địch nhiều"

Cùng với người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, nghĩa quân ngày một lớn mạnh, sức chiến đấu hăng say. Thắng lợi liên tiếp, càng đánh càng hăng, thu về bao chiến công giòn giã. Quân Minh thất bại trong nhục nhã ê chề, kẻ phi nghĩa làm sao có thể tránh khỏi hai từ "thất bại".

Đoạn cuối bài cáo, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi tuyên bố hùng hồn về việc kết thúc chiến tranh và khẳng định nền độc lập, thái bình vững bền của dân tộc.

Bình Ngô đại cáo chiếm trọn tình cảm của nhân dân và của người đọc qua bao thế hệ không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn tài năng nghệ thuật tài tình của tác giả Nguyễn Trãi. Bài cáo giàu sức thuyết phục bởi ngôn từ sắc bén, lí lẽ chính xác, lập luận đúng đắn. Các hình ảnh, hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, lối viết giàu cảm xúc. Các thủ pháp liệt kê, so sánh, đối lập,....được vận dụng linh hoạt, phù hợp. Giọng điệu thơ thay đổi linh hoạt, khi căm phẫn trước sự man rợ quân thù, khi xót xa, đồng cảm trước khổ đau nhân dân, khi mãnh liệt sục sôi trong tái hiện cuộc chiến đấu, khi lại hùng hồn, trình trọng để tuyên bố hòa bình, dẹp yên bóng giặc.

Tác phẩm Đại cáo bình Ngô là áng văn giàu giá trị và chứa chan lòng yêu nước của nền văn học Việt Nam. Đọc bài cáo, em hiểu thêm về những nỗi đau của nhân dân, hiểu thêm về lịch sử huy hoàng của dân tộc. Và qua đó, em ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân mình khi sống trong thời đại hôm nay, phải biết yêu quê hương đất nước, biết sống hết mình để dựng xây và phát triển quê hương, xứng đáng với bao hy sinh của cha anh đi trước.

----------------HẾT------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-binh-ngo-dai-cao-57877n.aspx
Bài văn Thuyết minh về Bình Ngô đại cáo đã giúp các em nắm được những đặc điểm tiêu biểu của tác phẩm. Để đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, các em có thể tham khảo thêm Thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Trãi, Thuyết minh hai đoạn đầu bài Bình Ngô Đại Cáo, Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Hãy chăm chỉ luyện tập để viết nên những bài văn hay nhé. Chúc các em thành công!

Tác giả: Cao Toàn Mỹ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Đoạn văn phân tích tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo
Dàn ý cảm hứng về chính nghĩa trong Bình ngô đại cáo
Dàn ý Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo
Phân tích tội ác của giặc Minh trong Bình Ngô đại cáo
Từ khoá liên quan:

Thuyet minh Binh Ngo dai cao

, gioi thieu ve tac pham binh ngo dai cao, thuyet minh dai cao binh ngo,

SOFT LIÊN QUAN
  • Giáo án Đại cáo bình Ngô

    Giáo án điện tử bài Bình ngô đại cáo

    Bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc mẫu giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác giả, trong bài viết hôm nay chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn mẫu Giáo án Đại cáo bình Ngô phần tác phẩm để bạn có thêm tài liệu tham khảo bổ sung cho phần soạn giảng bài học này hoàn chỉnh hơn.

Tin Mới