Đã có rất nhiều bài thơ đặc sắc bày tỏ tình cảm yêu kính của nhân dân Việt Nam dành cho vị Cha già của dân tộc, bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một trong số những bài thơ như thế, vậy em hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác và Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ.
Đề bài: Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác
Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác
I. Dàn ý Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác
1. Mở bài
Bài thơ "Viếng lăng Bác"là một tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.
2. Thân bài
+Nỗi niềm được gặp Bác luôn đau đáu trong lòng mỗi người Việt Nam
+ Cảnh vật bên lăng Bác trong buổi sớm mai->gợi nỗi xúc động
+Bác như ánh mặt trời rực rỡ, soi sáng con đường cách mạng
+ Từng dòng người đến bên Bác, thành kính dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm nhất...(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác chi tiết tại đây.
II. Bài văn mẫu Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác
Viễn Phương là một trong những nhà thơ nổi bật trong nền văn học nước nhà. Thơ ông nhẹ nhàng, bình dị nhưng gieo vào lòng người đọc những nỗi niềm bâng khuâng, xúc động. Bài thơ "Viếng lăng Bác" là một bài thơ như thế, tác phẩm không chỉ là tiếng lòng của tác giả mà còn là nỗi lòng của muôn triệu nhân dân, con người Việt Nam gửi đến Bác tấm lòng kính yêu thiết tha , chân thành và tin yêu nhất.
" Còn ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng"
Nỗi niềm được gặp Bác luôn đau đáu trong lòng mỗi người Việt Nam. Bác đã hi sinh trọn đời mình cho nhân dân, cho dân tộc, ngày được gặp lại người thì cũng là lúc Bác đã đi xa. Thật đớn đau biết bao, nhưng bằng tấm lòng thành kính, con ra viếng lăng Bác trong một sớm mai sau ngày giải phóng. Đất nước lúc này đã yên bình, khung cảnh bên lăng thật đỗi đẹp đẽ, thanh bình. Hàng tre xanh ngát đứng hiên ngang như đang chở che, canh giữ giấc ngủ ngàn thu của Bác. Chúng con về đây cũng như những hàng tre ấy, muốn đến bên người, ôm người vào lòng cho thoả niềm chờ, nỗi nhớ mong. Hàng tre hiên ngang như những người con đất Việt vậy, sống bất khuất, kiên trung, qua bao cuộc đấu tranh gian khổ vẫn giữ vững tinh thần thép, mãi sáng ngời và đẹp đẽ.
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Với chúng con, Bác như ánh mặt trời rực rỡ, soi sáng con đường cách mạng. Ánh mặt trời mang sự sống cho dân tộc chúng ta. Bác mãi là nguồn sáng cao đẹp nhất với công lao vĩ đại và niềm thương vô bờ dành cho nhân dân, cho đất nước. Bởi vậy mà chúng còn luôn dành cho Bác niềm kính yêu khôn tả. Ngày ngày, từng dòng người đến bên Bác, thành kính dâng lên Người những tràng hoa tươi thắm nhất. Kết thành vòng hoa tuyệt diệu tưởng nhớ cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác. Bác nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn năm không nghỉ. Ánh trăng dịu hiền thành người bạn tri âm cùng Người, bên Người qua bao tháng năm. Ánh trăng ấy như tâm hồn Bác vậy, dịu dàng, ân cần, đôn hậu của một vị cha già dành cho nhân dân. Dẫu biết rằng trời xanh là mãi mãi cũng như biết rằng hình bóng Bác mãi bất tử với non sông, mãi mãi in sâu trong lòng mỗi người con của dân tộc, nhưng không thể nguôi đi nỗi đau, nỗi đắng cay, xót xa khi Bác đã đi xa.
" Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
Bác mãi là niềm thương, niềm tin yêu của nhân dân, gần gũi và thiết tha nhất. Khi phải trở về miền Nam thân yêu, lòng tác giả khôn thấu nỗi nghẹn ngào tiếc nuối. Viễn Phương cất lên tiêng thơ thấy cho lời tri ân của tất cả mọi người:
" Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
Dòng nước mắt tuôn rơi, nỗi xúc động, sóng lòng dâng trào khi phải tạm biệt Người. Niềm ước nguyện muốn hoá làm con chim hót vang, làm đoá hoa thơm ngát, làm cây tre trung hiếu để được gần Người, được bên Người nghệ sao nhói lòng đến vậy. Phải chăng đó là mong ước được làm Bác vui, được bên Người mãi mãi như con dân Việt Nam luôn trung hiếu , mãi vững bền với ý chí, vâng theo lời dạy của Người. Người con trở về miền Nam nhưng lòng ở lại, lòng vẫn nhớ về Bác khôn nguôi. Vị cha già kính yêu của đất nước trong sâu thẳm mãi là niềm tự hào nhất đối với mỗi người còn Việt Nam.
Bài thơ thật thắm thiết ân tình, là khúc ngân ngọt ngào và dung dị thể hiện tình thương, niềm kính yêu bao la dành cho Bác. Dòng người về bên Bác mãi sẽ chẳng bao giờ kết thúc, lớp lớp những thế hệ mai sau vẫn mãi sẽ về bên người, gửi đến người ân tình trọn vẹn nhất. Cảm ơn Bác suốt một đời đã dành trọn niềm thương cho chúng con.
-------------------HẾT-------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/suy-nghi-ve-tinh-cam-tha-thiet-chan-thanh-cua-nhan-dan-doi-voi-bac-ho-qua-bai-tho-vieng-lang-bac-47520n.aspx
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các em làm bài Suy nghĩ về tình cảm tha thiết, chân thành của nhân dân đối với Bác Hồ qua bài thơ Viếng lăng Bác, tiếp tục khám phá những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác, các em không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Phân tích khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Bình giảng bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Bình luận bài thơ Viếng lăng Bác.