Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương

Viếng lăng Bác là những tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ Viễn Phương đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước. Để cùng tìm hiểu và chứng minh Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, các bạn hãy cùng tham khảo dàn ý chi tiết mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương

1. Mở bài

­- Đã hơn 160 năm ngày Bác mất, nhưng những nỗi đau đớn mất mát vẫn còn hằn trong trái tim của người dân Việt Nam ta.
- Một trong những tác phẩm tiêu biểu nói về nỗi đau này là bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, mạch cảm xúc xuyên suốt là nỗi day dứt, tiếc thương đồng thời là lòng kính trọng vô vàn của một người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác.

2. Thân bài

* Khổ 1:
- Cụm từ xưng hô "Con -Bác" thể hiện tình cảm thân thiết, tác giả đã xem Bác như một Người thân thương, ruột thịt trong nhà, hết lòng kính trọng và thương yêu, mang lại cảm giác gần gũi, thân thuộc.
- Hình ảnh hàng tre xanh có nhiều ý nghĩa:
+ Là hình ảnh tả thực, quang cảnh hàng tre xanh tươi xung quanh lăng Bác
+ Tre là biểu tượng cho đất nước Việt Nam, con người Việt Nam, nhắc đến tre để gợi không khí thân thuộc, giản dị của đồng quê đất nước từ ngàn đời, đó là cảm giác yên bình, ấm áp.
+ Ngoài ra, hình ảnh ảnh tre đứng thẳng hàng còn tượng trưng cho hình ảnh con dân Việt Nam đang canh giữ quanh lăng, cho Bác một giấc ngủ bình yên.

* Khổ 2:
- Hình ảnh sóng đôi "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ", khẳng định tầm vóc vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời nhằm khẳng định Bác là mặt trời chân lý sáng đỏ trong tim mỗi người dân Việt Nam, soi rõ đường cách mạng của dân tộc ta tìm tới hòa bình và tự do.
- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ như một sợi dây tiếc thương vô hình của cả dân tộc, cứ chảy mãi không bao giờ ngừng và nỗi tiếc thương, kính trọng ấy kết thành một tràng hoa thật đẹp thành kính dâng lên Bác.

* Khổ 3:
- Nói giảm nói tránh về sự ra đi của Bác, đồng thời khẳng định tầm vóc vĩ đại của Bác qua hình ảnh "vầng trăng" và "trời xanh".
- Tuy biết rằng Bác vẫn sống mãi trong trái tim dân tộc Việt Nam, nhưng có một sự thật rằng Bác đã vĩnh viễn ra đi, điều đó đã trở thành nỗi đau ngự trị trong trái tim của mỗi con người, không thể quên đi.

* Khổ 4:
- Nỗi xúc động nghẹn ngào của Viễn Phương khi phải rời xa Bác.
- Những tình cảm trân trọng, kính mến, nỗi luyến lưu đã khơi gợi những ước muốn giản dị trong tâm hồn tác giả, ước được thành chim, thành hoa, thành cây tre để giữ cho Bác giấc ngủ bình yên.

3. Kết bài

- Khép lại bài thơ, dẫu chỉ có 4 khổ thơ ngắn ngủi, nhưng bằng giọng thơ hiền hòa, như thì thầm, như tâm sự, Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã đem đến cho độc giả thật nhiều cảm xúc.
- Dù đã được viết cách đây hơn 40 năm trời, thế nhưng cho đến tận hôm nay, khi đọc lại bài thơ dù là thế hệ nào cũng không khỏi cảm thấy xúc động bởi tính truyền cảm mạnh mẽ, cùng những ân tình mộc mạc mà tác giả dành cho Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta ngàn đời.
 

II. Bài văn mẫu Chứng minh: Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương

Đã hơn 160 năm kể từ ngày Bác ra đi, nhưng nỗi đau mất mát vẫn còn vĩnh viễn nằm trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, hàng loạt những tác phẩm viết về Bác, về nỗi đau Người ra đi, trong đó có những tác phẩm đã trở thành bất hủ, dường như là đại diện cho tình cảm tiếc thương của hàng triệu trái tim Việt Nam. Có thể nhắc đến những câu thơ thấm đẫm nước mắt của Tố Hữu trong bài Bác ơi!: "Suốt mấy hôm rày tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa" đó là những câu thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc thật nghẹn ngào khó tả, là nỗi đau đớn sâu sắc, là nước mắt tiếc thương cho vị lãnh tụ vĩ đại trong những ngày Bác vừa ra đi. Song song với Bác ơi! thì tác phẩm Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, ta lại tìm thấy một cảm xúc khác, ấy là nỗi day dứt, tiếc thương của một người con miền Nam, mãi đến sau ngày giải phóng mới có thể đến viếng thăm Bác một lần. Bài thơ thường được nhắc đến như là một bài ca ân tình đầy cảm động của nhà thơ đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Nói đến bài ca ân tình, có thể dễ dàng nhận thấy thơ của Viễn Phương rất đỗi êm đềm, nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc, từng câu từng chữ dẫu đọc thấy rất giản dị, mộc mạc,...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương tại đây.

------------------------HẾT--------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-vieng-lang-bac-la-bai-ca-an-tinh-cam-dong-cua-vien-phuong-50915n.aspx
Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 9 vào tuần 23. Bên cạnh dàn ý Viếng lăng Bác là bài ca ân tình cảm động của Viễn Phương, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài viết khác: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, Soạn bài Viếng lăng Bác, Cảm nhận của em trước lòng kính yêu tha thiết của nhân dân miền Nam qua bài Viếng lăng Bác. 

Tác giả: Phương Anh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương hay, ngắn gọn
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác
Bình luận bài thơ Viếng lăng Bác
Cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác
Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác
Từ khoá liên quan:

dan y vieng lang bac la bai ca an tinh cam dong cua vien phuong

, dan y phan tich vieng lang bac cua vien phuong, cam nhan ve bai tho vieng lang bac cua vien phuong,

SOFT LIÊN QUAN
  • Dàn ý bài văn tả ngôi nhà của em

    Hướng dẫn viết dàn ý chi tiết văn miêu tả

    Dàn ý bài văn tả ngôi nhà của em là tài liệu hướng dẫn viết bài tập làm văn lớp 5 về đề bài miêu tả ngôi nhà thân yêu của em. Các em học sinh có thể tham khảo các bước hướng dẫn lập dàn ý bài văn tả ngôi nhà của em chi t ...

Tin Mới