Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn

Để biết cách phân tích đặc điểm một nhân vật văn học nào đó, mời em tham khảo bài bài văn mẫu Soạn Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn nhất nhưng đầy đủ và chi tiết, trang 67, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo, học kì I dưới đây.

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo

soan bai viet bai van phan tich dac diem nhan vat trong mot tac pham van hoc ngan gon

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn
 

I. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

 
* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
 

1. Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

- Bài văn viết về nhân vật Bơ-mơn.
- Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm của nhân vật:
+ Sự nhân hậu của nhân vật Bơ-mơn.
+ Nhân vật Bơ-mơn còn là một họa sĩ với khao khát nghệ thuật đáng trân trọng.
 

2. Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật, cần chú ý điều gì?

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm của nhân vật, cần chú ý:
- Nêu ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.
- Trình bày những từ ngữ, chi tiết,... từ truyện để tăng sức thuyết phục.
- Phân tích, bàn luận dẫn chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật.
 

3. Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

- Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung: khẳng định lại ý kiến về đặc điểm nhân vật, nêu cảm nghĩ về nhân vật.
 

II. Hướng dẫn quy trình viết
 

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài: lựa chọn một nhân vật mà em yêu thích.
- Thu nhập tư liệu: đọc lại văn bản, ghi lại những chi tiết, thông tin chính liên quan đến nhân vật đó.
 

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý:
- Thu thập các thông tin, chi tiết liên quan tới nhân vật như: ngoại hình, tính cách, lời nói, hành động,...
- Dùng một số từ ngữ quen thuộc để miêu tả tính cách, phẩm chất của nhân vật như: giàu lòng yêu thương, dũng cảm,...
* Lập dàn ý:
Từ các ý ở trên, hãy lập thành dàn ý chi tiết. Gợi ý:
- Mở bài: giới thiệu nhân vật và nêu khái quát chung về nhân vật.
- Thân bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm đó.
+ Phân tích đặc điểm thứ nhất của nhân vật.
+ Phân tích những đặc điểm khác của nhân vật.
-> Bài viết cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Kết bài: khẳng định lại ý kiến của bản thân, nêu cảm nghĩ về nhân vật đó.
 

Bước 3: Viết bài

- Triển khai các ý chính trong dàn ý và viết một bài văn hoàn chỉnh, đầy đủ bố cục 3 phần.
 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Sau khi viết xong, em hãy đọc lại toàn bộ bài và chỉnh sửa theo bảng kiểm trong SGK.
Cac loai nhan vat trong tac pham van hoc

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn nhất

 
Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.
 

I. Dàn ý: Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam.

 

1. Mở bài:

Giới thiệu nhân vật, nêu cảm nghĩ về nhân vật đó.
 

2. Thân bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa".
- Sơn là cậu bé hòa đồng, thân thiện:
+ Không tỏ ra ghét bỏ, chê bai lũ trẻ nghèo sống gần chợ.
+ Không có thái độ kiêu kì như mấy người em họ.
- Sơn là cậu bé giàu tình cảm, biết yêu thương và giúp đỡ người xung quanh:
+ Động lòng thương xót khi thấy bé Hiên ăn mặc phong phanh, rách nát.
+ Mang áo bông cũ cho Hiên.
+ Cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi có thể giúp đỡ được người khác.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: kể chuyện bằng ngôi thứ ba, ngôn từ trong sáng, giản dị -> Giúp nhân vật Sơn hiện lên một cách chân thực, gần gũi.
 

3. Kết bài:

Khẳng định lại ý kiến và nêu cảm nhận về nhân vật.
 

II. Bài viết tham khảo: Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam.

Văn học nghệ thuật là tấm gương phản chiếu mọi mặt trong đời sống con người. Mỗi tác phẩm dù là đau thương hay ngọt ngào đều có thể chạm đến trái tim bạn đọc. Bởi vậy, khi đọc truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa", em vô cùng xúc động trước tấm lòng tràn đầy yêu thương của các nhân vật. Đặc biệt, em thấy ấn tượng với nhân vật Sơn - một cậu bé tốt bụng, nhân ái và giàu tình cảm.
Với ngòi bút tinh tế, Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Trong đó, "Gió lạnh đầu mùa" là sáng tác tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Truyện gần như không có cốt truyện, lời văn nhẹ nhàng và giàu chất thơ. Cách Thạch Lam xây dựng, khắc họa nhân vật trong truyện cũng vô cùng đơn giản. Ông đã phác họa chân thực hình ảnh cậu bé Sơn nhỏ tuổi, chan chứa tình yêu thương.
Không giống những người em họ của mình, Sơn luôn hòa đồng, thân thiện với lũ trẻ nghèo sống gần chợ. Sơn không bao giờ tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn vì bản thân được mặc ấm, mặc đẹp. Sơn cũng không có thái độ ghét bỏ mấy người bạn ăn mặc rách vá nhiều chỗ. Cậu bé nhiệt tình chơi đùa cùng các bạn, khéo léo kéo những tâm hồn trẻ thơ đến gần nhau hơn.
Sơn cũng là một người giàu tình cảm, biết yêu thương và quan tâm tới mọi người xung quanh. Khi thấy bé Hiên mặc "manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay", Sơn không khỏi động lòng thương xót. Cậu biết rõ hoàn cảnh đáng thương nhà cô bé "chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo". Vì thế, cậu quyết định cùng chị gái mang chiếc áo bông cũ cho Hiên. Tấm lòng nhân hậu của Sơn như ngọn lửa nhỏ bé, sưởi ấm lòng người giữa trời đông giá lạnh. Có thể thấy, cậu bé hành động thật nhanh nhẹn và quả quyết. Hành động ấy xuất phát từ con tim chan chứa yêu thương, giàu lòng trắc ẩn. Cậu bé cảm thấy vô cùng vui vẻ, hạnh phúc khi có thể giúp đỡ mọi người xung quanh "Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui".
Bằng ngôn ngữ giản dị, trong sáng cùng ngôi kể chuyện thứ ba, nhà văn đã khắc họa thành công tâm hồn ngây thơ, đong đầy thương yêu ở Sơn. Qua đây, ta cũng thấy được tấm lòng yêu mến, nâng niu đối với những cuộc đời trẻ thơ của Thạch Lam.
Nhân vật Sơn trong truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" sẽ mãi in dấu trong lòng bạn đọc bởi lòng nhân ái, biết yêu thương tới mọi người xung quanh. Mong rằng, mỗi người chúng ta hãy rèn luyện cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp này để xã hội thêm văn minh, hạnh phúc và tươi đẹp.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-viet-bai-van-phan-tich-dac-diem-nhan-vat-trong-mot-tac-pham-van-hoc-71948n.aspx
Để viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật, em cần đọc kĩ tác phẩm và đánh dấu lại các chi tiết miêu tả về nhân vật như: ngoại hình, tính cách, hành động, lời nói,... Trong quá trình viết, em hãy đưa ra những lí lẽ và bằng chứng để bài làm thêm thuyết phục. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 chất lượng trong chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo như:
- Soạn bài Nói và nghe: Thảo luận nhóm về vấn đề gây tranh cãi
Soạn bài Ôn tập bài 3

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Gặp Ka-ríp và Xi-la, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập bài 10 ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lời trái tim ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Từ khoá liên quan:

Soan bai Viet bai van phan tich dac diem nhan vat trong mot tac pham van hoc

, Soan bai Viet bai van phan tich dac diem nhan vat trong mot tac pham van hoc Ngữ văn lớp 7 CTST, Soan bai Viet bai van phan tich dac diem nhan vat trong mot tac pham van hoc ngan gon nhat,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Chân trời sáng tạo

    File sách mềm Chân trời sáng tạo cho học sinh

    Bộ Sách Chân trời sáng tạo là một trong những bộ sách giáo khoa mới được phát triển theo chương trình mới do Nhà xuất bản Giáo dục đưa ra. Tương tự như các bộ sách khác, bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo này cũng được ...

Tin Mới