Soạn bài Tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, ngắn 1
Câu 1: (Trang 69 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời:
Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch lại vừa sinh động qua các hình ảnh thơ mộng, giàu tính biểu cảm:
Đó là hình ảnh:
"Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ".
Ánh trăng “chơi vơi” cô đơn tĩnh mịch, xuất hiện “Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ” ôm đàn, cảnh đêm một người, một trăng thật yên ắng, lại có phần lãng mạn.
Thêm vào đó là các câu thơ:
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.”
Những từ ngữ “say ngủ”, “ngẫm nghĩ”, “nằm nghỉ” càng làm tăng thêm phần tịch mịch cho cảnh đêm, bởi có ai ngủ mà ồn ào, nghĩ mà huyên náo hay không?
Tuy tĩnh mịch nhưng lại sinh động, một sự đối lập đầy chất thơ, vì có tiếng đàn của cô gái Nga “Ngón tay đan trên những sợi dây đàn”, có dòng sông “lấp loáng” dưới ánh trăng và đặc biệt tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa các sự vật, truyền cho chúng một luồng sinh khí: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, tất cả đang ở trạng thái tĩnh nhưng lại như có hơi thở, có suy nghĩ như một con người thực thụ, làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc hơn.
Câu 2: (Trang 69 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời:
Hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
“Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.”
Và:
“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.”
Hình ảnh này giúp chúng ta liên tưởng đến ánh trăng đang lan tỏa trên mặt nước lại bao trùm lên cô gái và cây đàn khiến cho mái tóc màu hạt dẻ của cô gái như đẹp hơn, tiếng đàn dưới ánh trăng càng thêm trong trẻo, sinh động, phủ lên mặt sông những âm thanh thánh thót. Dòng sông Đà rộng lớn thổi vào những cơn gió lành lạnh, sóng nước dập dềnh lại được dát một màu vàng nhàn nhạt “lấp loáng” từ ánh trăng, trông thêm phần hấp dẫn. Tất cả như một chỉnh thể thống nhất con người hòa quyện với thiên nhiên bằng vẻ đẹp của cô gái, bằng tiếng đàn, bằng ánh trăng lãng mạn.
Những hình ảnh trên nhằm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ của sông Đà, của ánh trăng, đồng thời là vẻ đẹp đầy âm hưởng nghệ thuật của cô gái Nga với mái tóc màu hạt dẻ tay ôm cây đàn ngân nga. Thể hiện sự hòa quyện, gắn bó của thiên nhiên và con người đồng thời thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người trên sông Đà vì một ngày mai đất nước tươi đẹp hơn.
Câu 3: (Trang 69 SGK Tiếng Việt tập 1)
Trả lời:
Những câu thơ trong bài thơ sử dụng phép nhân hóa:
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ.
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.”
---------------------HẾT BÀI 1----------------------
Trên đây là phần Soạn bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, phần Tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Những người bạn tốt, phần Tập đọc và cùng với phần Soạn bài Dòng kinh quê hương, phần Chính tả để học tốt tiếng Việt lớp 5 hơn.
Soạn bài Tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, ngắn 2
1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?
Trả lời:
Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
2. Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?
Trả lời:
Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông chẳng khác nào một dòng trăng lấp loáng trên sông.
3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hóa?
Trả lời:
Những câu thơ trong bài sử dụng biện pháp nhân hóa là:
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
...
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.
Soạn bài Tập đọc Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, ngắn 3
Bài thơ miêu tả cảnh công trường thủy điện sông Đà về đêm, khi cô gái chơi đàn ba-la-lai-ca, cảnh vật ngủ say chờ đón ngày mai thiên nhiên đổi mới, tươi đẹp hơn do bàn tay con người.
Câu 1 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà ?
Trả lời:
- Một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà được thể hiện qua các câu thơ giàu hình ảnh, giàu màu sắc :
"Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ".
Và : "Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ
Chỉ có tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà".
Câu 2 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
Trả lời:
- Hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, theo em là :
"Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca
Một cô gái Nga tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng".
Và : "Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà".
Câu 3 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Những câu thơ nào trong bài thơ sử dụng phép nhân hóa ?
Trả lời:
* Những câu thơ sử dụng phép nhân hóa :
- Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.
- Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.
- Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ.
- Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa coa nguyên.
- Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.
Câu 4 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng bài thơ.
---------------------HẾT------------------------
Bài ca về trái đất là bài học nổi bật trong Tuần 4 của chương trình học theo SGK Tiếng Việt 5, học sinh cần Soạn bài Bài ca về trái đất, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-tieng-dan-ba-la-lai-ca-tren-song-da-phan-tap-doc-38413n.aspx