Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

Dưới đây là Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người ngắn nhất trang 40 sách Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn. Em hãy theo dõi, tham khảo để có những định hướng phù hợp cho bài soạn của mình nhé.

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người ngắn nhất sách Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai chuyen co tich ve loai nguoi ngan gon ngu van lop 6 kntt

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người lớp 6 sách mới ngắn nhất


I. Trước khi đọc

1. Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?
- HS suy nghĩ và trả lời:
Gợi ý:
- Truyện "Con Rồng cháu Tiên".
- Sự ra đời của loài người có điều kì lạ: mẹ u Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăm trứng. Trăm trứng nở ra một trăm người hồng hào. đẹp đẽ lạ thường.

2. Đọc bài thơ hoặc đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.
- HS giới thiệu bài thơ hoặc đoạn thơ mà mình biết.
Gợi ý:
" Ơi chích chòe ơi
Chim đừng hót nữa
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ
Bàn tay bé nhỏ
Vẫy quạt thật đều
Ngấn nắng thiu thiu
Đậu trên tường trắng..."
("Quạt cho bà ngủ", Thạch Quỳ)

 


📌 Một số bài viết hay về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người
📝Viết đoạn văn ghi lại Cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người - Ngữ Văn lớp 6 - KNTT


II. Đọc văn bản

1. Theo dõi: Số lượng tiếng trong một dòng thơ.
Trả lời:
- Số lượng tiếng trong một dòng thơ: năm tiếng.

2. Hình dung: Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra.
Trả lời:
- Trái đất khi trẻ con được sinh ra: hoang sơ, vắng vẻ vì không có bóng dáng của cây cỏ, hoa lá. Mặt trời chưa xuất hiện nên vạn vật đều bị bóng đen bao trùm.

3. Hình dung: Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ.
Trả lời:
- Sự thay đổi của trái đất:
+ Mặt trời nhô cao và tỏa ánh sáng, giúp trẻ em nhìn rõ.
+ Cây, cỏ, hoa lá được sinh ra để trẻ em nhìn nhận được màu sắc và kích thước.
+ Tiếng chim, làn gió xuất hiện, giúp trẻ lắng nghe âm thanh cuộc sống.
+ Biển, sông, con đường, đám mây ra đời nhằm nuôi dưỡng, phục vụ cuộc sống của trẻ.

4. Theo dõi: Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ.
Trả lời:
- Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ:
+ Các nhân vật: trẻ em, mẹ, bà, cha, thầy giáo.
+ Các sự việc: lần lượt là sự ra đời của: mặt trời, cỏ, cây, lá, hoa, chim, làn gió, sông, biển, đám mây, con đường, trường học.

5. Hình dung: Sự chăm sóc, yêu thương của mẹ dành cho con.
Trả lời:
- Mẹ dành cho con tình yêu thương trìu mến cùng sự quan tâm săn sóc hết mực. Mẹ nhẹ nhàng cất lên những lời ru ngọt ngào để con có thể yên giấc ngủ.

6. Hình dung: Hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể.
Trả lời:
- Để gửi gắm các bài học đạo đức tốt đẹp, bà kể cho trẻ em những câu chuyện cổ xa xưa. Thế giới trong những câu chuyện đó hiện lên thật hấp dẫn sống động, ở đó có người hiền lành như cô Tấm nhưng cũng có kẻ độc ác như Lý Thông.

7. Hình dung: Sự yêu thương, chăm sóc mà bố dành cho con.
Trả lời:
- Bố vừa thương yêu, vừa nghiêm khắc đối với trẻ. Bố chỉ bảo, dạy dỗ để trẻ em "biết ngoan", "biết nghĩ".

8. Hình dung: Khung cảnh mái trường thân yêu.
- Mái trường thân yêu hiện lên với sự đủ đầy của các đồ vật như bàn, ghế, cái bảng, cái chiếu, cục phấn. Và hình ảnh người thầy được sinh ra để trẻ em tiếp thu nhiều tri thức, bài học quý giá.

Soan bai Chuyen co tich ve loai nguoi lop 6 sach moi

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người, ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6 - KNTT

III. Sau khi đọc

1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định "Chuyện cổ tích về loài người" là một bài thơ.
Trả lời
- Căn cứ:
+ Bài thơ được viết được viết theo thể thơ năm chữ, gieo vần chân (trắng - đắng, cỏ - có,...).
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, giản dị.
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: điệp từ "biển", "từ"; nhân hóa "những làn gió thơ ngây",...
+ Nội dung chủ yếu: bộc lộ tình cảm yêu mến, sự nâng niu của nhà thơ dành cho trẻ em.

2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?
Trả lời:
- Sau khi trẻ em ra đời, thế giới đã biến đổi biển đổi:
+ Mặt trời tỏa ánh sáng và cây cỏ, hoa lá được sinh ra, mang đến có màu sắc.
+ Sự xuất hiện của chim, làn gió mang đến những âm thanh trong trẻo.
+ Các sự vật như: sông, biển, đám mây, con đường được sinh ra nhằm nuôi nấng trẻ cả về vật chất và tinh thần.
+ Sự ra đời của mẹ mang đến cho trẻ tình yêu thương và lời ru ngọt ngào.
+ Bà xuất hiện để kể những câu chuyện cổ, từ đó dạy cho trẻ các giá trị đạo đức tốt đẹp.
+ Bố ra đời để dạy dỗ, chỉ bảo cho trẻ.
+ Trường học và thầy giáo được sinh ra để trẻ em có thể đến trường, học nhiều tri thức bổ ích.

3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?
Trả lời:
- Món quà tình cảm chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ: tình yêu thương bao la, vô bờ của mẹ. Tình yêu ấy được thể hiện qua những lời hát ru cùng sự chăm sóc, nuôi nấng của mẹ.

4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Trả lời:
- Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện: Tấm Cám; Thạch Sanh; Cóc kiện trời; Nàng tiên ốc.
- Những điều mà bà muốn gửi gắm: bài học về triết lí sống nhân ái, thương người như thể thương thân, ở hiền gặp lành.

5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.
Trả lời:
- Điều bố dành cho trẻ khác với điều bà và mẹ dành cho trẻ:
+ Bố thể hiện tình yêu của mình qua sự truyền dạy về kiến thức.
+ Bố giúp trẻ em trưởng thành về trí tuệ và nhận thức.

6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh trường lớp hiện lên với những đồ dùng gần gũi với mỗi người. Đó là: bàn, ghế, cái bảng, cái chiếu, cục phấn.
- Thầy giáo hiện lên với các bài học bổ ích.

7. Nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" gợi lên cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Nhan đề gợi cho em những suy nghĩ về sự xuất hiện của loài người thông qua màu sắc kì diệu, giống như các câu chuyện cổ tích chúng ta đã từng đọc.

8. Câu chuyện về nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Điểm khác biệt:
+ Trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người": trẻ em ra đời trước rồi mới đến sự ra đời của người lớn và sự vật thiên nhiên.
+ Trong các câu chuyện khác: người lớn và thiên nhiên xuất hiện trước nhất, sau đó là sự ra đời của trẻ em.
- Ý nghĩa của sự khác biệt:
+ Thể hiện tình yêu thương trìu mến, trân trọng của nhà thơ đối với trẻ thơ.
+ Gửi gắm mong ước tới tất cả mọi người: hãy dành sự quan tâm, thương yêu, chăm sóc cho trẻ em, để chúng được lớn lên toàn diện trong môi trường hạnh phúc.


IV. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người".
- HS viết cảm nhận về đoạn thơ mình yêu thích nhất
Gợi ý:
Đoạn thơ nói về sự xuất hiện của mẹ trong "Chuyện cổ tích về loài người" đã để lại cho em những rung động sâu sắc. Mẹ được sinh ra nhằm mang đến tình yêu thương bao la, rộng lớn "Nhưng còn cần cho trẻ/ Tình yêu và lời ru/ Cho nên mẹ sinh ra/ Để bế bồng chăm sóc". Tình cảm trân quý ấy luôn song hành với lời hát ru ấm áp, ngọt ngào. Từng ngày trôi qua, trẻ em lại thêm trưởng thành và khôn lớn qua những âm thanh, hình ảnh quen thuộc trong mỗi câu hát "Từ cái bống cái bang/ Từ cái hoa rất thơm/ Từ cánh cò rất trắng,...". Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khắc họa chân thực tình cảm cao quý, thiêng liêng của mẹ đối với trẻ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chuyen-co-tich-ve-loai-nguoi-ngan-gon-ngu-van-lop-6-kntt-71628n.aspx
Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã có cách lí giải về nguồn gốc loài người thật hấp dẫn và độc đáo đúng không nào? Taimienphi.vn còn cập nhật và cung cấp những nội dung văn mẫu lớp 6 khác như:
- Phân tích Chuyện cổ tích về loài người
- Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Chuyen co tich ve loai nguoi

, Soan bai Chuyen co tich ve loai nguoi lop 6 sach moi, Tom tat bai Chuyen co tich ve loai nguoi lop 6 ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới