Phân tích Chuyện cổ tích về loài người

Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích chi tiết Chuyện cổ tích về loài người trang 40 sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I dưới đây sẽ gợi ý cho em những định hướng phù hợp khi viết bài, đồng thời giúp em nắm chắc kiến thức quan trọng của tác phẩm này.

Phân tích Chuyện cổ tích về loài người

phan tich chuyen co tich ve loai nguoi

Phân tích bài thơ Chuyện cổ tích về loài người


I. Dàn ý phân tích Chuyện cổ tích về loài người

1. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm "Chuyện cổ tích về loài người".
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm "Chuyện cổ tích về loài người" .

2. Thân bài:
* Phân tích nội dung của bài thơ:
- Sự ra đời của loài người:
+ Trẻ em sinh ra sớm nhất.
+ Khung cảnh lúc bấy giờ: không có dáng cây ngọn cỏ, bóng đêm bao trùm.
- Sự ra đời của thiên nhiên, vạn vật:
+ Mặt trời: giúp trẻ em nhìn rõ.
+ Cây, cỏ, hoa: để trẻ em nhìn nhận màu sắc, kích thước.
+ Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ em lắng nghe âm thanh.
+ Sông: giúp trẻ có nước để tắm.
+ Biển: cung cấp thực phẩm, là phương tiện để trẻ tìm hiểu, khám phá những vùng đất mới.
+ Đám mây: đem đến bóng mát cho trẻ.
+ Con đường: giúp trẻ em tập đi.
- Sự ra đời của gia đình:
+ Mẹ: mang đến tình yêu, lời ru ngọt ngào cùng sự quan tâm, săn sóc.
+ Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích với bài học đạo đức tốt đẹp.
+ Bố: dạy dỗ, chỉ bảo cho trẻ những kiến thức bổ ích.
- Sự ra đời của nhà trường:
+ Các đồ vật như bàn ghế, cục phấn hay chữ viết đều phục vụ cho việc học tập của trẻ.
+ Thầy cô giáo: mang đến kiến thức, dạy dỗ trẻ nên người.
* Phân tích nghệ thuật bài thơ:
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
- Hình ảnh sinh động, hấp dẫn.

3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm "Chuyện cổ tích về loài người".

Cam nhan ve bai tho Chuyen co tich ve loai nguoi

Phân tích Chuyện cổ tích về loài người hay nhất


II. Bài văn mẫu phân tích chi tiết Chuyện cổ tích về loài người

Xuân Quỳnh là một cây bút quen thuộc với các bạn yêu thích đọc sách. Những sáng tác của bà luôn tràn đầy tình yêu thương giản dị, trong sáng của con người trong cuộc sống đời thường. Đặc biệt, bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" với đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật đã để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã lí giải nguồn gốc ra đời của loài người một cách thú vị, độc đáo. Trẻ em là đối tượng được sinh ra sớm nhất:
"Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác"
Khi thế gian rộng lớn vẫn còn đang bao trùm trong sự đen tối của bóng đêm, trẻ em đã được tạo hóa ban tặng cuộc sống. Tuy nhiên, khung cảnh lúc bấy giờ thật hoang sơ và tẻ nhạt. Không có bóng dáng của cây cối, không có hương thơm của hoa lá. Tất cả đều trần trụi, vắng vẻ như buổi đầu sơ khai.
Chính bởi lẽ đó, thiên nhiên vạn vật đã ra đời nhằm phục vụ cuộc sống của trẻ. Đầu tiên là mặt trời với ánh sáng rực rỡ giúp trẻ nhìn nhận rõ thế giới xung quanh. Tiếp đến, cây cỏ hoa lá cũng được sinh ra để trẻ em có thể phân biệt màu sắc, kích thước "Màu xanh bắt đầu cỏ/ Màu xanh bắt đầu cây/ Cây cao bằng gang tay". Bên cạnh đó, tiếng chim cùng làn gió cũng đem đến những âm thanh trong trẻo, thánh thót giúp trẻ con lắng nghe âm thanh cuộc sống "Tiếng hót trong bằng mây/ Tiếng hót cao bằng mây". Dòng sông bắt đầu công việc trở thành con sông mênh mông, để trẻ có thể thoải mái vui đùa tắm mát. Biển cả đại dương bao la xuất hiện, mang đến nguồn thực phẩm phong phú như cá, tôm, nuôi lớn trẻ từng ngày. Những cánh buồm căng gió ra khơi còn là phương tiện để trẻ khám phá, tìm hiểu các vùng đất mới "Biển sinh những cánh buồm/ Cho trẻ con đi khắp". Không chỉ vậy, đám mây, con đường được tạo ra nhằm che bóng mát và vỗ về bước đi chập chững đầu tiên của trẻ. Tất cả những sự vật thiên nhiên, đất trời đều bắt nguồn từ sự ra đời ở trẻ em. Chúng xuất hiện để phục vụ, nuôi dưỡng trẻ em cả về vật chất và tinh thần.
Khi trẻ em cần vòng tay ấm áp của gia đình thì cũng là lúc mẹ được sinh ra:
"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc"
Những lời ru nhẹ nhàng, dịu dàng, chan chứa biết bao âm điệu dân gian của dân tộc như vỗ về, nâng niu trẻ đi vào giấc ngủ yên bình. Từ các hình ảnh quen thuộc như "cái bống cái bang", "cái hoa rất thơm", "cành cò rất trắng",... mẹ đã gửi gắm tình yêu thương cùng sự quan tâm, săn sóc tới con trẻ. Từng ngày trưởng thành, trẻ em lại được lắng nghe những câu chuyện cổ tích của bà. Ở đó chứa đựng biết bao bài học quý báu, giá trị đạo đức tốt đẹp mà con người cần trau dồi, rèn luyện: ở hiền gặp lành, sống nhân ái "Chuyện con cóc, nàng tiên/ Chuyện cô Tấm ở hiền/ Thằng Lý Thông ở ác..." Trẻ tiếp tục lớn lên trong sự bảo ban, dạy dỗ của bố. Bố đem đến những hiểu biết bổ ích để con được mở rộng chân trời mới "Rộng lắm là mặt bể/ Dài là con đường đi/ Núi thì xanh và xa/ Hình tròn là trái đất". Bố là người vừa yêu thương, vừa nghiêm khắc chỉ bảo, chỉ mong sao trẻ "biết ngoan", "biết nghĩ". Tuy rằng, cách thể hiện tình yêu thương của mỗi người tới trẻ được biểu hiện khác nhau nhưng tựu chung lại, tất cả đều mong muốn trẻ sẽ lớn lên trong sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.
Cuối cùng, sự ra đời của trường lớp và thầy giáo cũng góp phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ thơ. Các đồ vật quen thuộc, gần gũi như bàn, ghế, cái bảng, cái chiếu,... đều phục vụ cho việc học tập của trẻ. Thầy giáo xuất hiện mang đến những bài học bổ ích, cần thiết giúp trẻ tiếp cận với kho tàng tri thức quý báu "Thầy viết chữ thật to/ "Chuyện loài người" trước nhất".
Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, nhà thơ đã lí giải một thú vị về nguồn gốc loài người. Bên cạnh đó, việc sử dụng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn cũng tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Các yếu tố tự sự đan cài cùng yếu tố miêu tả còn gợi liên tưởng độc đáo về sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật để phục vụ cho cuộc sống của trẻ em.
Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nghệ thuật đã giải thích "chuyện loài người" một cách độc đáo, cuốn hút. Qua đây, ta cũng cảm nhận được tình yêu thương trìu mến của nhà thơ Xuân Quỳnh với trẻ thơ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-chuyen-co-tich-ve-loai-nguoi-71626n.aspx
Để có thể thuận lợi trong quá trình viết bài phân tích một tác phẩm, em cần nắm chắc kiến thức trọng tâm như nội dung, nghệ thuật. Taimienphi.vn còn biên soạn và cung cấp văn mẫu lớp 6 khác như:
- Tóm tắt Chuyện cổ tích về loài người
- Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người, Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Cao Thắng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Phan tich Chuyen co tich ve loai nguoi

, Cam nhan ve bai tho Chuyen co tich ve loai nguoi, Viet doan van khoang 8 cau ghi lai cam xuc ve bai tho Chuyen co tich ve loai nguoi,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới