Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Chắc hẳn các bạn học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được tiếp cận với thể thơ hai-cư của Nhật Bản. Đừng lo vì Taimienphi.vn sẽ giúp các em trong việc Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức.

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản, Ngữ văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

soan bai chum tho hai cu nhat ban ngu van lop 10 ket noi tri thuc voi cuoc song

Soạn ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản ngắn nhất


I. Trước văn bản đọc

1. Bài thơ ngắn nhất mà bạn đã từng đọc là bài nào? Điều gì khiến nó được lưu lại mãi trong tâm trí của bạn?
Học sinh đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm của bản thân.
* Gợi ý:
- Bài thơ ngắn nhất mà em từng đọc là bài thơ "Cảnh khuya" của tác giả Hồ Chí Minh.
- Điều khiến bài thơ lưu lại mãi trong tâm trí của em là tình yêu thiên nhiên và nỗi lòng của người chiến sĩ.


II. Trong văn bản đọc

1. Hãy hình dung về màu sắc, không khí của khung cảnh được gợi tả trong bài thơ.
HS trả lời theo hình dung của bản thân.
* Gợi ý:
- Màu sắc được gợi tả trong bài thơ:
+ Màu nâu của cành cây khô.
+ Màu đen của cánh quạ đậu.
+ Màu vàng nhạt buổi chiều thu.
- Không khí của khung cảnh là không khí của tiết trời đang vào thu, lạnh lẽo, u ám, ảm đạm.
2. Ấn tượng mà hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" gợi ra cho bạn là gì?
- Ấn tượng mà hình ảnh "hoa triêu nhan" và "dây gàu" gợi ra cho em là hình ảnh bông hoa đang vươn mình quấn vào dây gàu để bung nở, gợi ra sức sống căng tràn của thiên nhiên.
3. Khi nhắc đến "con ốc" và "núi Phu-gi", người ra thường nghĩ đến những đặc điểm nào của chúng?
- Khi nhắc đến "con ốc" người ta thường nghĩ đến sự nhỏ bé, chậm chạp còn nhắc đến núi "Phu-gi" người ta sẽ nghĩ ngay đến sự cao lớn, kì vĩ của thiên nhiên.

Van 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song VietJack

Soạn bài Chùm thơ hai-cư Nhật Bản ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống


III. Trả lời câu hỏi

1. Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.
- Hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên:
+ Bài thơ thứ nhất: hình ảnh con quạ.
+ Bài thơ thứ hai: hình ảnh hoa triêu nhan.
+ Bài thơ thứ ba: hình ảnh con ốc sên.
- Đặc điểm chung của các hình ảnh trên là chúng đều thuộc về thế giới tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với con người.
2. Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian và không gian.
+ Hình ảnh trung tâm: con quạ.
+ Không gian: cành cây khô.
+ Thời gian: chiều thu.
=> Mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ với các yếu tố không gian và thời gian: tương đồng. Hình ảnh con quạ gợi ra sự tang tóc, buồn bã. Cành cây khô gợi khung cảnh u ám, lụi tàn. Còn chiều thu lại tạo nên bức tranh ảm đạm, thiếu sức sống.
3. Bài thơ của Chi-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn, vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang "xin nước nhà bên"?
- Bài thơ của Chi-ô được xoay quanh phát hiện hoa triêu nhan đang quấn lấy dây gàu bên giếng.
- Theo em, phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang "xin nước nhà bên" là bởi nhân vật trữ tình nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sự sống, không nỡ làm tổn thương nên chọn quyết định lựa chọn sang "xin nước nhà bên" để sự sống và cái đẹp được hiện hữu, tiếp diễn.
4. Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về "con ốc" và "núi Phu-gi", hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
- Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về "con ốc" và núi "Phu-gi", ta có thể thấy hai hình này tương phản đối lập với nhau. Bởi con ốc sên gợi ra sự chậm chạp, nhỏ bé trong khi núi "Phu-gi" lại gợi ra sự kì vĩ, cao rộng. Con ốc chậm chạp di chuyển còn ngọn núi ở trạng thái tĩnh, đứng yên.
=> Hình ảnh đối lập giữa con ốc và núi Phu-gi truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa: tượng trưng cho hình ảnh con người đang trên đường chinh phục ước mơ.
5. Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc gì ở người đọc?
- Khoảnh khắc được thể hiện trong bài thơ của Ba-sô có thể khơi gợi những cảm xúc ở người đọc là: sự cô đơn, nhỏ bé giữa một không gian trống trải và tĩnh lặng.
6. Từ bài thơ của Chi-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
- Từ bài thơ của Chi-ô, ta thấy được triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra là: con người nên sống hòa hợp với thiên nhiên. Thiên nhiên chính là cái đẹp và con người cần có thái độ bảo tồn, trân trọng những vẻ đẹp ấy.
7. Bạn cảm nhận như thế nào về hành trình "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa?
- Hành trình "chậm rì" của con ốc trong bài thơ của Ít-sa mang đến cho em những cảm nhận về hành trình chinh phục đỉnh cao của con người. Sự nhỏ bé của ốc sên cũng chính là những khả năng có hạn của con người, nhưng không vì thế mà ta từ bỏ ước mơ của mình. Dẫu có khó khăn, trở ngại như sự kì vĩ của núi Phu-gi thì chúng ta vẫn cần phải nỗ lực, cố gắng không ngừng.


IV. Kết nối đọc - viết

Từ việc đọc ba bài thơ trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư.
Từ việc đọc ba bài thơ trên, điều em cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư đó chính là tính hàm súc của bài thơ. Thể thơ hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản và được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Tác giả rất hạn chế về số từ, mỗi từ được sử dụng đều đảm bảo sự cô đọng, hàm súc. Tuy ít chữ, nhưng vẫn gợi ra được sự liên tưởng về mặt hình ảnh và chiều sâu về cảm xúc cũng như ý nghĩa của cuộc sống. Để khám phá được những khoảng trống trong bài thơ, bản thân người đọc phải liên kết những hình ảnh vốn đã rời rạc với nhau nhằm tìm ra mối liên hệ và lí giải chúng dưới góc nhìn cá nhân. Chính vì thế, mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang những giá trị nghệ thuật độc đáo. Sức hấp dẫn của thể loại này nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi lên được những suy tưởng, cảm xúc.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-chum-tho-hai-cu-nhat-ban-ngu-van-lop-10-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-71026n.aspx
Hình ảnh trong thơ hai-cư thường gắn liền với vẻ đẹp của thiên nhiên. Thông qua đó, nhà thơ bày tỏ tình cảm, suy ngẫm của mình về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Ngoài ra, các em có thể tham khảo một số nội dung bài soạn văn mẫu lớp 10 trên Taimienphi.vn như:
- Soạn bài Thu hứng (Cảm xúc mùa thu, Đỗ Phủ, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Soan bai Chum tho hai cu Nhat Ban Ngu van lop 10 Ket noi tri thuc voi cuoc song

, Ngu van 10 Tap hai Ket noi tri thuc voi cuoc song, Soan bai Chum tho hai cu Nhat Ban ngan gon,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới