Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

Cà Mau là vùng đất nằm ở cực Nam của đất nước. Bài Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người vùng sông nước Cà Mau dưới điểm nhìn của nhà văn Đoàn Giỏi.

Đề bài: Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich van ban song nuoc ca mau

Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau
 

I. Dàn ý Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau


1. Mở bài

- Đi từ lời ca bài hát: "Áo mới Cà Mau".
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: "Sông nước Cà Mau" của tác giả Đoàn Giỏi.
- Nội dung: Cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống con người Cà Mau.


2. Thân bài

* Khái quát chung:

- Tác giả:
+ Đoàn Giỏi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Tiền Giang.
+ Ông nổi tiếng với tác phẩm "Đất rừng phương Nam"
+ Ông thiên viết về thiên nhiên và cuộc sống, con người Nam Bộ.
- Tác phẩm: Được trích từ chương XVIII truyện "Đất rừng phương Nam".
- Nội dung đoạn trích: Như một thước phim quay chậm về vẻ đẹp của Cà Mau, của thiên nhiên và con người nơi đây.

* Phân tích:

a. Cảnh sông nước Cà Mau:

* Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh:
- Sông ngòi bủa giăng chi chít.
- Toàn sắc xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh.
- Âm thanh rì rào của gió, biển, rừng, sóng ru vỗ triền miên.
→ Bằng sự tinh tế và tài năng của mình, Đoàn Giỏi đã gây ấn tượng với người đọc về một vùng không gian rộng lớn, mênh mông.

* Cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau:
- Cách đặt tên sông, tên đất rất độc đáo: không dùng những danh từ mỹ lệ mà gợi vẻ dân dã, thôn quê, sự gần gũi của con người nơi đây.

* Dòng sông Năm Căn:
- Mênh mông, nước đổ như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch.
- Rộng hơn ngàn thước: Rừng đước... như dãy trường thành vô tận → Dòng sông Năm Căn mang vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng.

b. Cuộc sống, con người Cà Mau qua phiên chợ Năm Căn:

* Cuộc sống:
- Đông vui, tấp nập
- Biện pháp liệt kê: những túp lều, những đống gỗ cao như núi, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới,... → Sự quen thuộc của quang cảnh xóm chợ.
- Hình ảnh "Cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" → trù phú.
- Liệt kê: những bến vận hà, những ngôi nhà bè ban đêm dưới ánh đèn măng - sông,.. → Sự nhộn nhịp.
- Các món ăn: món xào, món nấu Trung Quốc, thịt lợn nướng địa phương kèm theo vài cút rượu.

* Con người:
- Người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi → Sự cởi mở, dễ thương của con người Cà Mau.
- Những bà cụ già người Miêu bán rượu.
- Những người Chà Châu Giang bán vải.
→ Sự độc đáo, riêng biệt hơn các xóm chợ khác.
⇒ Như vậy, với sự tài tình tác giả đã vẽ cho chúng ta xem một bức tranh vô cùng đầy màu sắc, đậm đà bản sắc khiến chúng ta cũng khó lòng quên.

* Đánh giá:
- Khẳng định tài năng của tác giả
- Tác phẩm như một bức tranh đẹp đi vào lòng người, khiến độc giả buông cuốn sách xuống mà hình ảnh còn đọng lại trong mình.


3. Kết bài

Đánh giá về giá trị tác phẩm


II. Bài văn mẫu Phân tích văn bản Sông nước Cà Mau

Đã bao giờ bạn nghe về Cà Mau - miền sông nước phía Nam? Cà Mau - miền đất ấy thật xa tôi nhưng không biết tự bao giờ, với một cách tình cờ đã để lại ấn tượng đậm nét trong tôi như lời bài hát: "Áo mới Cà Mau" vậy:

"Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam
Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời
Xuôi mái chèo sông ông Đốc, đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau
Xuồng ghe ngày đêm không ngớt, người Cà Mau dễ thương vô cùng.
..."

Có lẽ, tôi đến được với Cà Mau và ấn tượng với vẻ đẹp nơi đây bởi tôi được cảm nhận qua những người nghệ sĩ - những con người tài ba bằng nhiều cách đã dựng lên những cảnh quan thật đẹp và gần gũi. Đến đây, khi nhắc tới Cà Mau - nhắc tới mảnh đất phương Nam, tôi không thể không nhắc tới tác phẩm: "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đó, đặc biệt nhất là đoạn trích: "Sông nước Cà Mau". Đoạn trích đã xuất sắc khi nói về cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống, con người Cà Mau.

Nhắc tới Đoàn Giỏi, chúng ta không thể phủ nhận tài năng của ông, đặc biệt ở tác phẩm: "Đất rừng phương Nam". Ông đặc biệt yêu quê hương và gắn bó với mảnh đất Tiền Giang. Có lẽ bởi vậy, trong tác phẩm của ông thường thiên về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ. Ở đó, đoạn trích: "Sông nước Cà Mau" thể hiện rõ nét. Đoạn trích được rút từ chương XVIII tác phẩm "Đất rừng phương Nam. Như một thước phim quay chậm về vẻ đẹp của Cà Mau, của thiên nhiên và con người nơi đây.

Trước hết là cảnh sông nước Cà Mau. Ngay đầu đoạn trích chúng ta đã thấy được những ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau: sông ngòi bủa giăng chi chít "như mạng nhện", tất cả toàn một sắc xanh: trời xanh, nước xanh, cây lá xanh. Đặc biệt âm thanh rì rào của gió, của biển, của rừng rồi sóng ru "vỗ triền miên". Có thể thấy, tác giả đã vận dụng hết thảy tài năng của mình: cảm nhận bằng thính giác, thị giác, đi từ khái quát đến cụ thể, tả xem kể, liệt kê, đặc biệt là điệp từ, tính từ chỉ màu sắc đặc biệt gây ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn, mênh mông Cà Mau: tươi đẹp - một vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn và đầy hấp dẫn.

Đưa cặp mắt theo tác giả, chúng ta được đến với cảnh sông ngòi, kênh rạch nơi Cà Mau. Ở cách đặt tên sông, tên đất rất độc đáo khiến người đọc cũng rất tò mò: Chà Là, Cái Keo, sông Bảy Háp, rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt,... "Ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên". Chính cách đặt tên này đã gợi lên vẻ dân dã, mộc mạc và con người đã sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên ấy. Bên cạnh đó, hình ảnh đặc biệt hơn cả là dòng sông Năm Căn. "Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận". Ở đây, nhà văn đã sử dụng các biện pháp so sánh không chỉ tạo hình ảnh cho câu văn mà còn gợi lên vẻ hùng vĩ và thơ mộng của dòng sông. Như vậy, tác giả hẳn phải là người gắn bó với nơi đây thì mới có thể miêu tả chi tiết đến vậy!

Nói đến Cà Mau, ngoài vẻ đẹp thiên nhiên sông nước nơi đây thì chúng ta làm sao quên được vẻ đẹp về cuộc sống cũng như con người nơi đây. Về cuộc sống đông vui, tấp nập. Bằng biện pháp liệt kê: những túp lều, những đống gỗ cao như núi, cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới,... đã cho ta thấy được sự quen thuộc của quang cảnh xóm chợ Cà Mau. Ấn tượng biết mấy hình ảnh: "Cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" gợi lên sự trù phú, hạnh phúc nơi đây. Tiếp đó, nhà văn lại tiếp tục sử dụng biện pháp liệt kê: những bến vận hà, những ngôi nhà bè ban đêm dưới ánh đèn măng - sông,... đã mang đến một sự nhộn nhịp, đông vui, náo nhiệt. Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu các món ăn: món xào, món nấu Trung Quốc, thịt lợn nướng địa phương kèm theo vài cút rượu... Và bên cạnh đó không thể thiếu đi hình ảnh con người: "Người con gái Hoa Kiều bán hàng xởi lởi". Ở đây, từ "xởi lởi" gợi lên sự cởi mở, dễ thương của con gái miền sông nước Cà Mau. Đó là những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miêu bán rượu,... Từ đó cho thấy một sự độc đáo và riêng biệt hơn các xóm chợ khác. Như vậy, với sự tài tình tác giả đã vẽ cho chúng ta xem một bức tranh vô cùng đầy màu sắc, đậm đà bản sắc khiến chúng ta cũng khó lòng quên.

Phải là một người nghệ sĩ tài giỏi thì Đoàn Giỏi mới có thể giúp người đọc hình dung rõ nét đến vậy bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi sông nước Cà Mau. Đồng thời qua đây ta thấy, phải là một con người yêu tha thiết và tự hào về quê hương mình thì tác giả mới có thể viết nên những áng văn muôn đời như vậy. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng như một bức tranh đẹp đi vào lòng người, khiến độc giả buông cuốn sách xuống mà hình ảnh còn đọng lại trong mình.

Qua tác phẩm thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ miền sông nước Cà Mau đồng thời là tình yêu tác giả dành cho quê hương. Từ đó, chúng ta cũng thấy được tình yêu và trách nhiệm của chúng ta với quê hương: luôn yêu thương và gắn bó với quê hương, cố gắng góp phần xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn...

----------------------HẾT-------------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-van-ban-song-nuoc-ca-mau-55749n.aspx
Vậy là qua "Sông nước Cà Mau", nhà văn Đoàn Giỏi đã mang đến cho người đọc những ấn tượng độc đáo về thiên nhiên và con người nơi mảnh đất tận cùng của Tổ Quốc - Cà Mau. Để thấy được tài năng và tấm lòng của nhà văn Đoàn Giỏi dành cho mảnh đất Cà Mau cũng như khám phá hết vẻ đẹp của vùng đất đặc biệt này, các em không nên bỏ qua: Cảm nhận về đoạn trích Sông nước Cà Mau trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, Nghệ thuật miêu tả phong cảnh qua Sông nước Cà Mau và Vượt thác, Kể lại cảnh sông nước Cà Mau bằng lời của mình, Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong Sông nước Cà Mau và Vượt Thác

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Tóm tắt bài sông nước Cà Mau
Phát biểu cảm nghĩ về bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi
Soạn bài Sông nước Cà Mau, Ngữ văn lớp 6
Dàn ý phân tích bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt
Soạn bài Vượt thác, Ngữ văn lớp 6
Từ khoá liên quan:

phan tich van ban song nuoc ca mau

, phan tich song nuoc ca mau cua doan gioi, phan tich nghe thuat bai song nuoc ca mau,

SOFT LIÊN QUAN
  • Tóm tắt bài Sông nước Cà Mau

    Học tốt ngữ văn lớp 6

    Trong nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em cách tóm tắt bài Sông nước Cà Mau, một đoạn trích khá đặc sắc của tác giả Đoàn Giỏi về vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên nơi vùng sông nước Cà Mau và cuộc sống sinh hoạt lao động phong phú của những con người nơi đây.

Tin Mới