Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên

Nếu gặp khó khăn trong việc Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên, Ngữ văn 7, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I, em hãy theo dõi và tham khảo dàn ý cùng bài văn mẫu dưới đây để có những định hướng phù hợp khi viết bài.

Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên

phan tich doan trich nguoi thay dau tien

Phân tích Người thầy đầu tiên

 

I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả và đoạn trích.

2. Thân bài

2.1. Chủ đề và nội dung chính của truyện

- Chủ đề: ca ngợi tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.

- Nội dung chính: kể về những câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và An-tư-nai cùng các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan.

2.2. Phân tích giá trị của tác phẩm

a. Nội dung:

* Tấm lòng yêu thương, sự tận tình, tâm huyết mà thầy Đuy-sen dành cho học trò:

- Nhẹ nhàng hỏi thăm các em nhỏ khi họ vừa đi kiếm ki-giắc trở về.

- Tự tay sửa sang lại trường học, đi kiếm củi dự trữ cho mùa đông.

- Bế các em qua núi trong tiết trời giá lạnh.

- Bỏ ngoài tai những lời nói lỗ mãng của bọn nhà giàu trên núi.

- Lo lắng cho tương lai của học trò, luôn có những ý nghĩ tốt lành: mong học trò được đến thành phố lớn học tập.

* Tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với những công ơn to lớn của thầy Đuy-sen:

- Xúc động trước những ý nghĩ tốt lành của thầy Đuy-sen.

- Yêu mến, kính trọng thầy vì tấm lòng cao cả, nhân từ ở thầy.

- Luôn khắc ghi công ơn của thầy -> nhờ người họa sĩ tìm cách lan tỏa câu chuyện về thầy đến với tất cả mọi người.

* Sự trân trọng, niềm xúc động của người họa sĩ khi biết đến câu chuyện:

- Mang nặng nỗi lòng sau khi đọc xong bức thư của bà viện sĩ An-tư-nai.

- Cảm thấy băn khoăn, lo lắng khi không thể tìm được ý tưởng cho bức vẽ về thầy Đuy-sen.

- Cuối cùng, người họa sĩ đã nghĩ ra rất nhiều ý tưởng cho bức vẽ của mình.

b. Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều ngôi kể: người kể chuyện là người họa sĩ và An-tư-nai -> làm câu chuyện trở nên chân thực, sống động hơn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: làm nổi bật đặc điểm của nhân vật thông qua lời nói, hành động.

- Ngôn từ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng.

c. Đánh giá:

- Về nội dung: Qua đoạn trích, tác giả gửi gắm niềm trân trọng, ca ngợi với những người thầy đang miệt mài chèo lái con thuyền tri thức, đồng thời thể hiện tấm lòng yêu mến, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống.

- Về nghệ thuật: khẳng định ngòi bút tài hoa của tác giả trong việc khắc họa câu chuyện cảm động về tình thầy trò.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị tác phẩm.

 

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Người thầy đầu tiên

Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là một cây bút quen thuộc với độc giả Việt Nam. Các sáng tác của ông thường viết về cuộc sống khắc nghiệt ở quê hương nhưng rất giàu chất thơ. Nổi bật trong số đó phải kể đến truyện "Người thầy đầu tiên". Tác phẩm là lời ngợi ca chân thành về tình cảm cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai.

Đoạn trích "Người thầy đầu tiên" đã mở ra những câu chuyện xoay quanh thầy Đuy-sen và các em nhỏ làng Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Đuy-sen là người thầy đầu tiên mang tri thức, con chữ đến với vùng quê miền núi nghèo nàn, lạc hậu. Với tấm lòng nhiệt huyết, tràn đầy yêu thương, thầy vẫn ngày ngày cố gắng thay đổi tương lai của học trò. Để rồi, sau này, cô học trò bé bỏng An-tư-nai đã trở thành một viện sĩ. Như vậy, qua tác phẩm, nhà văn Ai-tơ-ma-tốp muốn ngợi ca tình cảm thầy trò cao đẹp, thiêng liêng.

Trước hết, tình cảm ấy được dựng xây bởi chính con người giàu tình thương yêu như thầy Đuy-sen. Là người thầy đầu tiên đến với làng, Đuy-sen đã tự tay sửa sang lại trường lớp. Thầy làm tất thảy mọi việc, từ đắp lò sưởi đến bắc ống khói trên mái nhà. Lo sợ lớp học sẽ rét buốt khi vào đông, thầy còn tính tới chuyện dự trữ củi để sưởi ấm, trải rơm ở sàn nhà. Giây phút thấy các em nhỏ phải mang những bao ki-giắc to hơn cả người, thầy Đuy-sen đã nhẹ nhàng an ủi, hỏi thăm. Tình thương cao cả, rộng lớn ở thầy giống như ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn học trò. Và rồi, ngọn lửa ấy trở thành sức mạnh, tiếp sức chúng đến trường. Chứng kiến cảnh mấy em nhỏ chịu đau vì chân lạnh cóng, thầy Đuy-sen không ngại gian khổ, sẵn sàng bế từng em qua dòng nước buốt giá. Giữa tiết trời mùa đông, thầy vẫn bì bõm lội ở suối nước, lấy đá cùng tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ. Thầy luôn mong muốn học trò sẽ đến trường an toàn. Đứng trước việc làm xấu xí, ngỗ ngược cùng lời nói lỗ mãng của bọn nhà giàu, thầy Đuy-sen chẳng để tâm chút nào. Thay vào đó, thầy lo học trò buồn bã nên "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự". Không chỉ vậy, khi An-tư-nai bị chuột rút ở suối, thầy Đuy-sen đã cẩn thận đưa cô bé lên bờ và chăm sóc tỉ mỉ "Thầy hết xoa chân đã tím bầm, cứng đờ như gỗ của tôi, lại bóp chặt đôi tay lạnh cóng của tôi trong lòng bàn tay mình, rồi đưa lên miệng hà hơi ấm cho tôi". Có thể nói, thầy Đuy-sen là người có trái tim tràn đầy tình thương, luôn tận tình, tâm huyết trong mọi việc. Lúc nào thầy cũng khao khát học trò sẽ vươn xa, bay cao tới những miền tri thức mới lạ. Thầy mang trong mình bao ý nghĩ tốt lành về tương lai của chúng. Dường như, trong hành trình làm nghề giáo, thầy chỉ có một ước muốn "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào".

Cam nghi ve nguoi thay dau tien

Phân tích Người thầy đầu tiên

Tình cảm thầy trò quý giá còn được nhà văn Ai-tơ-ma-tốp phác họa qua tấm lòng biết ơn, trân trọng ở An-tư-nai đối với công ơn to lớn của thầy Đuy-sen. Trước những hành động, ý nghĩ tốt đẹp từ thầy, cô bé cảm thấy vô cùng xúc động. Cô bé và các bạn chưa bao giờ ngừng yêu mến, kính trọng thầy vì "tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi". Sau này, khi trở thành bà viện sĩ, An-tư-nai vẫn khắc ghi công ơn dạy bảo của người thầy đầu tiên. Vì thế, An-tư-nai đã viết một bức thư cho người họa sĩ, nhờ anh ta tìm cách truyền đi câu chuyện tốt đẹp về thầy. An-tư-nai hi vọng câu chuyện ấy sẽ "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này".

Tình thầy trò cao đẹp của thầy Đuy-sen và An-tư-nai cũng để lại niềm xúc động cho người họa sĩ. Không giống như An-tư-nai - người trực tiếp trải qua mọi chuyện, anh họa sĩ chỉ đơn thuần được nghe kể lại. Thế nhưng, khi biết toàn bộ câu chuyện, anh cũng không khỏi "mang nặng trong lòng những ấn tượng của lá thư ấy mấy ngày liền". Chính bởi vậy, với khát khao câu chuyện sẽ được lan tỏa tới tất cả mọi người, anh họa sĩ đã cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Anh rối bời trong việc tìm ý tưởng cho bức vẽ. Anh tự dặn mình bằng mọi cách phải nghĩ ra thứ gì đó liên quan đến thầy "hãy nhìn đi, hãy nghiên cứu, chọn lọc". Để rồi, các ý tưởng về bức vẽ lần lượt ra đời. Anh nghĩ tới việc vẽ hai cây phong của thầy và An-tư-nai. Anh cũng nghĩ tới bức tranh "Người thầy đầu tiên", tái hiện lại khoảnh khắc "Đuy-sen bế trẻ con qua con suối và cạnh đấy, những con ngựa no nê hung dữ, những con người đần độn, mũ lông cáo đỏ đi qua chế giễu ông...". Và trong một giây phút bất chợt, người họa sĩ còn nảy ra ý tưởng vẽ cảnh thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh học tập.

Để làm nổi bật chủ đề tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của nghệ thuật. Trước hết, tác giả rất khéo léo trong việc sử dụng nhiều điểm nhìn. Lời kể chuyện đan xen của người họa sĩ và An-tư-nai đã giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực. Tiếp đến, đặc sắc về hình thức nghệ thuật còn đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động. Từ đó, giúp bộc lộ phẩm chất, tính cách ở nhân vật. Ngoài ra, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng cũng làm tác phẩm trở nên gần gũi, dễ in dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Qua đoạn trích "Người thầy đầu tiên", nhà văn Ai-tơ-ma-tốp khéo léo gửi gắm niềm trân trọng, yêu mến, ngợi ca tới những thầy cô đang miệt mài chèo lái con thuyền tri thức. Đồng thời, ông còn thể hiện tấm lòng thương yêu, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống như cô bé An-tư-nai. Cảm ơn ngòi bút tài hoa của tác giả đã khắc họa thật chân thực câu chuyện cảm động về tình thầy trò.

Theo dòng thời gian, "Người thầy đầu tiên" vẫn luôn là tác phẩm được nhiều bạn đọc yêu thức. Khép lại trang sách, ta sẽ không thể quên hình bóng người thầy tận tụy Đuy sen cùng cô học trò lương thiện An-tư-nai.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-trich-nguoi-thay-dau-tien-72165n.aspx
Nội dung trên đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích khi em học văn bản Người thầy đầu tiên. Em có thể vận dụng chúng vào việc soạn bài ở nhà. Taimienphi.vn luôn đồng hành cùng em trong quá trình học môn Ngữ văn 7. Mời em tham khảo một số bài văn mẫu lớp 7 hay khác như:
- Người thầy đầu tiên: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Tóm tắt Người thầy đầu tiên

Tác giả: Thuỳ Chi     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Phan tich doan trich Nguoi thay dau tien

, Van mau phan tich doan trich nguoi thay dau tien, Van mau phan tich nguoi thay dau tien ngan gon nhat ngu van 7 KTTT HK1,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới