Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

Cha con nghĩa nặng là câu chuyện cảm động về tình phụ tử. Bài phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu để thấy được vẻ đẹp của tình phụ tử và lòng hiếu thảo qua câu chuyện của Trần Văn Sửu và thằng Tí.

Đề bài: Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich doan trich cha con nghia nang cua ho bieu chanh

Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh


I. Dàn ý Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác giả Hồ Biểu Chánh, đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" thuộc nửa sau chương IX của tiểu thuyết cùng tên.


2. Thân bài

- Phân tích hoàn cảnh và số phận của Trần Văn Sửu:
+ Là người nông dân chất phác thật thà, là người chồng yêu vợ thương con
+ Bi kịch gia đình xảy đến đành phải trốn đi bảo vệ hạnh phúc và êm ấm cho con
- Phân tích cuộc gặp gỡ của hai cha con trên cầu Mê Tức:
+ Tình thương con và sự hy sinh của Trần Văn Sửu
+ Tình thương cha và lòng hiếu thảo của nhân vật "Thằng Tí"


3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của đoạn trích:

 

II. Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh (Chuẩn)

Văn học Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm ca ngợi tình cảm gia đình, tình mẫu tử và tình cha con, tất cả đều thể hiện và ca ngợi truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Riêng đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" trích trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Hồ Biểu Chánh lại mang một nét rất đặc biệt, vẻ đẹp của tình cảm cha con được tô thắm trên nền của bản sắc văn hóa mang đậm dấu ấn đặc trưng của cuộc sống và tính cách con người Nam Bộ.

Xây dựng nhân vật Trần Văn Sửu, tác giả đã gửi gắm vào đó là hình ảnh đại diện cho những người con Nam Bộ, những người nông dân hiền lành, chân chất và thật thà chăm chỉ, sống tình nghĩa và yêu thương vợ con hết lòng. Tuy nhiên, Sửu lại rơi vào hoàn cảnh bi kịch gia đình, lấy phải cô vợ xấu nết, trong lần bắt quả tang vợ ngoại tình, vợ anh không những không biết ăn năn hối lỗi mà còn hỗn láo ngang ngược giữ chồng cho tình nhân chạy thoát. Trong cơn giận anh xô vợ ra, không may vợ ngã đúng cái phản chết ngay mang trong mình tội giết vợ, Sửu phải bỏ trốn để không bị bỏ tù và để gìn giữ cuộc sống yên ổn cho các con. Mười mấy năm đi biệt xứ, Trần Văn Sửu đã phải chịu bao khổ cực, đắng cay nơi đất khách quê người, cùng với đó là lòng nhớ thương các con da diết khôn nguôi. Cuối cùng anh phải lén về thăm con, gặp lại cha vợ, Sửu biết được tình hình các con đều yên ổn cả anh đã có phần yên tâm. Cha vợ anh là hương thị Tào thực sự là một người cha giàu lòng vị tha, dù biết con rể lỡ tay giết con gái mình nhưng ông hiểu và cảm thông tha thứ, ông cũng bày tỏ rõ quan điểm rằng sự trở về của Sửu lúc này chỉ gây ra bất lợi cho cuộc sống của các con. Sửu nghĩ đến sự ổn định lâu dài và hạnh phúc nên anh quyết tâm dứt áo ra đi dù chưa được nhìn mặt con một lần. Anh bỏ chạy như trốn tránh cũng như để lòng mình không còn vương vấn làm khổ các con, ngồi trên cầu Mê Tức, anh đã suy nghĩ đến cái chết, sống làm gì khi chẳng được về làng, chẳng được người làng chấp nhận và chẳng được gặp con cái "Bây giờ mình còn sống nữa làm gì... chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa". Khi Sửu định nhảy cầu tự tử thì may sao thằng Tí đã đến kịp lúc, nó nhận ra cha trong niềm hạnh phúc vỡ òa "Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói: "Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy".

Suốt mười mấy năm cha con không gặp lại nhau, niềm hạnh phúc và sự xúc động khiến cho người cha không nói nên lời, chỉ biết ôm con mà khóc. Gặp được con là điều Sửu không nghĩ đến, cha con quyến luyến bịn rịn nhưng anh vẫn quyết định đến lúc phải đi, nghĩ đến tương lai của con anh giục con trở về "Con đừng có cãi cha. Con phải về đặng lo cưới vợ", thương con, mong nhớ con nhưng Sửu đã gạt qua những nỗi khổ tâm của mình để nghĩ cho hạnh phúc của con. Khi thằng Tí nhắc đến chuyện của mẹ nó, anh Sửu đã trần tình nói cho con hiểu rằng anh không còn trách mẹ nó nữa, răn dạy con vẫn phải tôn trọng mẹ bởi "Má con có quấy là quấy với cha, chứ không quấy với con", anh cũng tự nhận bi kịch đó là do số mạng của mình, không thể trách hay oán giận ai. Dù rất muốn trở về đoàn tụ với các con nhưng Sửu biết về rồi làng tổng họ lại bắt nên anh đã nói với con rằng "Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên cưới chồng mới tử tế được". Quả thực nỗi lòng và tình thương con của Trần Văn Sửu rất tha thiết, về phần mình anh không màng khó khăn khổ sở, đi bỏ xứ bất cứ đâu chịu bất cứ hoàn cảnh gì cũng được miễn các con được yên ổn, sống tử tế. Thằng Tí khi gặp được cha sau bao năm xa cách và tưởng rằng cha đã mất, không có cách nào giúp cha trở về đoàn tụ thì nó nhất nhất muốn đi theo chăm lo cho cha, không muốn cha phải chịu cảnh một thân một mình "Đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về", nó chẳng còn nghĩ đến hạnh phúc của mình, không còn quan tâm đến chuyện vợ con hay gia đình mà chỉ nghĩ sao có thể lo cho cha. Lòng hiếu nghĩa của thằng Tí không chỉ khiến anh Sửu xúc động mà cả người đọc cũng cảm thấy ấm lòng, nó không chỉ thương cha, hiểu nỗi lòng của cha mà còn sẵn sàng bỏ qua tất cả mọi thứ để vì cha.

Có thể nói, đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" của Hồ Biểu Chánh đã diễn đạt thành công tình phụ tử sâu nặng, thiêng liêng, đạo lý làm người đã chiến thắng pháp lý xã hội, tình nghĩa cha con đã chiến thắng những mâu thuẫn giữa tình cha thương con, tình con thương cha và hạnh phúc của con.

---------------------HẾT-----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-doan-trich-cha-con-nghia-nang-cua-ho-bieu-chanh-47546n.aspx
Cha con nghĩa nặng và câu chuyện cảm động về tình cha con, để nắm vững kiến thức trọng tâm của tác phẩm, bên cạnh bài Phân tích truyện Cha con nghĩa nặng trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Cha con nghĩa nặng, Tình cảm cha con trong Cha con nghĩa nặng, Soạn bài Cha con nghĩa nặng, Hồ Biểu Chánh.

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Dàn ý tình cảm cha con trong Cha con nghĩa nặng
Phân tích đoạn trích "Cha vẫn cương quyết..." để làm nổi rõ tính kịch và tư tưởng của Sile
Dàn ý phân tích đoạn trích "Cha vẫn cương quyết..." để làm nổi rõ tính kịch và tư tưởng của Sile
Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
Từ khoá liên quan:

phan tich doan trich cha con nghia nang cua ho bieu chanh

, phan tich truyen cha con nghia nang cua ho bieu chanh,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link tải Telegram cho Android, iPhone phiên bản mới nhất

    Telegram là ứng dụng gửi tin nhắn bảo mật, miễn phí được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng hiện nay. Ngay bây giờ, bạn có thể truy cập link tải Telegram cho Android, iPhone, cài đặt app và sử dụng trên thiết bị của mình.