Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1

Trong khổ thơ đầu bài Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu đã bộc lộ khát vọng muốn tắt nắng, buộc gió- khát vọng có phần phi lí lại có chút ngông cuồng này thực chất lại là biểu hiện của tình yêu tha thiết với cuộc đời. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1 sẽ giúp các em hiểu hơn về khát vọng và tình yêu cuộc đời của người thi sĩ.

Đề bài: Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

phan tich bai tho voi vang doan 1

Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1
 

Mẹo Phương pháp phân tích bài thơ, đoạn thơ đạt điểm cao

I. Dàn ý Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Xuân Diệu (đặc điểm con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,...)
- Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ "Vội vàng" (khái quát hoàn cảnh ra đời, chủ đề, cảm hứng, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu về đoạn 1 của bài thơ "Vội vàng"


2. Thân bài

a. Ước muốn kì lạ nhưng mãnh liệt và cháy bỏng của thi sĩ
- Xuân Diệu lại khao khát được "tắt nắng", "buộc gió" - ước muốn không thể hiện thực hóa.
- Điệp ngữ "tôi muốn" được tác giả lặp lại hai lần.
- Ước muốn quay ngược lại quy luật tự nhiên - một ước muốn không thể hiện thực hóa ấy của nhà thơ Xuân Diệu xét đến cùng chính là biểu hiện của một tình yêu say đắm, sâu sắc, vô bờ thế giới, cuộc sống thắm sắc đượm hương này.

b. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp ngay trên trần thế
- Hình ảnh thơ độc đáo ong bướm đang tuần tháng mật, "hoa của đồng nội xanh rì", "lá của cành tơ phơ phất', "yến anh khúc tình si", "ánh sáng chớp hàng mi" kết hợp với việc sử dụng điệp ngữ "này đây".
- Màu sắc: Ngập tràn sắc xanh của hoa, của lá, của đồng nội
- Âm thanh những khúc tình si của yến anh
→ Một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, vạn vật như đang căng tròn sức sống mãnh liệt, vạn vật, mọi âm thanh, màu sắc đang quyện hòa, cộng hưởng vào nhau để tạo nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngọt ngào và mê đắm lòng người
→ Một bức tranh thiên nhiên tình tứ, ngọt ngào, vạn vật đang ở thời kì viên mãn, hạnh phúc nhất như chốn "vườn tình", "vườn yêu"

- Hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần":
+ Cảm giác bấy giờ là cảm giác của ái ân tình tự.
+ Cảm giác ấy đã làm cho tháng giêng kia mang trong mình sức quyến rũ không thể cưỡng lại được của một người rạo rực, trinh nguyên.
- Vẻ đẹp của bức tranh ấy cũng làm nhà thơ cảm thấy luyến tiếc, lưu luyến mùa xuân khi nó vẫn đang còn tồn tại


3. Kết bài

Khái quát những đặc điểm đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật trong đoạn 1 của bài thơ "Vội vàng" và nêu cảm nhận của bản thân.


II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1

Được mệnh danh là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới", những sáng tác của Xuân Diệu luôn mang đến cho người đọc một sức sống mới, dạt dào, cảm xúc, tràn đầy sức xuân, nhựa sống và tình yêu. Bài thơ "Vội vàng" là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu. Đọc bài thơ "Vội vàng" nói chung, mười ba câu thơ mở đầu bài thơ nói riêng, người đọc sẽ cảm nhận được một cách chân thực và rõ nét tình yêu say đắm, khát khao mãnh liệt của nhà thơ đối với thiên đường trên mặt đất.

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ chính là một khổ ngũ ngôn, thể hiện ước muốn kì lạ nhưng mãnh liệt và cháy bỏng của thi sĩ.

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi

Nắng và gió là những hiện tượng muôn đời, vĩnh cửu của thiên nhiên, tạo hóa, không bất cứ ai có thể níu giữ hay thay đổi được nó. Ấy vậy mà, giờ đây, thi sĩ Xuân Diệu lại khao khát được "tắt nắng" để giữ lại những màu nắng tuyệt diệu ấy, khao khát được "buộc gió" để níu giữ những hương thơm của cuộc đời. Những ước muốn, khao khát ấy của tác giả như được nhấn mạnh thêm khi điệp ngữ "tôi muốn" được tác giả lặp lại hai lần. Cái ước muốn quay ngược lại quy luật tự nhiên - một ước muốn không thể hiện thực hóa ấy của nhà thơ Xuân Diệu xét đến cùng chính là biểu hiện của một tình yêu say đắm, sâu sắc, vô bờ thế giới, cuộc sống thắm sắc đượm hương này.

Và để rồi, trong phần còn lại của đoạn thơ mở đầu, tác giả đã vẽ ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thiên đường trên mặt đất, "một bữa tiệc lớn" ngát hương, rực sắc giữa chốn trần gian.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi buổi sáng thần vui hằng gõ cửa;

Với những hình ảnh thơ độc đáo ong bướm đang tuần tháng mật, "hoa của đồng nội xanh rì", "lá của cành tơ phơ phất', "yến anh khúc tình si", "ánh sáng chớp hàng mi" đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tình tứ, ngọt ngào. Thêm vào đó, việc sử dụng điệp ngữ "này đây" dường như khiến người đọc cảm nhận thấy rằng vạn vật như đang phô, đang phô diễn ra đầy gợi cảm và mời mọc còn nhân vật trữ tình thì như đang đứng giữa thiên đường ấy mà thường thức, mà chỉ, mà đếm mà kể nhưng không xuể. Không dừng lại ở bức tranh với nhiều hình ảnh độc đáo mà đó còn là bức tranh với ngập tràn sắc xanh của hoa, của lá, của đồng nội cùng âm thanh những khúc tình si của yến anh. Tất cả, tất cả những điều đó đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, vạn vật như đang căng tròn sức sống mãnh liệt, vạn vật, mọi âm thanh, màu sắc đang quyện hòa, cộng hưởng vào nhau để tạo nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngọt ngào và mê đắm lòng người. Đồng thời, đó còn là một bức tranh thiên nhiên tình tứ, ngọt ngào, vạn vật đang ở thời kì viên mãn, hạnh phúc nhất như chốn "vườn tình", "vườn yêu". Và để rồi, Xuân Diệu đã có những cảm nhận thật tinh tế và sâu sắc về bức tranh tuyệt diệu ấy:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Có lẽ, trước Xuân Diệu, trong thi ca Việt Nam chưa từng có cảm giác "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Xuân Diệu với hình ảnh so sánh độc đáo này như muốn chứng minh với người đọc thiên nhiên không còn là vật thể vô tri, vô giác nữa mà với ông nó giống như "cặp môi gần" - làn môi căng tràn, ngọt ngào và quyến rũ của người phụ nữ. Để rồi, cái cảm giác bấy giờ là cảm giác của ái ân tình tự. Chính cảm giác ấy đã làm cho tháng giêng kia mang trong mình sức quyến rũ không thể cưỡng lại được của một người rạo rực, trinh nguyên.

Như vậy, có thể thấy, Xuân Diệu đã tìm ra một bức tranh tuyệt diệu, một thiên đường ngay ở chính trên mặt đất chứ không phải ở đâu xa xôi. Chính phát hiện này đã giúp lí giải vì sao ông lại có ước muốn kì lạ ở những câu thơ mở đầu bài thơ nhưng cũng chính vẻ đẹp của bức tranh ấy cũng làm nhà thơ cảm thấy luyến tiếc, lưu luyến mùa xuân khi nó vẫn đang còn tồn tại.

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Tóm lại, đoạn thơ mở đầu bài thơ "Vội vàng" với những hình ảnh thơ độc đáo, hấp dẫn cùng nhịp thơ nhanh, mạnh đã vẽ nên một thiên đường trên trần thế, đồng thời cũng cho thấy ước muốn, khao khát được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên đường ngay trên chính trần thế này của nhà thơ Xuân Diệu.

-------------------HẾT--------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-bai-tho-voi-vang-doan-1-56318n.aspx
Qua Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 1, các em đã thấy được cái tôi yêu đời thiết tha và mong muốn níu giữ hương sắc tươi đẹp của cuộc sống. Bên cạnh đó, các em có thể tìm hiểu chi tiết về những khổ thơ tiếp theo qua bài: Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, Phân tích Vội vàng của Xuân Diệu, Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 3 và xem Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng hay các em có thể tham khảo bài văn mẫu Phân tích Vội Vàng cả bài để có thể hình dung rõ nét, trau dồi kiến thức tốt nhất.

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Sức hấp dẫn trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Dàn ý phân tích đoạn thơ trong Vội vàng: Xuân đang tới... tiễn biệt
Dàn ý phân tích khổ thơ đầu trong bài Vội vàng để làm sáng tỏ nhận định
Cái tôi trữ tình trong bài thơ vội vàng
Triết lí nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Từ khoá liên quan:

Phan tich bai tho Voi vang doan 1

, phan tich kho 1 bai tho voi vang, bai van phan tich doan mot bai tho voi vang,

SOFT LIÊN QUAN
  • Sơ đồ tư duy Vội vàng

    Sơ đồ tư duy Ngữ văn lớp 12

    Các em có thể tham khảo và học hỏi thêm cách lựa chọn, xây dựng, triển khai các ý chính trong Sơ đồ tư duy Vội vàng ngay dưới đây để bổ sung và hoàn thiện phần sơ đồ của mình cũng như dễ dàng hơn trong việc ôn luyện, củng cố lại các kiến thức đã học trong văn bản này.

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Link tải Naraka Bladepoint Mobile cho Android và iOS

    Naraka Bladepoint Mobile đã ra mắt với đồ họa và lối chơi hấp dẫn. Bạn đang tìm link tải Naraka Bladepoint chính thức? Tải Miễn Phí đã cập nhật phiên bản mới nhất kèm hướng dẫn cách cài đặt chi tiết.