Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Cánh Diều

Các em đã có thể Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Cánh Diều hay chưa? Dàn bài và bài tham khảo dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị tự tin hơn khi thuyết trình về những vấn đề này.

Bài viết liên quan

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Cánh Diều

noi va nghe trinh bay y kien ve mot van de trong doi song ngu van 7 canh dieu

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống SGK 7 trang 36


I. Dàn ý Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1. Dàn ý số 1: Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng nhân hậu, vị tha.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: lòng nhân hậu, vị tha.
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội.
b. Nội dung chính:
- Giải nghĩa lòng nhân hậu, vị tha là gì?
- Biểu hiện của lòng nhân hậu, vị tha.
- Ý nghĩa của lòng nhân hậu, vị tha.
- Phê phán những con người sống không vị tha, nhân hậu.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.

2. Dàn ý số 2: Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng dũng cảm.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: lòng dũng cảm.
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội.
b. Nội dung chính:
- Giải nghĩa lòng dũng cảm là gì?
- Khẳng định lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp.
- Biểu hiện của dũng cảm.
- Phê phán những con người sống hèn nhát, yếu đuối.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.

3. Dàn ý số 3: Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng yêu nước.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: lòng yêu nước.
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội.
b. Nội dung chính:
- Giải nghĩa lòng yêu nước là gì?
- Biểu hiện của lòng yêu nước.
- Chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
- Phê phán những con người không có lòng yêu nước.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.

4. Dàn ý số 4: Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình.
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội.
b. Nội dung chính:
- Khẳng định tình cảm và giáo dục trong gia đình có vai trò to lớn với mỗi người.
- Nếu con người không nhận được tình cảm và giáo dục từ gia đình thì điều gì sẽ xảy ra?
- Những điều cần làm để gia đình luôn hạnh phúc và tràn ngập yêu thương.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ với cuộc sống hiện nay.


II. Bài nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống tham khảo

1. Bài nói và nghe số 1: Trình bày ý kiến của em về lòng nhân hậu, vị tha.

Xin chào cô và các bạn học sinh lớp 7A1. Em là Hậu, hôm nay, em xin được trình bày những suy nghĩ của bản thân về lòng vị tha, nhân hậu. Đây là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người chúng ta cần có.

Trước hết, mình xin được giải nghĩa "Thế nào là lòng nhân hậu, vị tha?". Theo cách hiểu của mình, người có lòng nhân hậu luôn yêu thương, đồng cảm và thấu hiểu với mọi người xung quanh. Còn vị tha là sống quan tâm, không ích kỷ hẹp hòi với mọi người. Như vậy, lòng nhân hậu, vị tha là hai đức tính tốt đẹp, thể hiện tấm lòng lương thiện, biết cho đi yêu thương của con người.

Ông cha ta đã từng khuyên dạy bao đời nay:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."

Lắng nghe và tiếp thu lời dạy ấy, chúng ta đã biết sống yêu thương, quan tâm, san sẻ tới những người xung quanh. Trong cuộc sống hằng ngày, lòng nhân hậu, vị tha được biểu hiện qua cách ứng xử và hành động. Người có tấm lòng nhân hậu, vị tha luôn thương yêu, đùm bọc và giúp đỡ mọi người. Họ sẵn sàng trao đi yêu thương mà không đòi hỏi được đền đáp hay nhận lại. Khi ai đó gặp khó khăn, họ hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện sửa chữa các lỗi lầm. Trong mối quan hệ với bạn bè, người thân, người có lòng vị tha, nhân hậu luôn sống thân thiện và đối xử bằng trái tim chân thành. Họ biết cảm thông, động viên và an ủi mọi người khi gặp vất vả, khó khăn.

Khi học được cách yêu thương và vị tha, chúng ta trở nên hoàn thiện về nhân cách của bản thân. Không chỉ vậy, lòng nhân hậu, vị tha còn giúp ta cảm hóa những người xung quanh, để họ có niềm tin vào chính mình và cuộc sống. Khi tâm hồn tất cả mọi người chứa đựng sự nhân ái, bao dung, xã hội sẽ trở nên tươi đẹp và văn minh hơn.

Bên cạnh những người có tâm hồn trong trẻo thì vẫn còn một vài người sống ích kỉ, vô cảm, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác. Trong tình hình dịch Covid - 19 diễn ra phức tạp vào năm 2020, 2021, rất nhiều cửa hàng thuốc đã nhân cơ hội đó để trục lợi bằng cách tăng giá khẩu trang và que test nhanh. Điều này làm rất nhiều người dân hoang mang. Khì dịch bệnh xảy ra, họ không thể ra ngoài đi làm nhưng các nhu yếu phẩm cần thiết lại bị "đội" giá một cách trắng trợn. Có thể thấy, hành động trên đã đi ngược lại với lối sống yêu thương, nhân ái của dân tộc ta.

Trên đây là bài trình bày của em về lòng nhân hậu, vị tha. Mong rằng, sau buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ biết sống yêu thương, bao dung với mọi người. Mình nghĩ, khi cho đi chân thành thì cũng sẽ nhận lại điều tương tự.

Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

ngu van 7 canh dieu tap 1

Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Cánh Diều

2. Bài nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống số 2: Trình bày ý kiến của em về lòng dũng cảm.

Em chào cô và các bạn. Em xin được giới thiệu, em tên là Thảo - thành viên thứ 30/40 của lớp 7B. Ngày hôm nay, trong tiết nói và nghe, em xin trình bày những suy ngẫm về lòng dũng cảm - đây là phẩm chất đáng quý của con người trong mọi thời đại.

Đối với mình, dũng cảm là không sợ gian nan, hiểm nguy và luôn sẵn sàng đối mặt với thử thách. Người có lòng dũng cảm sẽ không run sợ trước những thất bại, khó khăn của cuộc sống. Họ dám đứng lên đấu tranh cho lợi ích của bản thân và tập thể.

Các bạn ạ, lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp mà con người cần bồi dưỡng. Chỉ khi rèn luyện được sự dũng cảm, chúng ta mới vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để vươn tới thành công.

Từ xưa đến nay, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần dũng cảm lại được biểu hiện một cách chân thực. Hình ảnh các vị tướng cùng quân dân ở mỗi triều đại gan dạ, kiên cường chống giặc ngoại xâm phương Bắc trong mấy ngàn năm lịch sử đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Đó là Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, là tướng Lý Thường Kiệt chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt và rất nhiều vị anh hùng dân tộc khác. Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những người lính - bộ đội cụ Hồ đã dũng cảm chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do nước nhà. Ngày nay, tinh thần ấy tiếp tục được phát huy bởi các chiến sĩ cảnh sát, bộ đội đang ngày đêm canh gác biên giới Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

Tuy nhiên, xã hội vẫn còn một số người sống hèn nhát, không dám đối diện trước thử thách. Họ không dám đấu tranh vì lợi ích của bản thân và tập thể. Khi gặp khó khăn, họ lựa chọn bỏ cuộc thay vì tìm cách giải quyết.

Như vậy, lòng dũng cảm là một phẩm chất mà mỗi người cần bồi dưỡng cho bản thân. Hãy rèn luyện tinh thần dũng cảm từ những việc làm nhỏ nhất bạn nhé!

Bài trình bày của em đến đây là hết. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mọi góp ý, bổ sung của mọi người là một phần quan trọng để bài trình bày của em thêm hoàn thiện và chỉn chu hơn nữa.

3. Bài nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống số 3: Trình bày ý kiến của em về lòng yêu nước.

Em chào cô và các bạn lớp 7A2. Em tên là Ngọc Vy. Hôm nay, em xin trình bày những cảm nhận và suy ngẫm của mình về lòng yêu nước. Như các bạn thấy, lòng yêu nước luôn thường trực trong trái tim chúng ta. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng mà mỗi người dành cho Tổ quốc.

Vậy, theo các bạn, lòng yêu nước là gì? Với mình, lòng yêu nước là tình yêu của con người đối với quê hương, Tổ quốc, được bắt nguồn từ những thứ nhỏ nhất và đơn giản nhất: yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu văn hóa - lịch sử dân tộc, yêu các truyền thống, phong tục tập quán...

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta". Quả thực như vậy, từ xưa tới nay, lòng yêu nước mãi sâu đậm trong trái tim mỗi người con đất Việt, tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong từng thời kì.

Trong thời kì chiến tranh khốc liệt, tình yêu nước được biểu hiện rõ hơn bao giờ hết. Ta bắt gặp hình ảnh người lính là nông dân, sinh viên, công nhân sẵn sàng rời xa quê hương, rời xa gia đình để lên đường nhập ngũ, đi vào nơi chiến trận khốc liệt. Họ không ngại hi sinh tuổi xuân và xương máu để bảo vệ từng tấc đất của dân tộc "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Hay tình yêu đất nước còn được khắc họa qua hình ảnh hậu phương nơi quê nhà. Họ chăm chỉ lao động, sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho tiền tuyến với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân. Quân không thiếu một người".

Trong thời kì đất nước hòa bình, tinh thần yêu nước được biểu hiện qua việc chúng ta chung tay xây dựng đất nước tươi đẹp, phát triển như lời Bác Hồ đã từng nhắn nhủ "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không [...] chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Bên cạnh đó, có rất nhiều bạn trẻ thể hiện lòng yêu nước của mình từ việc phục hồi và phát triển các truyền thống văn hóa của ông cha để lại: tìm hiểu về Việt phục; xây dựng các kênh lịch sử bổ ích, thú vị,... Ngoài ra, trong các ngày lễ lớn của dân tộc như 2/9, 30/4, nhà nhà người người đều treo cờ Tổ quốc để kỉ niệm.

Các bạn ạ, ai trong mỗi chúng ta đều thổn thức một tình yêu đất nước. Tuy nhiên, một số người trong cuộc sống hiện nay lại có suy nghĩ lệch lạc, họ không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

Như vậy, lòng yêu nước là yếu tố bồi dưỡng tâm hồn, là động lực để con người sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương và đất nước. Vì thế, mỗi chúng ta cần không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức để cống hiến cho nước nhà.

Trên đây là bài trình bày của em về lòng yêu nước. Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của mọi người. Em xin chân thành cảm ơn.

4. Bài nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống số 4: Trình bày ý kiến của em về vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình

Xin chào cô và các bạn lớp 7A. Em là Hải. Ngày hôm nay, em xin được trình bày những suy nghĩ và cảm nhận của mình về "Vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình". Mong rằng, qua bài trình bày này, mỗi người chúng ta sẽ yêu thương và quý trọng gia đình của mình hơn.

Đầu tiên, mỗi người được sống trong tình cảm yêu thương của người thân sẽ bồi dưỡng được tâm hồn cao đẹp. Gia đình giống như chỗ dựa tinh thần trong cuộc sống, là nơi mỗi cá nhân tìm về sau những khó khăn, gian khổ hay thất bại ngoài kia.

Tiếp theo, gia đình chính là ngôi trường đầu tiên của chúng ta. Những bài học ý nghĩa được gửi gắm qua từng lời hát ru của bà, của mẹ. Hay đó còn là lời dạy bảo của cha về các giá trị đạo đức. Có thể nói, gia đình là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn". Nhưng không phải ai cũng thấm thía lời dạy từ Người về vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình. Ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp vấn nạn bạo lực gia đình. Một gia đình mà vợ chồng bất hòa, bố mẹ đánh đập con cái, anh chị em xung đột vì mâu thuẫn, lợi ích cá nhân thì đó không phải là một gia đình đúng nghĩa. Trước hết, bạo lực gia đình gây nên những vết thương như gãy tay, gãy chân, chấn thương sọ não, bầm tím vì tích tụ máu,... Không chỉ vậy, nó còn gây ra nỗi hoảng sợ trong tâm lí, đeo bám suốt cuộc đời mỗi cá nhân. Và từ đây, gia đình không còn là tổ ấm yêu thương, vỗ về mà trở thành nỗi ám ảnh.

Vậy, cần làm gì để gia đình luôn hạnh phúc và tràn ngập tình yêu thương? Để trả lời được câu hỏi này thì bản thân mỗi người cần tự ý thức về trách nhiệm của mình với gia đình. Chúng ta hãy sống yêu thương, chăm sóc, quan tâm tới người thân. Chúng ta nên thể hiện tình cảm của mình trong cả lời nói và hành động như: chào hỏi bố mẹ trước khi tới trường, dành cái ôm ấm áp tới ai đó khi họ buồn,... Mỗi cá nhân cũng cần biết bảo vệ các thành viên và danh dự gia đình mình.

Bài thuyết trình của em về "Vai trò của tình cảm và giáo dục trong gia đình" đến đây là kết thúc. Thông qua đây, mọi người hãy rút ra bài học sâu sắc về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình nhé.

Em rất mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài nói của em hoàn thiện hơn.

Từ bài tham khảo trên đây, các em hãy có ý thức hơn nữa trong việc rèn luyện và bồi dưỡng những phẩm chất, đức tính tốt đẹp: lòng yêu thương, vị tha; lòng dũng cảm, lòng yêu nước... Mong rằng, khi học môn Ngữ văn, các em sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích và ý nghĩa cho bản thân.

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-trinh-bay-y-kien-ve-mot-van-de-trong-doi-song-ngu-van-7-canh-dieu-71504n.aspx
Tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng nhân hậu, vị tha
- Nói và nghe: Trình bày ý kiến của em về lòng dũng cảm

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

noi va nghe trinh bay y kien ve mot van de trong doi song ngu van 7 canh dieu

, soan van 7 tap 1 trinh bay y kien ve mot van de trong doi song, trinh bay y kien ve mot van de trong doi song sgk 7 trang 36,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới