Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính

Hình ảnh người lính dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy đã để lại trong chúng ta những rung động sâu sắc. Bài tham khảo Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính trong Ngữ văn 7 Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I sẽ giúp em chuẩn bị kĩ hơn nội dung thuyết trình.

Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính

noi va nghe trinh bay suy nghi ve hinh anh nguoi linh

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính


I. Dàn ý trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính

a. Mở đầu: Giới thiệu vấn đề: hình ảnh người lính (Dẫn dắt từ văn bản Đồng dao mùa xuân/Gặp lá cơm nếp).

b. Triển khai: Nêu suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính.

Gợi ý:

+ Sự thân thuộc của người lính (màu áo, ba lô con cóc,...).

+ Công lao, sự đóng góp của người lính trong thời chiến tranh.

+ Công lao, sự đóng góp người lính trong thời bình.

c. Kết thúc: Khái quát lại về hình ảnh người lính.

 Viet doan van ve hinh anh nguoi linh

Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính - văn mẫu 7


II. Đoạn văn tham khảo trình bày suy nghĩ về hình ảnh người lính

1. Đoạn văn tham khảo ngắn gọn số 1

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Huyền Trang. Sau đây, em xin trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người lính.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ấn tượng sâu sắc với những người lính bộ đội cụ Hồ, những người đã cống hiến, hi sinh thầm lặng vì độc lập, tự do của dân tộc. Sau khi học bài thơ "Đồng dao mùa xuân" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em càng biết ơn và trân trọng công lao của họ. Vậy những người lính trong thời chiến và thời bình có điểm gì khác biệt?

Thời kì chiến tranh, những người lính đa phần xuất thân từ nông dân, ở những miền quê khác nhau, nhưng vì nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ không ngần ngại rời xa quê hương đến nơi tiền tuyến. Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ diễn ra ác liệt, biết bao người lính đã hi sinh để dành lại mùa xuân cho đất nước: những người lính trên chiến trường Trường Sơn, mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng, anh Phan Đình Giót, chị Võ Thị Sáu... Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng họ đã chiến đấu và hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Sự cống hiến của người lính khiến ta không khỏi cảm phục.

Trong thời bình, đất nước tập trung cho công cuộc xây dựng và phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau: kinh tế, chính trị, văn hóa,... nhưng những người lính vẫn giữ nhiệm vụ bảo vệ hòa bình cho đất nước. Ở nơi đảo xa, nơi biên giới, người lính cống hiến thầm lặng, họ vẫn ngày đêm canh gác để đất nước ta toàn vẹn lãnh thổ, cho nhân dân giấc ngủ yên bình. Đặc biệt, trong thời kì dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp, chúng ta thấy màu xanh áo lính ở khắp mọi nơi giúp đỡ chúng ta trong công tác phòng, chống dịch và mang đến cho mọi người nhu yếu phẩm cần thiết.

Hình ảnh người lính ở trong bất kì thời kì nào cũng khiến chúng ta xao xuyến, xúc động bởi những đóng góp của họ trong quá trình dựng xây và bảo vệ đất nước. Bài nói của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

2. Đoạn văn tham khảo ngắn gọn số 2

Xin chào cô vào các bạn. Em rất vui khi được trình bày suy nghĩ bản thân về hình ảnh người lính. Mong cô và các bạn lắng nghe và đóng góp ý kiến để bài thuyết trình của em được hoàn thiện hơn.

Sau khi học bài thơ "Gặp lá cơm nếp", những rung động sâu sắc về hình ảnh người lính dũng cảm, sẵn sàng rời xa gia đình, xa quê hương lại gợi lên trong em. Những người lính dũng cảm, kiên cường bảo vệ hòa bình đất nước và dân tộc.

Hình ảnh người lính chắc hẳn luôn quen thuộc với mỗi chúng ta. Khi nhắc tới người lính, ai cũng hình dung trong đầu một anh bộ đội mặc áo xanh, khoác ba lô con cóc và nụ cười trìu mến, thân thiện.

Trong chiến tranh, những người lính mang trong mình một tình yêu tha thiết, họ xa gia đình, xa quê hương để ra trận. Với khao khát đem lại mùa xuân cho đất nước, họ sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua những tác phẩm thơ ca, câu chuyện lịch sử, phim tài liệu, sách báo,... Sự hi sinh của họ gắn với những chiến thắng oanh liệt: Chiến thắng điện biên phủ trên không, chiến dịch Thu Đông - Việt Bắc, chiến dịch Biên giới,... Người lính tuy ra đi nhưng tâm hồn, dáng hình của họ đã hòa vào dáng hình núi sông.

Ở thời bình, những người lính vẫn tiếp tục công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Họ không ngần ngại gian khổ, khó khăn đến những miền xa xôi giúp đỡ bà con miền núi khai hoang. Người lính đến giúp đỡ những em nhỏ đồng bào thiểu số xây trường học. Trong thời kì dịch bệnh Covid 19 diễn ra, không ít những đồng chí đã ra đi trong quá trình giúp đỡ người dân phòng, chống dịch. Hay như ba người lính cứu hỏa tại quận Cầu Giấy, họ hi sinh khi đang làm nhiệm vụ chữa cháy cho người dân. Những đóng góp của người lính đối với cuộc sống chúng ta không thể kể đến được. Vì vậy, chúng ta hãy yêu quý, trân trọng những người lính nhiều hơn.

Em xin dừng bài thuyết trình ở đây. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe! Rất mong sẽ nhận được góp ý của cô và các bạn.

.....................................................HẾT.................................................

https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-trinh-bay-suy-nghi-ve-hinh-anh-nguoi-linh-71677n.aspx
Để bài nói của mình trở nên hoàn thiện hơn, các em nên phân tích, trình bày những vẻ đẹp phẩm chất của người lính. Các em có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 7 khác:
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về tình yêu đất nước
- Nói và nghe: Trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn đối với những người đang cống hiến thầm lặng cho xã hội

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuỷ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Link tải Sách giáo khoa lớp 3 Kết nối tri thức
Giải toán lớp 6 trang 37 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức
Từ khoá liên quan:

Noi va nghe Trinh bay suy nghi ve hinh anh nguoi linh

, Cam nhan cua em ve hinh tuong nguoi linh trong hai doan tho sau, Cam nhan ve hinh anh nguoi linh trong hai bai tho tieu doi xe khong kinh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    File mềm sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh

    Ngoài sách Chân trời sáng tạo, bộ sách Cánh Diều thì bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn theo tiêu chuẩn sách giáo khoa mới đưa ra thử nghiệm trong năm học mới. Giống ...

Tin Mới