Ánh trăng là bài thơ mang đậm tính triết lí, suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy, cùng tham khảo cách Mở bài bài thơ Ánh trăng ngay sau đây để học hỏi cách dẫn dắt vào bài Phân tích bài thơ Ánh trăng hay, ấn tượng nhất.
Một số cách mở bài bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Mở bài bài thơ Ánh trăng
1. Mở bài số 1:
Trăng là nguồn thi cảm bất tận trong thơ văn xưa và nay. Ngày xưa, ta thấy trăng trong những lời ca dao thân thương về chuyện tình đôi lứa, đến với thơ văn trung đại ta biết trăng qua bóng nguyệt- người thương, thơ ca hiện đại mang trăng vào trong thơ cũng đầy tự nhiên, trăng lúc này đã mang màu xúc cảm. Đó là ánh trăng mang nỗi buồn ưu tư buồn, say, nhớ thương trong thơ Hàn Mặc Tử, là ánh trăng bạn bày, tri kỷ trong tiếng thơ Tản Đà, Hồ Chí Minh hay là ánh trăng mang màu lý tưởng trong thơ Chính Hữu. Cũng viết về chủ đề ánh trăng nhưng Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng đã mang đến cho ánh trăng vốn quen thuộc một vẻ đẹp hoàn toàn mới lạ, đó không chỉ là vẻ đẹp thuộc tự nhiên nữa mà ánh trăng còn là biểu tượng cho những ân tình thủy chung trong quá khứ.
>>Tham khảo thêm Những cách kết bài Ánh trăng hay.
2. Mở bài số 2:
Nguyễn Duy là một tác giả có hồn thơ nhẹ nhàng, gần gũi , thơ ông với ngôn từ giản dị, tự nhiên nhưng lại chất chứa nhiều nỗi suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người. Hầu hết, những hình tượng nghệ thuật trong thơ ông đều rất chân quê và đầy gợi cảm, đó là bóng mẹ, là con sông quê hương, là cây tre người Việt hay hơi ấm từ ổ rơm,....và không thể thiếu được vầng trăng thiên nhiên. Ánh trăng soi rọi con đường, soi rọi cánh đồng quê, ánh trăng soi rọi bước đường chiến đấu và soi rọi cả những cõi sâu nhất của tâm hồn con người. Bài thơ " Ánh trăng" là một bài thơ viết về trăng vô cùng độc đáo, tác phẩm đã đi vào trái tim người đọc qua bao thế hệ.
3. Mở bài số 3:
Có một nhà thơ từng nói rằng: "Thơ là rượu của thế gian”, bởi vậy mà có biết bao bài thơ đẹp khiến ta mê mẩn, bao bài thơ hay khiến ta say, ta nhớ. Những vần thơ đẹp ấy nó mê hoặc con người không chỉ bởi những nhịp, vần của ngôn từ mà còn bởi những giá trị, ý nghĩa ẩn sau ngôn từ ấy. Tôi cũng đã từng say mê một tác phẩm như thế, nó là thứ rượu ngôn từ khiến tôi khắc khoải, trầm ngâm trong từng nhận thức về lẽ sống, về cuộc đời khi thưởng thức. Đó là tuyệt phẩm được viết nên bởi một con người có trái tim nhiệt huyết và dồi dào sức trẻ Nguyễn Duy với bài thơ "Ánh trăng". Bài thơ được viết vào năm 1978, những ngày sau đất nước thống nhất, ngày mà hoà bình được lặp lại trên quê hương, xứ sở.
4. Mở bài số 4:
Nhắc đến thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ không thể không nhắc đến Nguyễn Duy- một nhà thơ, một nhà hoạt động cách mạng tiêu biểu. Ông là người con của vùng đất địa linh- nhân kiệt Thanh Hoá, là người có nhiều cống hiến cho văn học hiện đại Việt Nam và đạt nhiều giải thưởng lớn về văn học, nghệ thuật của nước nhà. Những tác phẩm chính của ông như Cát trắng, Đường xa, Tình tang, Ánh trăng….gây thương nhớ trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, bài thơ "Ánh trăng" trích trong tập thơ cùng tên đã mang đến cho người thưởng thức những cảm xúc khó quên, thức tỉnh mỗi chúng ta về lẽ sống thủy chung ở đời.
-----------------HẾT----------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/mo-bai-bai-tho-anh-trang-54399n.aspx
Các bạn có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 9 khác ngoài Mở bài bài thơ Ánh trăng như: Mở bài bài thơ Đoàn thuyền đánh cá; Mở bài bài thơ Bếp lửa; Mở bài bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Mở bài bài thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga; Mở bài Chuyện người con gái Nam Xương;...