Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: "Từ hồi về thành phố... cho ta giật mình"

Ánh trăng là bài thơ hay, giàu tính triết lí của nhà thơ Nguyễn Duy. Thông qua hình ảnh ánh trăng, nhà thơ đã gợi nhắc về những ân tình thủy chung trong quá khứ. Bài văn mẫu cảm nhận về đoạn thơ trong Ánh trăng: Từ hồi về thành phố... cho ta giật mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về nội dung này.

Bài viết liên quan

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: "Từ hồi về thành phố... cho ta giật mình"

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

cam nhan cua em ve doan tho sau trong bai anh trang tu hoi ve thanh pho cho ta giat minh

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: "Từ hồi về thành phố... cho ta giật mình"
 

Bài văn mẫu Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài Ánh trăng: "Từ hồi về thành phố... cho ta giật mình"

Hình ảnh vầng trăng từ xưa đến nay luôn gần gũi, gắn bó với con người Việt Nam. Trăng rằm tháng tám, trăng tròn vành vạnh mỗi ngày rằm... ánh trăng chiếu sáng từ nhà ra ngõ... Cũng chính bởi sự gần gũi như vậy mà đây là hình ảnh đi vào những tác phẩm văn học của các thi sĩ như một nguồn cảm hứng đặc biệt. Nguyễn Duy cũng tìm thấy nguồn cảm hứng thi ca qua hình ảnh vầng trăng với một thi phẩm đặc sắc "Ánh trăng". Bài thơ là thông điệp, triết lí mà tác giả muốn gửi gắm. Điều này được thể hiện rõ nhất qua bốn khổ thơ cuối bài.

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, vầng trăng nghĩa tình trọn vẹn với quá khứ thủy chung, gắn bó cùng con người thì đến khổ thơ thứ hai, vầng trăng ở hiện tại đã làm thay đổi mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

" Từ ngày lên thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường"

Khi đất nước hòa bình, khi hoàn cảnh sống của con người thay đổi, đó là lúc suy nghĩ của con người cũng thay đổi. Khi được sống hòa mình với ánh điện, cửa gương, với những tiện nghi đủ đầy, xa rời với thiên nhiên, vầng trăng lúc này như người dưng qua đường, xa lạ không quen biết. Vầng trăng xưa kia đã trở thành dĩ vãng, đã trở thành những hoài niệm trôi vào quên lãng của con người. Vầng trăng vẫn thế, vẫn vẹn nguyên nghĩa tình, không thay đổi nhưng con người giờ đây đã đổi thay. Con người đã dửng dưng, lạnh nhạt đến vô tình với quá khứ nghĩa tình.

Mạch cảm xúc của nhân vật thay đổi khi xuất hiện một tình huống bất ngờ:

"Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn - đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn"

Một hoàn cảnh bất ngờ, con người khẩn trương, vội vàng bật tung cửa sổ. Người và trăng gặp gỡ nhau. Và mạch cảm xúc tiếp tục được thể hiện ở những câu thơ tiếp theo:

" Ngẩng mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng"

Mặt đối mặt, ở đây ta hiểu mặt chính là mặt trăng và mặt người. Cả hai cùng đối diện với nhau. Con người lúc này có cảm xúc rưng rưng, như tất cả quá khứ ùa về. Đó là sự thức tỉnh sau những quên lãng của quá khứ nghĩa tình. Đối diện với vầng trăng, con người nhận ra sự thờ ơ, vô cảm của mình bấy lâu nay, tất cả quá khứ chợt ùa về trong xúc cảm rất đỗi thân thương. Vầng trăng vẫn ở đây, vẫn vẹn nguyên:

"Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình"

Vầng trăng vẫn như vậy nhưng "im phăng phắc" đủ khiến cho những sai lầm, những sự vô cảm của con người phải thức tỉnh, đủ để khiến con người ta giật mình. Đó là sự thức tỉnh đúng lúc, thức tỉnh về nhân cách, về lối sống.

Bốn đoạn thơ cuối nói riêng hay cả bài thơ nói chung chính là những xúc cảm rất đỗi chân thực về những thông điệp mà Nguyễn Duy muốn gửi gắm đến với độc giả. Mượn hình ảnh vầng trăng để nói lên cách sống, lối sống, suy nghĩ của một bộ phận con người trong xã hội hiện đại, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, với quá khứ và hiện tại.

---------------HẾT-----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-doan-tho-sau-trong-bai-anh-trang-tu-hoi-ve-thanh-pho-cho-ta-giat-minh-41754n.aspx
Nhằm giúp các em học tốt tác phẩm Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy, bên cạnh bài văn mẫu trên đây, Taimienphi.vn còn tuyển chọn và đăng tải rất nhiều tài liệu học tập hay như: Cảm nhận của em về 2 khổ đầu bài Ánh trăng, Phân tích tính đa nghĩa của nhan đề Ánh trăng, Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng, Cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, các em hãy cùng tham khảo nhé.

Tác giả: Trọng Tâm     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

cam nhan cua em ve doan tho sau trong bai anh trang tu hoi ve thanh pho cho ta giat minh

, cam nhan cua em ve 3 kho tho cuoi trong bai anh trang, cam nhan ve bai tho anh trang,

Tin Mới