Trong những năm gần đây, kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, việc tạo ra một hành lang pháp lý cho thị trường bảo hiểm là rất quan trọng và cần thiết. Điều này đã được cụ thể hóa trong luật kinh doanh bảo hiểm và được Taimienphi.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Để tạo khuôn khổ pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm đã được ra đời từ những năm 2000 và được sửa đổi bổ sung năm 2010. Cho đến nay, nhằm đảm bảo cho sự phù hợp với tình hình thực tế, Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa XV.
Nội dung, những điểm mới của Luật Kinh doanh bảo hiểm của Quốc hội, Luật số 08/2022/QH15
* Tải luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất TẠI ĐÂY
1. Khái quát luật kinh doanh bảo hiểm
* Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022
Luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất, sắp có hiệu lực thi hành là Luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Luật gồm có 7 Chương với 157 Điều luật.
Nội dung của từng chương như sau:
- Chương I: Những quy định chung (từ Điều 1 - Điều 14)
- Chương II: Hợp đồng bảo hiểm (từ Điều 15 - Điều 61)
- Chương III: Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam (từ Điều 62 - Điều 123)
- Chương IV: Đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (từ Điều 124 - Điều 143)
- Chương V: Bảo hiểm vĩ mô (từ Điều 144 - Điều 150)
- Chương VI: Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm (từ Điều 151 - Điều 154)
- Chương VII: Điều khoản thi hành (từ Điều 155 - Điều 157)
* Hiệu lực của Luật:
- Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023, trừ một số điều khoản sau: Khoản 3 Điều 86, khoản 4 và khoản 5 Điều 94, Điều 95, khoản 3 và khoản 4 Điều 99, các điều 109, 110, 111, 112, 113, 114 và 116 có hiệu lực thì hành từ 01/01/2028.
- Luật cũ sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp:
+ Khoản 1 Điều 157 Luật mới;
+ Các điều 77, 78, 79, 80, 81, 83, 94 và 98 của Luật cũ có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2027.
* Lý do ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm mới
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi 2010 và 2019 đã phát huy tác dụng, làm hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp,... Tuy nhiên, luật cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế như:
- Một số quy định chưa đồng bộ, thống nhất với các văn bản như Bộ luật Dân sự 2015; chưa phù hợp với quy định quốc tế. Điều này gây ra khó khăn trong việc áp dụng quy định pháp luật.
- Thị trường bảo hiểm đa dạng, có nhiều tồn tại mà luật chưa điều chỉnh được, như: Tiềm năng của thị trường bảo hiểm lớn, nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng cao trong khi quy mô thị trường thì còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu trên. Chất lượng bảo hiểm chưa được chú trọng thực sự. Các hoạt động đại lý, môi giới bảo hiểm chưa chuyên nghiệp,...
Cùng với đó, có sự chỉ đạo, chủ trương sửa đổi luật của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nhằm đẩy mạnh phát triển nền tảng công nghệ số, các loại dịch vụ mới, hệ sinh thái trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính ngân hàng,...
=> Chính vì vậy, việc ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 là cần thiết nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc hơn.
Nội dung và những điểm mới của Luật kinh doanh bảo hiểm
2. Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 2022
- Về đối tượng áp dụng:
Điều 2 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định rõ về 05 nhóm đối tượng áp dụng:
(1) Các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm, đại lý, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương trợ cung cấp bảo hiểm vĩ mô.
(2) Chi nhánh bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
(3) Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
(4) Bên mua bảo hiểm.
(5) Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
=> Theo đó, đối với một số đối tượng kinh doanh bảo hiểm thì cần phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và một số điều kiện khác (nếu có).
Trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, việc cạnh tranh để phát triển là điều hiển nhiên. Nội dung này được Luật cạnh tranh quy định và điều chỉnh.
- Về các hành vi bị nghiêm cấm: Đã được nêu cụ thể tại Điều 9 nhằm tạo sự minh bạch trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Ghi nhận tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 => nâng cao vai trò, thúc đẩy công tác quản lý giữa các cơ quan nhà nước về việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Đây là một bước ngoặt lớn trong quá trình sửa đổi, bổ sung và ban hành luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Việc quy định như vậy sẽ tạo được tính ứng dụng cao hơn, nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là phù hợp với thời đại công nghệ đang phát triển.
+ Luật đã bổ sung quy định về việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
+ Bổ sung quy định khẳng định nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần, phần vốn góp đến 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
- Về các nguyên tắc giao kết hợp đồng bảo hiểm, phương thức giải quyết tranh chấp, những quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản... cũng là những quy định mới, được quy định rõ ràng, chặt chẽ.
Ngoài ra, Luật còn bổ sung quy định về an toàn tài chính, đầu tư, sản phẩm, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô để tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển bảo hiểm vi mô.
- Về hợp đồng bảo hiểm:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm đã ghi nhận 05 loại hợp đồng (BH nhân thọ, BH thiệt hại, BH tài sản, BH trách nhiệm, BH sức khỏe) thay vì 03 loại hợp đồng như trước (BH con người, BH tài sản, BH trách nhiệm dân sự).
+ Bổ sung thêm về tổ chức hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức, quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, đặt ra những tiêu chí, điều kiện đối với người quản lý, giám sát của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam... => định hướng nâng cao chất lượng hoạt động trong kinh doanh bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Về trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước chính phủ, thực hiện thống kê, dự báo thị trường bảo hiểm, giám sát kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Qua chia sẻ của Taimienphi.vn có thể thấy việc sửa đổi, bổ sung và ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 là một trong những bước cơ bản để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm được an toàn, hiệu quả và là bước tiến để vươn ra thị trường quốc tế.
https://thuthuat.taimienphi.vn/luat-kinh-doanh-bao-hiem-moi-nhat-luat-so-08-2022-qh15-74196n.aspx
Bên cạnh đó nếu đang quan tâm về luật đầu tư bạn đọc cũng có thể tham khảo trực tiếp tại đây để hiểu rõ hơn nhé.