Bạn có biết trước khi Windows 10 được ra đời và phổ biến như hiện nay nó đã trải qua quá trình như thế nào không. Lịch sử hệ điều hành Windows tồn tại bao lâu rồi và qua các giai đoạn nào. Có lẽ ít ai quan tâm đến điều này và lịch sử Win chỉ giành cho những ai muốn tìm hiểu khám phá. Hãy cũng Taimienphi.vn tìm hiểu về hệ điều hành Windows và những điều thú vị xung quanh nó nhé.
Hiện nay chúng ta vừa chào đón thêm một hệ điều hành mới được phát triển và phổ biến tới người dùng là hệ điều hành Qubes OS, đây được xem là hệ điều hành có tính bảo mật cao, để nắm rõ hơn về hệ điều hành này, mời các bạn theo dõi bài viết tìm hiểu về Qubes OS mà Taimienphi đã giới thiệu.
Chắc hẳn chúng ta cũng biết Windows 10 là hệ điều hành mới nhất hiện nay, và phiên bản Windows 10 Anniversary là phiên bản nâng cấp lớn được ra mắt gần đây nhất. Nhưng nếu nhắc đến những cách tên như Windows 7 hay xa xôi hơn là Windows XP thì không ai lại không nhớ đến hệ điều hành huyền thoại một thời hay sử dụng được phát triển bởi Microsoft với ông vua phần mềm Bill Gates và cũng là tỉ phú giàu nhất nước Mỹ.
Không phải ai cũng biết trước khi có được Windows 10 ra mắt như hiện nay, Microsoft đã phải phát triển rất nhiều năm với khởi điểm từ môi trường DOS và sau đó là môi trường làm việc đồ họa Windows 1.0. Từ những bước đi khởi điểm đó cho đến nay qua rất nhiều lần cải thiến, và không ít lần thùi lùi để trở thành hệ điều hành phổ biến, dễ sử dụng đến mọi người.
Lịch sử về hệ điều hành Windows
Tìm hiểu về lịch sử hệ điều hành Windows – DOS
Để nói về Windows không thể nào không nhắc đến DOS, cái nôi phát triển ra hệ điều hành giao diện đồ họa như bây giờ. Được ra đời vào năm 1981, hệ điều hành này được Bill Gates và Paul Alen phát triển chạy trên các máy tính IBM, giao diện thuần nền đen với các dòng chữ trắn tương phản. Đây là giao diện sử dụng các câu lệnh đơn giản.
DOS được biết tắt của Disk Operating System – hề điều hành đãi từ. Phiên bản chính thức cúa DOS mang tên PC DOS 1.0 và tên gọi MS DOS được gọi bắt đầu từ thằng 5/1982. Hiện nay DOS ra mắt phiên bản 8.0 được tích hợp vào các hệ điều hành.
Là phiên bản đâu tiền của Microsoft vì thế nó có khá nhiều khuyết điểm, đặc biệt rất khó sử dụng khi môi trường chỉ chạy với các câu lệnh mà thôi.
Lịch sử Windows 1.0
Windows 1.0 được ra mắt ngay sau đó vào năm 1983 với giao diện đồ họa người dugnf GUI thay thế cho DOS. Microsoft đoán trước rằng máy tính cá nhân sẽ trở thành xu hướng cho tương lai vì thế việc sử dụng Windows phải ngày càng được đơn giản hóa.
Tuy nhiên việc hoàn thiện cũng như phát hành Windows 1.0 phải đến cuối năm 1985 với tên gọi ban đầu là Interface Manager. Và sau đó Windows 1.0 cũng không mấy thành công khi nó chỉ sở hữu một lớp vỏ đồ họa trên nền DOS mà thôi, mặc dù đã hỗ trợ hoạt động kích, thả chuột nhưng giao diện vẫn khá cứng nhắc và không mang tính xếp chồng.
Lịch sử hệ điều hành Windows 2.0
Tiếp nối phiên bản 1.0 là phiên bản Windows 2.0 được ra mắt vào năm 1987, phiên bản cải tiến dựa trên 1.0 trước đó với khả năng để cửa sổ xếp chồng lên nhau, cho phép di chuyển qua lại các sửa sổ trong desktop bằng chuột.
Ở phiên bản 2.0 nãy đã dần dần xuất hiện các ứng dụng văn phòng như Word, Excel của Microsof. Mặc dù mới chỉ hỗ trợ các tính năng đơn giản nhất nhưng Word và Excel thực sự gây được tiếng vang, nhất là với đổi thủ của minh thời đó Lotuss 1-2-3.
Lịch sử hệ điều hành Windows 3.0
Phiên bản thứ 3 Windows 3.0 tiếp tục được ra mắt vào năm 1990, đánh dấu một phiên bản thương mại thành công với 10 triệu bản đã được bản sau 2 năm, trước thời điểm nâng câp lên Windows 3.1
Tính năng đa nhiệm đã bắt đầu được nhắc đến trong Windows 3.0 và cũng năm đó là sự thành công của Macitosh Apple, máy tinh cá nhân trên thế giới đã sẵn sàng đón chào hệ điều hành sử dụng đa nhiệm cùng với giao diện GUI.
Vào năm 1992, khi Windows 3.1 được nâng cấp lên thay thế cho bản 3.0 đã cho thấy hướng đi tích cực khi các lỗi còn tồn tại ở phiên bản trước đã được khắc phục. Và lần đầu tiên Windows hiển thị font TrueType, khiến cho nó dần dần trở thành một nền tảng quan trọng cho các máy tính các nhân.
Lịch sử hệ điều hành Windows Workgroup
Vào cùng năm 1992, một phiên bản khác của Windows được biết đến cái tên WFW, hoạt động theo nhóm đầu tiên của Windows được ra đời. Bạn đầu nó chỉ được chạy như một add-on trên Windows 3.0 mà thôi. Nhưng Windows WFW được nâng cấp, bổ sung thêm hàng loạt Driver , các giao thức TCP/IP khiến cho nó sớm trở thành hệ điều hành có khả năng thích ứng với môi trường công ty, doanh nghiệp cao.
Việc sử dụng WFW được chia làm 2 hướng khác hàng cụ thể là các nhân và các doanh nghiệp. Với các khách hàng là cá nhân, đây chính là tiền đề cho sự phát triển của Windows 95 ra đời sau đó. Còn với doanh nghiệp được nâng cấp một phiên bản mới ra đời năm 1993 mang trên Windows NT.
Lịch sử hình thành Windows NT
Như đã nói ở trên, Windows NT chinh là phiên bản kế tiếp giành cho các doanh nghiệp, được phát hành chính thức vào năm 1993. Tuy vậy Windows NT không còn là một phiên bản nâng cấp nhỏ lẻ. Nó đã là một hệ điều hành đầy 32 bit đầy đủ thay vì các phiên bản 16 bit chỉ áp dụng cho máy cá nhân.
Windows NT cũng đánh mốc phát triển của Microsoft với IBM và OS/2. Tuy nhiên không lâu sau đó mối quan hệ này đã đổ vỡ và Windows NT đã đi theo hướng riêng của mình với hai phiên bản khác nữa là Workstation và Server. NT Workstation được dành cho các PC riêng lẻ trên cùng một mạng công ty, còn NT Server hướng đến các máy chủ có khả năng gắn kết được các PC.
Sự ra đời Windows 95
Vào năm 1995 đánh dấu một bước đi quan trọng với phiên bản Windows 95 được lấy làm tên, đây là phiên bản Windows lớn nhất từ trước đến này của Microsoft và thói quen lấy năm phát hành làm tên được duy trì cho đến tận năm 2000.
Phiên bản Windows 95 được biết đến giao diện người dùng đơn giản nhất, và là tiền đề để sau này khi các hệ điều hành Windows XP, Windows 7 phát triển. Không còn những nâng cấp nhỏ, thay vào đó là sự lột xác đầy bất ngờ đến từ Microsoft với nền 32bit (thực chất vãn sử dụng kernel 16 bit).
Lần đầu tiên Taskbar được biết đến trên Windows 95, tiếp đó là các tác vụ cửa sổ hay sự ra đời của Start với MenuStart vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ. Đến cuối năm 1995, phiên bản nâng cấp Windows 95 lại một lần nữa gây được tiếng vang khi phiên bản đầu tiền của Internet Explorer – IE 1.0 được ra mắt với tư cách là một add-on chạy trong Windows.
Sự nâng cấp tiếp theo Windows 98
Windows 98 tất nhiên được phát hành vào năm 1998 bởi Microsoft, là một phiên bản thay đổi lớn hơn rất nhiều so với Windows 95 với giao diện đồ họa người dùng được cải thiện mạnh mẽ. Ở phiên bản này, lần đầu tiên hỗ trợ các thiết bị ngoại vi như USB, hay chia sẻ kết nối mạng về định dạng FAT32 rất phổ biến vào thời ấy. Nhưng tất nhiên vẫn không thể gây được sự bất ngờ lớn như Windows 95.
Ngay sau 1 năm, vào năm 1999 phiên bản nâng cấp của Windows 98 được ra đời, tuy nhiên không có gì nổi bật ngoài những bản vá lỗi từ trước đó.
Sự thất bại của Windows Me
Được phát hành năm 2000 và được coi là sự thất bại lớn nhất của Microsoft khi cho ra mắt một hệ điều hành đầy rẫy các lỗi khó chịu. Mặc dù bổ sung thêm Windows Media hay các tính năng Internet, hay thậm chí là tính năng System Restore rất quan trọng nhưng thất vọng hơn cả là hệ thống chạy rất chậm chờn, hiện tượng treo khi đang sử dụng xảy ra khá thường xuyên và dường như các khách hàng, doanh nghiệp không muốn nâng cấp hệ điều hành một tí nào.
Thành công từ Windows 2000
Không giống như Windows Me, Windows 2000 lại rất thành công và được chào đón từ các doanh nghiệp, tất nhiên các máy tính cá nhân hoàn toàn có thể sử dụng Windows 2000 vào thời điểm đó
Không giống như Windows NT, phiên bản 2000 có đến 5 phiên bản khác nhau từ Professional đến Server, Advanced Server hay Datacenter Server và Small Business Server. Tất cả các phiên bản này đều chạy rất ổn định và được thừa kế các tính năng từ Windows 95, 98 nên có một giao điẹn đẹp lúc bấy giờ.
Huyền thoại Windows XP
Huyền thoại của mọi loại hệ điều hành, phiên bản được nhiều người sử dụng nhất và được biết đến chính là Windows XP. Phiên bản được ra mắt năm 2001 là sự kết hợp giữ cá nhân và doanh nghiệp thống nhất. Giao diện của Windows XP được chau truốt hơn, và lần đầu tiên khái niệm 64bit của một hệ điều hành được đưa vào thay vì 32bit như các phiên bản khác.
Windows XP cũng được chia làm rất nhiều phiên bản giành cho doanh nghiệp nbhuw Home Edition hay XP Professional. Còn Media Center Edition hay XP Tablet PC Edition và XP Starter Edition giành cho cá nhân sử dụng. Đây cũng là điều mà người sử dụng cảm thấy khó hiểu khi các phiên bản này không rõ ràng, khiến người sử dụng có chút băn khoăn.
Tuy vậy với một giao diện đẹp, nhanh gọn, đa tác và vụ và nhất là sau sự thất bại của Windows Me thì XP là hệ điều hành đáng dùng nhất bấy giờ.
Windows Vista Đẹp và nặng
Sau sự thành công của Windows XP, mãi đến năm 2007 Microsoft mới cho ra mắt phiên bản tiếp theo với sự thay đổi vượt bậc về đồ họa, tính năng Aero 3D đẹp mắt và nhất là hệ thống Widget cực kỳ độc đáo.
Không những thế các biểu tượng trên Windows Vista được chăm chút hơn Windows XP rất nhiều, giao diện hiện đại cùng nhiều hiệu ứng bắt mắt. Tưởng rằng Windows Vista sẽ đem lại thành công như Windows XP nhưng chính vì những điều đó khiến cho Windows Vista nặng nề, đòi hỏi cấu hình cao hơn đồng nghĩa với việc nếu bạn không mua một chiếc máy tính có cấu hình cao thì sẽ không thể sử dụng được Windows Vista.
Ngoài ra việc Windows Vista không tương thích với các thiết bị ngoại vi cũ khiến người sử dụng cũng không mặn mà cho lắm với hệ điều hành này, cũng chính vì điều này mà hệ điều hành Windows 7 gấp rút được cho ra mắt
Lịch sử hình thành Windows 7 – ông vua hệ điều hành
Windows 7 chính thức được phát hành vào tháng 10 năm 2009, tức chỉ sau 2 năm khi Windows Vista được phát hành và với những người dùng thất vọng vì Windows Vista thì đây lại là sự nâng cấp đáng giá. Windows 7 cho đến nay vẫn còn được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là game thủ vì tính tương thích của hệ điều hành này là rất cao, một số game chưa hỗ trợ định dạng Full HD trên Windows 7 hoàn toàn có thể chỉnh full màn hình khi chơi game, đặc biệt các game cổ điển thời Win XP.
Lần đầu tiên khái niệm Driver bị lãng quên khi Windows 7 hỗ trợ rất nhiều thiết bị, các loại Main và đây cũng là một trong những điểm mạnh của Windows 7. Hơn thế nữa với giao diện dạng thanh, trong suốt đẹp hơn Windows Vista, chưa kể Windows 7 chạy ổn định lại nhẹ hơn so với phiên bản trước làm nên sự thành công của hệ điều hành này,
Hệ thống Control Panel trong Windows 7 cũng là một sự tuyệt vời cho người sử dụng khi bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ. Ở ngoài Desktop Windows 7 đã làm cho hệ điều hành của mình tối giản đến mức bất cứ ai cũng có thể sử dụng được.
Lịch sử hình thành Windows 8 – sự thất bại đa nền tảng
Windows 8 được ra đời vào năm 2011, thời kì của điện thoại và máy tính thế nên không lạ gì khi hệ điều hành này được sử dụng cho cả thiết bị máy tính cá nhân cũng như các thiết bị cảm ứng với giao diện Windows Title.
Có rất nhiều tranh cãi việc thành công hay thất bại của Windows 8 nhưng một điều không thể phủ nhận khi nút Start bị loại bỏ thực sự là một thảm họa. Tất nhiên ở trong lần cập nhật kế tiếp Microsoft đã cập nhật lại chức năng của MenuStart, tuy nhiên giao diện mặc định Windows Title khiến người sử dụng rất đâu đầu kèm theo đó kho ứng dụng Windows Store chưa thực sự phát triển, giao diện chưa trực quan cũng khiến rất nhiều người sử dụng băn khoăn khi từ bỏ Windows 7 sang Windows 8, nhất là khi nó chẳng đẹp hơn Windows 7 là bao.
Lịch sử hệ điều hành Windows 10 – Sự kết hợp hoàn hảo
Cuối năm 2015, Windows 10 được chính thức giới thiệu tại San Francisco, đây là sự hoàn hảo của “tất cả trong một” khi lần đầu tiên các thiết bị cảm ứng hay không đều sử dụng chung được với nhau. Giao diện được thay đổi, tút lại đặc biệt khi Windows Title được tích hợp vào trong Menustart.
Đặc biệt khi sức mạnh của MenuStart được nhân lên rất nhiều lần khi được biết đến là chức năng quyền lực nhất trong Windows 10, tiếp sau đó là Settings đặc biệt giành riêng cho Windows 10 thay vì Control Pannel. Tất nhiên cả 2 đều hoạt động song song với nhau. Giao diện Windows 10 được đánh giá là đẹp nhất từ trước đến nay. Với phiên bản thử nghiệm Technical Preview được cộng đồng sử dụng đánh giá rất cao.
Tuy vậy điều mà Windows 10 hay phiên bản Windows 10 Anniversary sau đó chưa làm được chính là chinh phục các game thủ, mặc dù hệ thống Windows Store hoạt động khá hiệu quả, tính năng Xbox trên Windows 10 cũng rất tốt nhưng dường như sự ổn định khi chơi game, khả năng tương thích với Dx 12 vẫn chưa hề hoàn hảo, ở mặt này vẫn còn thua kém xa so với Windows 7.
https://thuthuat.taimienphi.vn/lich-su-ve-he-dieu-hanh-windows-cua-microsoft-21777n.aspx
Tuy vậy cấc game thủ vẫn có thể chờ đợi tin tốt từ Microsoft khi mới đây tính năng Game Mode được ra mắt hứa hẹn việc trải nghiệm game sẽ tốt hơn. Và mỗi khi chơi game, hệ thống sẽ tự động bật chế độ Game Mode theo cài đặt đơn giản của bạn.