Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Một số mẫu Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính ngay dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh trong quá trình em hoàn thiện bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Các em tham khảo để dễ dàng hơn trong việc xây dựng phần kết bài cho bài văn nhé.

Một số cách kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Mục Lục bài viết:
1. Kết bài số 1
2. Kết bài số 2
3. Kết bài số 3
4. Kết bài số 4

ket bai bai tho ve tieu doi xe khong kinh
Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 

1. Kết bài số 1:

Thông qua bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật không chỉ đưa vào thơ văn cách mạng một hình tượng vô cùng mới mẻ, chưa từng xuất hiện trong thơ ca trước đó - những chiếc xe không kính. Đặc biệt hơn, thông qua hình ảnh những chiếc xe có dáng vẻ lạ lùng, có phần tàn tạ, khác biệt đó nhà thơ đã làm nổi bật lên hình ảnh của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa, đó là những con người đi giữa mưa bom bão đạn nhưng luôn lạc quan, yêu đời mà mang một tình yêu, lí tưởng đấu tranh bất diệt vì sự nghiệp giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước.
 

2. Kết bài số 2:

Viết về hình tượng người lính - một chủ đề vốn đã rất quen thuộc trong thơ ca cách mạng xưa, thế nhưng bằng những trải nghiệm của cuộc sống người lính, sự tinh tế trong cảm nhận và biểu đạt, nhà thơ chiến sĩ Phạm Tiến Duật đã mang đến cho thơ ca một hình tượng người lính hoàn toàn mới mẻ- đó là những người lính lái xe yêu đời, lạc quan trong mọi hoàn cảnh, chủ động tiếp nhận những cái khắc nghiệt, thử thách của cuộc sống chiến đấu để hướng đến con đường giải phóng miền Nam, đúng như câu thơ kết thúc mà Phạm Tiến Duật đã viết “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
 

3. Kết bài số 3

Hình tượng người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” mang những nét đẹp của thời đại, đó là vẻ đẹp về sức mạnh, lí tưởng, tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước xưa. Qua bài thơ, người đọc không chỉ thấy được bức tranh chiến đấu gian khổ, nhiều thiếu thốn, hiểm nguy mà còn thấy được nét kiên cường, chủ động, lạc quan của những người lính trong cuộc chiến gian khổ, nhiều hi sinh ấy. Hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe đã trở thành biểu tượng sáng ngời, bất diệt trong thơ ca cách mạng xưa, gợi nhắc cho chúng ta về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.
 

4. Kết bài số 4:

Từ một nhan đề độc đáo, ấn tượng ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã khéo léo đưa người đọc hòa mình vào không khí chiến đấu của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa. Trong không khí ấy, độc giả thấy được cái gian khó, hiểm nguy, thiếu thốn về mọi mặt của cuộc sống, chiến đấu, thế nhưng ấn tượng sâu sắc, sáng ngời nhất trong bài thơ không phải ở cái thiếu thốn về vật chất, hiểm nguy về tính mạng mà chính là vẻ đẹp kiên cường, lạc quan của người lính lái xe. Cùng với phương tiện là những chiếc xe không kính, người lính lái xe không chỉ mang theo quân lương, chi viện cho miền Nam mà còn chuyên chở tình yêu, lí tưởng và niềm tin của cả nước cho cuộc kháng chiến ở miền Nam. Như vậy có thể thấy bom đạn chiến tranh chỉ có thể làm cho những chiếc xe trở nên tàn tạ, có thể hủy diệt sự sống thể xác của con người mà không thể nào ngăn nổi tinh thần chiến đấu, niềm tin chiến thắng của con người Việt Nam.

---------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/ket-bai-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-54456n.aspx
Chắc hẳn với những gợi ý cách viết Kết bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính trên đây đã giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc hoàn thành các bài văn sao cho chỉn chu, đầy đủ nhất. Em cũng có thể tham khảo thêm một số cách viết kết bài khác đã được tổng hợp trong tài liệu Bài văn hay lớp 9 như: Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà; Kết bài bài thơ Khúc hát ru những em lớn trên lưng mẹ; Kết bài bài thơ Ánh trăng; Kết bài bài thơ Đoàn thuyền đánh cáKết bài bài thơ Bếp lửa; ...  

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng bốn khổ thơ đầu bài thơ về tiểu đội xe không kính
Dàn ý phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phân tích khổ 3 4 bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay nhất
Soạn bài Chính tả (Nhớ - viết): Bài thơ về tiểu đội xe không kính trang 86 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4
Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Bài viết số 3 lớp 9 đề 2
Từ khoá liên quan:

ket bai tac pham bai tho ve tieu doi xe khong kinh

, cach ket bai bai bai tho ve tieu doi xe khong kinh, cach viet ket bai cho tac pham bai tho ve tieu doi xe khong kinh,

Tin Mới