Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp

Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của nước ta, tìm hiểu thêm về các ngành công nghiệp, các em hãy cùng tham khảo Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp mà chúng tôi đã tuyển chọn và đăng tải dưới đây.

Bài viết liên quan

giai bai tap sgk dia ly lop 10 bai 32 dia li cac nganh cong nghiep

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 10 bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
 

Trang 121 sgk Địa Lí 10:

Kết hợp bảng (trang 121 - SGK) với các hình 32.3, 32.4 (trang 123 - SGK), em hãy nêu lên đặc điểm phân bố công nghiệp dầu mỏ và công nghiệp điện trên thế giới.
 

* Hướng dẫn:

- Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, Mĩ Latinh và ở LB Nga, những nước có nhiều mỏ dầu với trữ lượng lớn.
- Công nghiệp điện: Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na-uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Gô-oet, Hoa Kì.
 

Bài 1 (trang 125 sgk Địa Lí 10):

Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải thích.


* Hướng dẫn:

- Cơ cấu sử dụng năng lượng có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng củi gỗ, than đá; tăng tỉ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử và năng lượng mới.
- Trong nhiều thế kỉ qua, loài người đã tiêu dùng than, dầu mỏ, khí dốt nhanh hơn chúng được hình thành. Từ năm 1990 trở đi, cứ mỗi năm bình quân mỗi người tiêu dùng khoảng 1,7 tấn tương đương với dầu, tức gấp khoảng 25 lần trọng lượng của bản thân mình.
- Trong thế ki XX, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than đá trở thành nguồn nguyên liệu chính. Sau đó, dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Tiếp theo, phương pháp sản xuất nâng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng độc quyển. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.
- Cuối thế kỉ XX, do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt...).
 

Bài 2 (trang 125 sgk Địa Lí 10):

Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu


* Hướng dẫn:

a) Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen:
- Hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng các sản phẩm của ngành luyện kim đen.
- Là cơ sở để phát triển công nghiệp chế tạo máy, sản xuất công cụ lao động.
- Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng.
- Cung cấp vật liệu cho công nghiệp xây dựng.

https://thuthuat.taimienphi.vn/giai-bai-tap-sgk-dia-ly-lop-10-bai-32-dia-li-cac-nganh-cong-nghiep-55943n.aspx
b) Vai trò của ngành công nghiệp luyện kim màu:
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế tạo máy, chế tạo ô tô, máy hay, kĩ thuật điện.
- Phục vụ cho công nghiệp hóa chất và các ngành kinh tế quốc dân khác (như thương mại, bưu chính viễn thông...).
- Kim loại màu quý, hiếm phục vụ cho công nghiệp điện tử, năng lượng nguyên tử.

Tác giả: Duy Thành     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Giai bai tap SGK Dia ly lop 10 bai 32 Dia li cac nganh cong nghiep

, Giai bai tap SGK Dia ly lop 10 bai 32, Giai bai tap SGK Dia ly,

Tin Mới