Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi

Bài thơ Rồi ngày mai con đi là những lời dặn dò tâm huyết của người thầy dành cho học trò thân yêu. Các em hãy tìm một số gợi ý cho bài tập này thông qua bài mẫu Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi, Ngữ văn 7, Cánh Diều, học kì II.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.

doan van trinh bay suy nghi sau khi doc bai tho roi ngay mai con di

Dàn ý và bài văn mẫu Đoạn văn trình bày suy nghĩ khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi hay nhất
 

I. Dàn ý trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung:
- Nhân vật trữ tình nói cho con nghe về cuộc sống ở dưới núi và cảnh báo cho con về những khó khăn:
+ Sự nhộn nhịp của phố phường: "phố phường, ngã bảy, ngã mười".
+ Có cơ hội gặp gỡ nhiều người: "Gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng".
+ Mỗi khi vấp ngã, con sẽ nhớ về người thầy của mình.
+ Hành trang của bố mẹ chưa đủ để con trang trải cuộc sống.
- Hình ảnh người thầy với tình cảm ấm nồng dành cho con:
+ Dáng ngồi lặng lẽ trong đêm.
+ Cần mẫn bên những trang giáo án.
+ Kiến thức, nhiệt huyết mà thầy đem đến sẽ là thứ giúp con vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên đường đời.
- Nhân vật trữ tình nhắc nhở con không được quên đi cội nguồn:
+ Nhân vật trữ tình biết sẽ có nhiều điều thú vị khi con xuống núi. Mong con không quên quê hương.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Thể thơ tự do.
- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc địa phương.
- Biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "Rồi ngày mai xon xuống núi", "là...", "gặp..."; so sánh "Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách"; ẩn dụ "Thắp lửa hồng ấm mãi tim con".
3. Kết đoạn:
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
 

II. Đoạn văn trình bày suy nghĩ khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi hay nhất
 

1. Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu số 1:

Sau khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi", em vô cùng xúc động trước lời dặn dò đầy tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho đứa con của mình. Nhân vật trữ tình nói về những khó khăn, trở ngại đang chờ đón khi con xuống núi. Đó chính là sự bao la, rộng lớn của đất trời. Cuộc sống ngoài kia sẽ khác hoàn toàn với nơi đây. Ở đó, con có cơ hội gặp gỡ nhiều người, được chứng kiến sự tấp nập, nhộn nhịp của "phố phường ngã bảy, ngã mười". Khoảnh khắc con vấp ngã cũng là lúc con nhớ về người thầy. Hành trang mà bố mẹ cho con không đủ để con mưu sinh, trang trải cuộc sống. Nhưng sự ấm áp, nhiệt huyết của người thầy "chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách" sẽ là thứ giúp con vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên đường đời. Với thể thơ tự do, từ ngữ giản dị, mang màu sắc địa phương cùng một số biện pháp tu từ độc đáo, nhà thơ đã gửi gắm cho em bài học về lòng biết ơn đối với thầy cô cũng như nhớ đến quê hương, cội nguồn.
 

2. Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu số 2:

Điều em yêu thích nhất khi đọc bài thơ "Rồi ngày mai con đi" của tác giả Lò Cao Nhum là hình ảnh người thầy. Người thầy hiện lên với tấm lòng chân thành, nhiệt huyết dành cho nhân vật "con". Dáng "ngồi lặng lẽ sương khuya" đã để lại cho em những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người thầy thầm lặng. Giữa cái rét lạnh tê tái của núi rừng "Áo cổ lông không ngăn được rét rừng như chích", thầy vẫn cần mẫn, cặm cụi bên những trang giáo án "Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách". Chính sự nhiệt huyết ấy đã trở thành ngọn lửa ấm nồng, soi sáng trái tim con. Những kiến thức mà thầy truyền giảng sẽ là hành trang để con bước đi trên cuộc đời, tự mình mở ra cơ hội mới. Hình ảnh người thầy trong tác phẩm thật đẹp đẽ biết bao!

Bai Tho Roi Ngay Mai Con Di

Đoạn văn trình bày suy nghĩ khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi của học sinh giỏi
 

3. Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu số 3:

Sau khi đọc "Rồi ngày mai con đi", em ấn tượng nhất với đoạn thơ từ "Bố mẹ cho con cán rìu, lưỡi hái" đến "Phía sau kia rộng mở nụ cười". Hình ảnh "mo cơm", "tay nải" ẩn dụ cho cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Trên hành trình phía trước, những thứ mà bố mẹ cho con chưa đủ để con đương đầu với khó khăn, trang trải cuộc sống. Thế nhưng, những kiến thức mà người thầy cần mẫn, thầm lặng "Chăm giáo án như vun từng đốm than tí tách" đem đến sẽ là thứ giúp con vượt qua mọi thử thách cuộc đời. Có thể nói, đoạn thơ đã giúp em có những suy ngẫm sâu sắc hơn về công lao to lớn của người thầy. Từ đây, em càng thêm trân trọng, biết ơn những hi sinh, cống hiến thầm lặng của thầy cô.
 

4. Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu số 4:

Trong toàn bộ văn bản "Rồi ngày mai con đi", em đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối cùng. Đây là những lời tâm huyết, chan chứa tình yêu thương mà nhân vật trữ tình muốn dặn dò, nhắn nhủ đến "con". Ngày mai, con sẽ xuống núi với hành trang đầu tiên của mình. Bằng biện pháp so sánh "đi như suối chảy về với biển", tác giả muốn diễn tả những điều thú vị, hấp dẫn ngoài kia sẽ cuốn con đi, sẽ làm con đắm chìm với không gian bao la, bát ngát. Thế nhưng, dù thế giới ấy có mê hoặc, lôi cuốn như thế nào thì con "chớ quên mạch đá cội nguồn", quên đi quê hương, nơi có bố mẹ, người thầy ở đó. Lời thơ chan chứa, dạt dào cảm xúc đã khơi gợi trong em những nỗi niềm khó tả, xúc động.
 

5. Đoạn văn trình bày suy nghĩ sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi - mẫu số 5:

Có thể nói, bài thơ "Rồi ngày mai con đi" là một tác phẩm rất hay và dạt dào cảm xúc. Em thực sự xúc động trước những lời nói, dặn dò đầy tâm huyết của nhân vật trữ tình dành cho "con". Nhân vật trữ tình lường trước được mọi khó khăn, gian khổ mà con sẽ gặp khi xuống núi. Sau mỗi lần vấp ngã, con sẽ nhớ về người thầy thân yêu của mình. Nhân vật trữ tình cũng khẳng định với con rằng, những điều mà bố mẹ dành cho con chưa đủ để con đương đầu với thử thách. Muốn vững vàng hơn trước cuộc đời, con còn cần đến sự nhiệt huyết của người thầy. Kiến thức cùng tình yêu thương của thầy sẽ giúp con bước đi, khai mở những chân trời mới. Dù cho không gian bên ngoài có hấp dẫn, cuốn hút tới đâu, nhân vật trữ tình mong con luôn nhớ về quê hương, cội nguồn. Như vậy, thông qua các biện pháp tu từ độc đáo, nhà thơ đã gửi gắm cho người đọc bài học về lòng biết ơn đối với bố mẹ, thầy cô và quê hương.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-trinh-bay-suy-nghi-sau-khi-doc-bai-tho-roi-ngay-mai-con-di-74342n.aspx
Hi vọng từ dàn ý và bài văn mẫu mà Taimienphi.vn cung cấp, các em có thể tự mình viết thành đoạn văn hoàn chỉnh về bài thơ Rồi ngày mai con đi. Taimienphi.vn còn rất nhiều văn mẫu lớp 10 tham khảo hay và chất lượng như:
- Phân tích hình ảnh "hàng rào" trong Một chuyện đùa nho nhỏ
- Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ và quả

Tác giả: Ngọc Thảo     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn quy nạp trình bày suy nghĩ về tác hại của lũ lụt
Viết đoạn văn nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của bức tranh hoặc pho tượng hay nhất
Link tải Sách giáo khoa lớp 11 Cánh Diều
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ
Từ khoá liên quan:

Doan van trinh bay suy nghi sau khi doc bai tho Roi ngay mai con di

, Dan y Doan van trinh bay suy nghi sau khi doc bai tho Roi ngay mai con di, Bai van mau Doan van trinh bay suy nghi sau khi doc bai tho Roi ngay mai con di,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bộ sách Cánh Diều

    File sách mềm Cánh Diều cho học sinh

    File sách điện tử Bộ sách Cánh Diều cung cấp cho các giáo viên, phụ huynh và học sinh một tài liệu để học trực tuyến gồm đầy đủ 9 môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, H ...

Tin Mới