Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là nhân vật chính, có sự biến hóa trong nội tâm và hành động rất phù hợp với mạch truyện. Em hãy tìm hiểu thêm về nhân vật này qua Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, học kì I trên Taimienphi.vn nhé !

Đề bài: Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
    1. Bài mẫu số 1.
    2. Bài mẫu số 2.
    3. Bài mẫu số 3.
    4. Bài mẫu số 4.
    5. Bài mẫu số 5.

doan van phan tich nhan vat be thu trong truyen ngan chiec luoc nga

Viết Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng


I. Dàn ý Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả Nguyễn Quang Sáng, truyện ngắn Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu.

2. Thân đoạn

a. Khái quát chung

- Bé Thu là cô bé khoảng 7-8 tuổi.
- Ba bé Thu "thoát ly kháng chiến" từ khi em còn rất nhỏ.
- Chỉ biết mặt ba thông qua bức hình chụp chung với má.
- Bất ngờ, sợ hãi trong lần đầu tiên gặp ông Sáu.

b. Phân tích nhân vật bé Thu

* Bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính:

- Lạnh lùng, xa lánh, từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu.
- Nói trổng, không chịu ông Sáu một tiếng Ba.
- Hất tung cái trứng khỏi bát cơm khi được ông Sáu gắp.
- Khi bị ba đánh không khóc mà chạy sang nhà bà ngoại.

* Bé Thu có tình thương cha tha thiết

- Không nhận ba vì ông Sáu có vết sẹo trên mặt, rất khác với người ba trong bức ảnh của bé.
- Khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã hiểu ra tất cả.
- Suốt đêm trằn trọc, thở dài như người lớn
- Cất tiếng gọi ba vào giây phút ông Sáu phải lên đường.
- Yêu thương hôn lên mặt, lên tóc và cả vết sẹo đáng sợ của ông Sáu.
→ Tuy bướng bỉnh, ngang ngạnh nhưng ẩn sâu trong đó là tình yêu thương cha tha thiết.

3. Kết đoạn

- Nhận định chung về nhân vật


II. Những Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất


1. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu ngắn gọn hay nhất, mẫu 1 (Chuẩn)

"Chiếc lược ngà" là truyện ngắn cảm động viết về đề tình cảm gia đình trong chiến tranh. Truyện xoay quanh hai nhân vật là ông Sáu và bé Thu, qua đó làm nổi bật lên tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng. Bé Thu trong tác phẩm là một cô bé tầm bảy, tám tuổi, ba của Thu là ông Sáu đã "thoát ly kháng chiến" từ khi bé còn rất nhỏ. Bởi vậy, nghịch cảnh đã xảy ra, khi ông Sáu về thăm nhà, trái ngược với sự nôn nóng, hồ hởi của ông Sáu, bé Thu đã "giật mình, tròn mắt nhìn", sau đó sợ hãi mà chạy vụt đi khi có một người đàn ông lạ mặt nhận là ba mình. Bé Thu dành một tình thương đặc biệt cho ba của mình, cũng chính vì thương ba nên bé kiên quyết không chịu nhận ông Sáu - một người đàn ông hoàn toàn xa lạ trong nhận thức của bé là ba. Bởi trong nhận thức non nớt của bé, người đàn ông trước mặt không giống người ba chụp trong bức hình với má. Vết sẹo to, dài đáng sợ trên mặt ông Sáu càng khiến cho bé chắc chắn hơn về nhận định của mình. Trong những ngày ông Sáu nghỉ phép, dù ông Sáu cố gắng gần gũi, quan tâm thì bé Thu vẫn khước từ, không chịu nhận ba, bị đặt vào tình thế khó khăn thì bé cũng chỉ nói trổng, thậm chí Thu còn có hành động nông nổi, hỗn hào với ông Sáu: hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát. Có thể thấy bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, cá tính, có phần cố chấp. Thế nhưng, đằng sau thái độ bướng bỉnh có phần hỗn hào ấy là tình yêu cha tha thiết. Sau khi nghe bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, bé Thu đã hiểu ra tất cả. Trong giây phút chia tay, lần đầu Thu cất tiếng gọi ba, bé "hôn lên tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn lên vết sẹo dài trên má của ba". Trong giây phút này bé Thu đã hoàn toàn tháo xuống lớp vỏ bọc bướng bỉnh để trở về làm một cô con gái nhỏ yêu thương ba hết mực. Tình cảm của bé Thu dành cho ba trong truyện ngắn Chiếc lược ngà đã góp phần thể hiện những cảm xúc chân thực, thiêng liêng nhất cho tình phụ tử trong chiến tranh.


2. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 2 (Chuẩn)

Cùng với nhân vật ông Sáu, bé Thu là nhân vật chính trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Tình thương của bé Thu dành cho ba là yếu tố quan trọng làm nổi bật lên nội dung tư tưởng của tác phẩm: Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong chiến tranh. Bé Thu hiện lên trong truyện là một cô bé đáng yêu nhưng cũng rất cá tính và bướng bỉnh. Ba của bé Thu đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, Thu chỉ được thấy ba qua bức hình chụp chung với má. Xa cách lâu ngày và sự thay đổi trên khuôn mặt ông Sáu đã khiến bé Thu không nhận ra ba. Lần đầu gặp ba, sự vồn vã của ông Sáu đã bé Thu đã giật mình, mặt tái đi và chạy vào nhà gọi má. Trong những ngày đoàn tụ, bé Thu không chịu gọi ông Sáu là ba, dù ông Sáu hết mực quan tâm, vỗ về thì bé Thu vẫn bướng bỉnh xa lánh. Sự bướng bỉnh, ương ngạnh của bé Thu còn thể hiện qua những lời nói "trổng" và hành động hất tung cái trứng ra mâm. Khi bị ba đánh, Thu không khóc mà chạy sang bà ngoại. Thế nhưng, khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba, bé Thu đã hiểu ra tất cả, hối hận về những hành động ngang bướng của bản thân, bé lăn lộn suốt đêm, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Tiếng gọi ba của bé Thu cất lên cũng là khi mọi tình cảm trong em như vỡ òa, đó tình yêu thương tha thiết dành cho ba, đó là tiếng gọi thiêng liêng mà em chờ đợi suốt 8 năm trời. Sự ngang ngạnh, bướng bỉnh chỉ là lớp vỏ ngụy trang cho tình thương ấm áp, thiêng liêng mà Thu dành cho ba.


3. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 3 (Chuẩn)

Bé Thu trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" là một cô bé bướng bỉnh nhưng giàu tình thương dành cho ba. Ba bé Thu đi kháng chiến từ khi bé mới lọt lòng, ấn tượng duy nhất của bé về ba là bức ảnh ba chụp cùng với má. Hình ảnh ấy khắc sâu trong tâm hồn non nớt của Thu, bởi vậy khi gặp ông Sáu, nhìn thấy vết sẹo đáng sợ trên khuôn mặt người đàn ông ấy, bé Thu đã nhận định đó không phải ba mình. Trong suốt những ngày ông Sáu về nghỉ phép, bé Thu luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách. Bé không chịu nhận ông Sáu là ba, thậm chí còn nói trổng và có hành động hỗn hào: hất đi cái trứng khi được ông Sáu gắp vào bát. Sau khi mọi hiểu lầm được hóa giải, bé Thu đã lần đầu cất tiếng gọi ba. Tình thương ba của bé trong giây phút này như vỡ òa, bé dùng cả tay và chân ôm chặt lấy ba, bé hôn khắp khuôn mặt ba: hôn cổ, hôn tóc và cả vết sẹo dài trên khuôn mặt ba. Có thể thấy những diễn biến tâm trạng của bé Thu trong truyện đã mang đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc đặc biệt: từ ngỡ ngàng, khó hiểu đến vỡ òa trong xúc động. Đằng sau sự cá tính, bướng bỉnh của bé Thu lại là tình cảm cao đẹp, thiêng liêng nhất cảu một người con dành cho ba của mình.

 

4. Đoạn văn phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của HSG, mẫu 4

4.1. Dàn ý: Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà:
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu về nhân vật bé Thu.
b. Thân đoạn:
- Bé Thu là cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, gan lì.
+ Không chịu gọi "ba" dù bị mẹ quơ đũa dọa đánh hay bị dồn vào thế khó.
+ Hẩy trứng cá mà ba gắp cho ra ngoài.
- Bé Thu rất yêu thương ba:
+ Đinh ninh người trong tấm ảnh mới là ba mình nên mới không nhận người có vết sẹo trên mặt ba.
+ Tiếng gọi "ba" như xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người.
+ Ôm hôn không cho ba đi.
- Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, đặc sắc.
c. Kết đoạn:
- Khái quát lại về nhân vật.

4.2. Viết đoạn văn cảm nhân về nhân vật bé Thu siêu hay:

Bé Thu trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là một nhân vật để lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc. Đó là một cô bé mạnh mẽ, gan lì. Khi tất cả mọi người đều bắt cô gọi người đàn ông xa lạ là ba, cô bé nhất quyết phản kháng, chỉ toàn nói "trổng". Thậm chí khi bị mẹ nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh hay bị dồn vào thế khó, Thu cũng nhất quyết không gọi một tiếng "ba". Tuy nhiên, đó cũng là biểu hiện của tình yêu của cô bé dành cho ba. Vì đinh ninh rằng ba là người đàn ông trong tấm ảnh chứ không phải người trước mặt nên con bé mới ngang bướng như vậy. Khi Thu biết ba có vết thẹo khác với ngày xưa là do bọn Mỹ, cô bé đã trằn trọc cả đêm không ngủ. Sáng hôm sau, trước khi ba lên đường, Thu mới lấy hết dũng cảm để cất tiếng:"Ba". Tiếng gọi ấy đã bị kìm nén quá lâu. Nó như xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, khiến cho bất cứ ai nghe xong cũng thấy xúc động. Và như để chứng minh tình yêu đó, nó chạy lại để ba bế lên và hôn ba cùng khắp, hôn cả vết sẹo dài mà con bé từng thấy đáng sợ. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã rất khéo léo khi dùng giọng văn bình dị để xây dựng hình ảnh bé Thu vừa gan lì, mạnh mẽ, lại vừa có tình yêu thương ba mãnh liệt. Những tính cách đó đã cùng phát triển để Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm sau này


5. Đoạn văn Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà ngắn hay, mẫu 5

Bé Thu là nhân vật chính trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà". Cô bé là người mạnh mẽ, bướng bỉnh nhưng mang trong mình tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Ba của Thu đi chiến đấu từ khi cô bé chưa đầy một tuổi. Đến khi gặp lại, ông đã có một vết sẹo trên mặt khiến cho cô bé không nhận ra. Những ngày ba ở nhà, cô bé không bao giờ gọi một tiếng "ba". Khi má bảo Thu gọi ba ra ăn cơm hay cần nhờ ba chắt nước sôi, con bé đều nói "trổng" để không phải gọi người đàn ông đó là "ba". Đến mức, khi ba gắp cho nó miếng trứng cá vào trong bát, nó lại hẩy đi không nhận. Cho dù có bị đánh, Thu cũng ngồi lặng im không nói gì. Tất cả những điều trên cho ta thấy Thu là một cô bé rất lì lợm và ngang bướng, không sợ đòn roi hay những lời dọa nạt. Đến khi Thu biết rằng ba mình ở chiến trường bị thằng Tây bắn bị thương, gây ra vết sẹo ở mặt, cô bé đã "nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn suốt đêm". Hôm sau, Thu mới biết ba chuẩn bị ra chiến trường, lòng ân hận và nỗi nhớ ba cuộn trào khiến cô bé thét gọi "Ba…a…". Tiếng gọi ấy phát ra từ trái tim đã kìm nén nỗi nhớ nhung ba biết bao lâu nay. Thu chạy lại ôm ba, hôn lên tóc, lên cổ, lên mặt và hôn lên cả vết sẹo dài nữa. Hành động ấy đã thể hiện tình yêu ba vô cùng mãnh liệt, sâu sắc. Nó khiến cho mọi người chứng kiến đều phải rơi nước mắt. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng một nhân vật bé Thu không chỉ mạnh mẽ, gan lì mà còn mang nặng tình cha con khiến người đọc cảm động khôn nguôi.

 

----------------HẾT----------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/doan-van-phan-tich-nhan-vat-be-thu-trong-truyen-ngan-chiec-luoc-nga-69745n.aspx
Bằng tài năng của mình, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng rất thành công hình tượng một bé Thu mạnh mẽ, gan lì cùng tình yêu mãnh liệt dành cho cha.  Khám phá thêm những giá trị nổi bật của truyện ngắn "Chiếc lược ngà", các em có thể tham khảo thêm những bài văn mẫu khác như: Đoạn văn phân tích hình ảnh Chiếc lược ngà, Đoạn văn phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà.

Tác giả: Nguyễn Hải Sơn     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm, tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà trong tác phẩm Chiếc lược ngà
Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà siêu hay
Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng siêu hay
Phân tích cách kể chuyện của tác giả truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Từ khoá liên quan:

doan van phan tich nhan vat be thu trong truyen ngan chiec luoc nga

, dan y Viet doan van phan tich nhan vat be Thu, Phan tich nhan vat be Thu ngan gon hay nhat ,

SOFT LIÊN QUAN
  • Cảm nhận về bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà

    Bài văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

    Những đứa trẻ xuất hiện trong văn học thời kháng chiến thường mang theo rất nhiều nét tính cách đáng quý, đáng trân trọng. Hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này với bài mẫu Cảm nhận về bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà do đội ...

Tin Mới