I. Dàn ý suy nghĩ về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được...
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích các khái niệm: "Điều phải", "việc phải nhỏ", "điều trái", "điều trái nhỏ"
- Giải thích ý nghĩa câu nói: nêu lên bài học về cách sống: con người cần tích cực thực hiện những "điều hay lẽ phải"; đồng thời tránh xa những điều xấu xa gây tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến người khác dù cho đó là những việc làm nhỏ nhất.
b. Bình luận, chứng minh nội dung vấn đề nghị luận
- "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ"
+ Những hành động đúng đắn và tích cực luôn là cơ sở và nền tảng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
+ Điều này không chỉ giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn hoạn nạn mà còn đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.
- "Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ"
+ Những điều sai trái, xấu xa không chỉ gây tổn hại đến người khác mà còn thể hiện sự ích kỉ, nhỏ nhen trong đạo đức của con người.
+ Con người sẽ dần hình thành những thói quen, lối sống tiêu cực, đi ngược lại với những giá trị đạo đức, những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
c. Lật lại vấn đề
Lên án, phê phán những người có lối sống bon chen, ích kỉ.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Chúng ta cần rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp thông qua việc giúp đỡ người khác bằng những việc làm tích cực, dù là nhỏ nhất.
- Tránh xa, lên án và phê phán những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh.
3. Kết bài
Đánh giá lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
II. Bài văn mẫu suy nghĩ về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được...
"Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" - câu nói của nhà văn Pháp M. Xi - xê - rông đã khẳng định hành động cụ thể chính là thước đo để đánh giá phẩm giá, đạo đức của con người. Bởi vậy, trong cuộc sống chúng ta cần thường xuyên giúp đỡ người khác bằng những việc làm tốt đẹp. Bàn về vấn đề này, Bác Hồ đã từng căn dặn: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ".
"Điều phải" là những điều đúng đắn và tốt đẹp, phù hợp với các quy chuẩn đạo đức cũng như quy định của pháp luật, thể hiện qua việc giúp đỡ và đem lại lợi ích cho người khác; còn "điều trái" là những điều hành vi xấu mang tính tiêu cực, gây tổn hại đến người khác, "nhỏ" là những điều giản đơn, bình dị trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, câu nói của Bác Hồ đã đề cập đến những phạm trù đối lập của hành động, từ đó nêu lên bài học về cách sống: Con người cần tích cực thực hiện những "điều hay lẽ phải"; đồng thời tránh xa những điều xấu xa gây tổn hại và ảnh hưởng tiêu cực đến người khác dù cho đó là những việc làm nhỏ nhất....(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về câu nói: Điều gì phải thì cố làm cho kì được tại đây.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-suy-nghi-ve-cau-noi-dieu-gi-phai-thi-co-lam-cho-ki-duoc-du-la-mot-viec-phai-nho-48635n.aspx