"Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích tiêu biểu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, dàn ý phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích, qua đó thấy được vai trò của các thủ pháp nghệ thuật đối với việc truyền tải nội dung tư tưởng của đoạn trích "Tức nước vỡ bờ".
Dàn ý phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ
I. Dàn ý phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ "Tức nước vỡ bờ" là đoạn trích tiêu biểu nhất trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng.
+ Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.
2. Thân bài
- Tóm tắt câu chuyện
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật: Hai nhân vật được khắc họa rõ nét là chị Dậu và tên Cai Lệ, đại diện cho hai tầng lớp trong xã hội. Phân tích sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách của hai nhân vật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lớp lang, có mở đầu, có cao trào, có kết thúc
- Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ đối thoại
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của tác phẩm
II. Bài văn mẫu Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Chuẩn)
Ngô Tất Tố là một trong những gương mặt tác giả tiêu biểu nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với tập tiểu thuyết "Tắt đèn", truyện kể về cuộc đời và số phận chị Dậu, một phụ nữ nông thôn nghèo đói, nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. "Tức nước vỡ bờ" là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm, thể hiện bước ngoặt tâm lý nhân vật chị Dậu, bước đầu dám vùng lên phản kháng, chống lại bọn cường hào lý trưởng. Đặc sắc nghệ thuật nằm ở tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả nhân vật với tính cách tương phản đối lập và ngôn ngữ đối thoại chân thực, đặc sắc.
Sau một đêm bị trói, bị đánh ngoài đình, anh Dậu được trả về nhà, rũ rượi như một xác chết, chưa kịp húp bát cháo cho hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà Lý trưởng lại kéo đến đòi tiền sưu. Chị Dậu bằng mọi cách van xin, lạy lục tên cai lệ đừng vội trói chồng chị đi nhưng hắn thẳng tay đánh đập, chửi bới chị. Bị đẩy vào đường cùng, chị Dậu đứng lên đánh trả tên cai lệ và bọn tay sai mạt hạng...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết Phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ tại đây.
--------------------HẾT--------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-nghe-thuat-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-52100n.aspx
Bên cạnh bài Dàn ý phân tích nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ, các em có thể tìm hiểu thêm giá trị nội dung, tư tưởng đoạn trích Tức nước vỡ bờ qua việc tham khảo một số bài văn hay lớp 8 khác như: Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai thực dân phong kiến trong Tức nước vỡ bờ, Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Chứng minh người nông dân vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp qua Lão hạc và Tức nước vỡ bờ.