Dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Vi hành

Với việc sử dụng ngòi bút châm biếm, đả kích sâu cay, Nguyễn Ái Quốc đã thành công khi lột tả, vạch trần bộ mặt thật, bản chất xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định, tham khảo dàn ý phân tích đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Vi hành để thấy rõ hơn điều đó.
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở truyện ngắn Vi hành

1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc: Là một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Vi hành: Là một trong số các tác phẩn truyện ngắn hay nhất của Người viết bằng tiếng Pháp
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở truyện ngắn Vi hành.

2. Thân  bài
* Cách đặt nhan đề tác phẩm: "Vi hành": Tên trong tiếng Pháp là "Incognito" có nghĩa bí mật, ẩn danh 
=> Tên truyện ngắn đặt trong bối cảnh truyện càng thêm hấp dẫn, cuốn hút: Hướng đối tượng độc giả là công chúng Pháp; lấy bối cảnh là chuyến Pháp du của vua Khải Định để qua đó tố cáo sự gian xảo của bộ máy thực dân cai trị đương thời.
* Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
- Thông thường: "vi hành" là hành động vua cải trang thành dân thường đi tìm hiểu đời sống của nhân dân nhằm nắm vững tình hình dân chúng đồng thời tiếp thu và cải tổ bộ máy cai trị,...
- Nhưng ở đây, vua đi "vi hành" tới tận nước Pháp, cốt để chứng kiến cơ sở vật chất và điều kiện sống của dân mình dưới sự cai trị của Pháp 
=> Tình huống vừa nực cười, vừa không tưởng, thể hiện sự kệch cỡm, lố lăng của xã hội. 
* Cách mở đầu truyện mang tính nghệ thuật độc đáo: Mở đầu bằng lời chú thích "Trích Những bức thư... An Nam"
=> Tạo sự tò mò, hứng thú nơi người đọc, như một cú lừa ngoạn mục bởi nội dung cốt truyện và tên nhan đề, lời tựa không liên quan 
=> Ngòi bút trí tuệ, khéo léo 
* Sử dụng khéo léo thủ pháp nghệ thuật: Mượn lời nhân vật để nói lên tư tưởng của mình 
- Nguyễn Ái Quốc mượn lời đôi trai gái Pháp trên chuyến tàu với tình huống nhầm tác giả với vua Khải Định 
- Đôi trai gái người Pháp nhầm tưởng vị khách không biết tiếng Pháp nên đã thoải mái đánh giá, bàn tán
=> Mượn cách nhìn của người thứ ba vừa để tạo tính khách quan, khái quát vừa để tấu hài. 
* Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật vua Khải Định dưới con mắt của hai người dân bản địa phương Tây:
- Nhân vật vua Khải Định được vẽ bằng những nét vẽ phóng túng, kệch cỡm với "váy chẳng ra váy, quần không thành quần, trang sức đầy những vòng nhẫn thừa thãi, "đội cái chụp đèn chụp... khăn", khuôn mặt bủng "như vỏ chanh", "mũi tẹt, mắt xếch",...
- Đối với những người dân Pháp: Vua An Nam hiện lên như một trò cười, một tên "múa rối" 
=> Cách phác họa lố bịch vẻ bề ngoài để nói lên cái tha hóa bên trong bản chất: Khải Định chỉ là một ông vua bù nhìn, con rối trong tay thực dân...
* Ý nghĩa của việc sử dụng bút pháp nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà vô cùng thâm sâu:
- Đả kích các chính sách bảo hộ, luận điệu bịp bợm, xảo trá "khai hóa văn minh" của thực dân Pháp 
- Không chỉ mỉa mai tên vua bù nhìn mà còn lên án cả xã hội thực dân giả tạo, thật giả lẫn lộn

3. Kết bài
- Khái quát ngắn gọn lại đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc
- Khẳng định giá trị của việc sử dụng nghệ thuật đó. 


II. Bài văn mẫu phân tích đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Vi hành

Nguyễn Ái Quốc là một nhà văn, nhà thơ, nhà Cách mạng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Truyện kí của Người được coi là một bản ghi chép lịch sử không chỉ chính xác, bao quát mà còn có tính mỉa mai, châm biếm thời đại. "Vi hành" là một trong số những tác phẩm truyện ngắn hay nhất, được viết bằng tiếng Pháp. Trong đó, ngòi bút nghệ thuật của tác giả đã vạch trần bản chất tay sai, bù nhìn của vua Khải Định và những thủ đoạn xảo trá từ phía thực dân xâm lược.

Sau thế chiến thứ nhất năm 1918, Pháp ra sức vơ vét, bóc lột thuộc địa nhằm bù đắp cho nền kinh tế kiệt quệ hậu chiến, đồng thời rêu rao trên toàn thế giới về tư tưởng "khai sáng", "bảo hộ" đối với những quốc gia bị chúng xâm lược. Nhan đề "Vi hành" trong tiếng Pháp là "Incognito", nghĩa là bí mật, ẩn danh. Cái tên mang nhiều ý mỉa mai nhằm châm biếm vị trí bù nhìn của vua An Nam, xét vào bối cảnh truyện lại thêm hấp dẫn, cuốn hút. Hướng tới đối tượng độc giả là công chúng Pháp, tác phẩm sử dụng lối dùng từ mang âm hưởng châu Âu hiện đại cùng cách nói ẩn dụ nhiều tầng nghĩa, lại dễ hiểu, dễ ngấm, gây ra tiếng cười chua xót mà duyên dáng, cốt truyện dí dỏm, hài hước, lấy bối cảnh chuyến Pháp du của vua Khải Định để tố cáo sự gian xảo của bộ máy thực dân cai trị đương thời...(Còn tiếp)

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-dac-sac-nghe-thuat-cua-ngoi-but-nguyen-ai-quoc-trong-truyen-ngan-vi-hanh-46951n.aspx
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Vi hành

Tác giả: Nguyễn Thuý Thanh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý nghệ thuật châm biếm đả kích trong vi hành
Phân tích nghệ thuật của Đời thừa
Dàn ý phân tích nghệ thuật miêu tả qua ngôn ngữ đối thoại trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân, báo oán
Dàn ý phân tích tác phẩm Thuế máu của Hồ Chí Minh
Dàn ý phân tích truyện Bánh chưng bánh giày
Từ khoá liên quan:

dan y phan tich dac sac nghe thuat cua ngoi but nguyen ai quoc trong truyen ngan vi hanh

, dan y phan tich vi hanh cua nguyen ai quoc,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc

    Dàn ý và hai bài văn mẫu phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

    Việt Bắc là bài thơ nổi tiếng bậc nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của Tố Hữu. Thi phẩm mang đậm phong cách sáng tác đặc trưng của ông và cũng chứa nhiều biểu tượng của dân tộc. Em hãy cùng Taimienphi.vn Phân tích bài ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Những lời cảm ơn Giáng Sinh ngắn gọn, ấm áp

    Một lời cảm ơn Giáng sinh chân thành có thể làm ấm lòng người nhận. Hãy gửi đi những lời cảm ơn đầy yêu thương để mùa Giáng sinh này trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn bao giờ hết.