I. Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng...
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài
2. Thân bài
- Nhận xét chung về ý kiến: Nhận định trên đã cho thấy nội dung của bài thơ cũng những phẩm chất của người tráng sĩ đời Trần.
a. Vẻ đẹp sức mạnh qua hai câu thơ đầu:
Người tráng sĩ hiện lên oai phong lẫm liệt, múa "giáo" trong không gian rộng lớn của "giang sơn" và thời gian "kháp kỉ thu".
Hình ảnh ẩn dụ phóng đại "hổ khí thôn ngưu" - cho thấy sức mạnh của ba quân thời Trần.
b. Vẻ đẹp lý tưởng và nhân cách qua hai câu thơ cuối:
- Lý tưởng của kẻ làm trai thời này là phải làm nên công danh sự nghiệp. Qua đó cho thấy khát vọng làm nên những điều lớn lao
- Câu thơ cuối tập trung miêu tả nhân cách: tác giả tự thấy mình "thẹn" với Vũ Hầu vì thua kém về tài năng và trí tuệ. Đó là cái thẹn để thay đổi, để khẳng định bản thân mình và khát khao được cống hiến.
3. Kết bài
Khẳng định vẻ đẹp bài thơ và tài năng của tác giả.
II. Bài văn mẫu phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng...
Xuất thân là một danh tướng tài ba lỗi lạc, Phạm Ngũ Lão lại ghi tên mình vào văn chương nghệ thuật với một số tác phẩm đặc sắc, trong đó có Thuật hoài (Tỏ lòng). Bài thơ vừa thể hiện được hào khí Đông A vừa "khắc họa vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lý tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại". Với vẻ đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật, bài thơ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Nhận định "Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại" đã thể hiện rất đúng nội dung của bài thơ Thuật hoài. Vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng và nhân cách cao cả là những phẩm chất nói về những vị anh hùng, danh tướng thời xưa. Họ là những con người có tầm vóc to lớn với ý chí quyết tâm khôi phục giang sơn, mang hạnh phúc và bình yên đến cho đất nước. Không chỉ vậy, ở họ còn mang đậm vẻ đẹp của Hào khí Đông A - biểu tượng ý chí mạnh mẽ, ngang tàng, tình yêu nước thiết tha dưới thời Trần.
Mở đầu bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã tái hiện hình ảnh quân đội nhà Trần mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt:
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu"
....(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng
-------------------HẾT-------------------
Bài thơ Tỏ lòng của nhà thơ Phạm Ngũ Lão được biên soạn trong chương trình học SGK Ngữ văn lớp 10 vào tuần 13, ngoài Dàn ý phân tích bài Tỏ lòng để làm sáng tỏ nhận định: Tỏ lòng khắc hoạ vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng..., các em có thể tham khảo thêm các bài khác như: Phân tích bài Tỏ lòng, Cảm nhận về hào khí Đông A thời Trần qua bài Tỏ lòng, Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng, Soạn bài Tỏ lòng.
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-bai-to-long-de-lam-sang-to-nhan-dinh-to-long-khac-hoa-ve-dep-con-nguoi-co-suc-manh-co-li-tuong-50905n.aspx