Dàn ý cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

Các em cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh như thế nào, hãy viết dàn ý chi tiết, ngắn gọn trình bày những suy nghĩ/ đánh giá/ nhận xét của bản thân về cái hay, cái đẹp của nội dung, nghệ thuật bài thơ này nhé!
Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

1. Mở bài

- Giới thiệu về Bác Hồ
- Giới thiệu về bài thơ: Nằm trong tập "Nhật kí trong tù"
- Ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi tinh thần, ý chí vượt gian khổ của Bác.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
+ Được sáng tác khi Người bị giam ở nhà từ Tưởng Giới Thạch
+ Sau những lần chuyển lao vất vả
- Ý nghĩa bài thơ gửi gắm:
+ Ghi lại chân thực những khó khăn Hồ Chí Minh trải qua
+ Khẳng định triết lý: Vượt qua hết thử thách sẽ tới thành công.

- Phân tích nội dung bài thơ:
+ Câu một: Lời nhận xét, chiêm nghiệm từ thực tế:
+ Câu thơ là lời nhận xét từ kinh nghiệm di chuyển của người tù với xiềng xích
+ Bác Hồ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ ấy
+ "Tẩu lộ": Lặp lại, cho thấy những chặng đường dài cứ nối tiếp nhau, không thấy đích đến.
→ Khó khăn chồng chất, đường dài kéo lê chân người tù, miêu tả chân thực hiện thực→ Rút ra kinh nghiệm sống: Phải bắt tay vào công việc mới thấy được khó khăn.
→ Những khó khăn mà Cách mạng đang gặp phải trong những buổi đầu.
+ Câu hai: Những khó khăn, gian lao chồng chất trước mắt Bác Hồ:
+ Núi non liên tiếp xuất hiện trước tầm mắt
+ Điệp từ "trùng san": xuất hiện ở đầu và cuối câu → Núi non trập trùng trước mắt, kéo dài bất tận không ngớt.
+ Người tù phải trải qua hết khó khăn này tới khó khăn khác, phải vượt chặng đường dài → Khó khăn vất vả.
+ Miêu tả chặng đường Cách mạng với nhiều khó khăn trước mắt, cần người chiến sĩ Cách mạng có ý chí kiên cường.
+ Hai câu thơ cuối: Khẳng định kết quả sau khi vượt qua mọi khó khăn:
+ Câu ba: Hình ảnh núi non tiếp nối, nhịp điệu câu thơ dồn dập, hối hả tiến về phía trước, bước chân tới "tận cùng" đỉnh núi.
+ Câu bốn: Niềm hạnh phúc vỡ òa khi được đứng trước thiên nhiên rộng lớn.
+ Nhịp thơ ở đây nhanh, mạnh mẽ, hối hả, cảm xúc vui sướng dạt dào.
+ Hình ảnh Hồ Chí Minh vui sướng như được tự do khi đứng trước thiên nhiên.
→ Muốn khẳng định: Con đường Cách mạng phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng khi vượt qua hết, nhất định sẽ có được thắng lợi vẻ vang.

- Kết luận chung:
+ Bài thơ là bức tranh hiện thực của Hồ Chí Minh khi chuyển lao ở nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Bức tranh về ý chí kiên cường cũng như tâm hồn thơ đầy xúc cảm của một người chiến sĩ Cách mạng.
+ Gửi gắm chân lý về cuộc đời cũng như con đường Cách mạng: gian khổ, khó khăn, gập ghềnh, cần ý chí kiên cường, nhưng thành công sẽ vô cùng xứng đáng.

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.
- Hồ Chí Minh - Người chiến sĩ Cách mạng, thi nhân xuất sắc của dân tộc.
 

II. Bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam ta. Người không chỉ là một nhà cách mạng xuất sắc mà còn đồng thời là một thi nhân vô cùng tài ba. Sinh thời, sự nghiệp sáng tác của Người cũng vô cùng đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là tập thơ "Nhật kí trong tù". Tập thơ gồm hai mươi bài thơ, là những tác phẩm được Người hoàn thành trong khi bị giam giữ ở nhà ngục Tưởng Giới Thạch. Trong số đó, "Đi đường" ( Tẩu lộ) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, ca ngợi hình ảnh của người chiến sĩ Cách mạng trong gian lao.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi Hồ Chí Minh bị bắt bớ, tù đày ở nhà tù Tưởng Giới Thạch và Người buộc phải di chuyển hết từ nhà lao này sang nhà lao khác. Trong tình thế ấy, khó khăn, vất vả, gian lao đều có thể làm chùn bước chân của người tù nhưng với tấm lòng yêu đời, ý chí chiến đấu mạnh mẽ, không những không chịu khuất phục, Người còn dùng những lời thơ của mình ghi lại chân thực hoàn cảnh gian khổ đồng thời thôi thúc ý chí của mình...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh tại đây.

----------------------HẾT--------------------------

Cùng tìm hiểu thêm một số bài văn mẫu phân tích/ nêu cảm nhận về tác phẩm đã học bên cạnh bài Dàn ý cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 8 tuần học 21. Chúng tôi đã tổng hợp được: Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh, Cảm nhận về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh, Soạn bài Đi đường ngắn gọn, Giáo án bài Đi đường;..

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-ve-bai-tho-di-duong-cua-ho-chi-minh-49591n.aspx
 

Tác giả: Chipu     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Dàn ý bình giảng bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
Dàn ý cảm nhận bài thơ Lai tân của Hồ Chí Minh
Phân tích bài thơ Vọng nguyệt của Hồ Chí Minh
Phân tích hình ảnh Người đi đường trong bài thơ Đi đường
Từ khoá liên quan:

Dan y cam nhan ve bai tho Di duong cua Ho Chi Minh

, phat bieu cam nghi ve bai tho di duong cua ho chi minh, cam nhan ve bai tho tau lo cua ho chi minh,

SOFT LIÊN QUAN
  • Phân tích bài thơ Sang thu

    Cảm nhận về bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh

    Phân tích bài thơ Sang thu là đề bài tập làm văn trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 yêu cầu các em học sinh phải nêu cảm nhận của mình về nội dung bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh. Một số bài văn mẫu đề bài phân tích bài thơ Sang thu hay nhất được Taimienphi.vn tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài làm tập làm văn của mình và đạt được điểm số cao.

Tin Mới