I. Dàn ý cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải cùng tình yêu thiên nhiên của thi nhân.
2. Thân bài
a. Tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua việc miêu tả bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống và trong trẻo của thiên nhiên xứ Huế
- Biện pháp đảo ngữ bằng việc đưa động từ "mọc" lên đầu câu thơ để nhấn mạnh sức sống của "bông hoa tím biếc".
- Bức tranh xuân đậm sắc màu hội họa bởi hai gam màu: sắc xanh của dòng nước biếc mùa xuân cùng sắc tím của đóa hoa đang bừng nở.
- Biện pháp nhân hóa qua từ gọi đáp "Ơi" để đón nhận và lắng nghe tiếng chim chiền chiện.
- Từ cảm thán "chi" được đặt sau động từ "hót" đã gợi lên chất giọng đầy thân thương, dịu ngọt của xứ Huế.
- Hình ảnh thơ chọn lọc và giàu sức gợi
→ Bức tranh mùa xuân xứ Huế với vẻ đẹp rất đỗi trong trẻo và tràn đầy sức sống, hòa hòa, cân xứng giữa màu sắc và thanh âm.
b. Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua những cảm nhận tinh tế và thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Sự giao hòa mạnh mẽ với vẻ đẹp của thiên nhiên trong tâm hồn của thi nhân đã được làm nổi bật.
+ "Từng giọt long lanh rơi"
Có thể là giọt sương mai, giọt mưa xuân còn đọng lại lấp lánh trên cành cây kẽ lá.
"Từng giọt" đó có thể là tiếng chim chiền chiện vang xa trên bầu trời cao rộng.
- Thái độ trân trọng, nâng niu và muốn lưu giữ vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện qua động từ "hứng"
c. Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu đất nước và được thể hiện qua ước nguyện hóa thân của tác giả
- Tình yêu thiên nhiên đã khơi nguồn mạch cảm xúc của bài thơ vận động hướng đến vẻ đẹp của mùa xuân đất nước.
- Ước nguyện hóa thân được thể hiện qua những hình ảnh gần gũi, nhỏ bé của thiên nhiên như "con chim hót", "cành hoa", "nốt trầm"
→ Ước nguyện giản dị, khiêm nhường nhưng hết sức cao đẹp.
3. Kết bài
Khái quát giá trị bài thơ
II. Bài văn mẫu cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Mùa xuân là một trong những đề tài quen thuộc trong thơ ca và trở thành nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải là một trong số những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Qua bài thơ, chúng ta thấy được tình yêu thiên nhiên của thi nhân khi miêu tả bức tranh mùa xuân xứ Huế với thái độ trân trọng, ngợi ca và tâm hồn giao hòa mãnh liệt với thiên nhiên. Đồng thời, tình yêu đối với thiên nhiên của tác giả còn gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.
Qua những vần thơ của nhà thơ Thanh Hải, vẻ của thiên nhiên đất trời đã hiện lên đầy sinh động qua bức tranh mùa xuân xứ Huế:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp đảo ngữ bằng việc đưa động từ "mọc" lên đầu câu thơ để nhấn mạnh sức sống của "bông hoa tím biếc". Mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của sự sinh sôi nảy nở, là thời gian cây cối đâm chồi nảy lộc, chim ca véo von. Tác giả đã nắm bắt đặc trưng này để làm nổi bật sức xuân đang tràn trề trên một nhành hoa nhỏ bé giữa dòng sông bao la, rộng lớn,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ tại đây.
-------------------HẾT---------------------
Bài thơ Mùa xuân nhỏ nhỏ của tác giả Thanh Hải được biên soạn trong chương trình Ngữ văn lớp 9 bài 23. Cùng với Dàn ý cảm nhận tình yêu thiên nhiên của người thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, các em còn có thể tham khảo những bài viết sau để củng cố thêm kiến thức cho bài học như: Phân tích khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ, Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Soạn văn Mùa xuân nho nhỏ, Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ;...
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-cam-nhan-tinh-yeu-thien-nhien-cua-nguoi-thi-nhan-qua-bai-tho-mua-xuan-nho-nho-50398n.aspx