I. Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu về Truyện Kiều và bút pháp của Nguyễn Du.
- Giới thiệu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" cùng với bức tranh thiên nhiên.
2. Thân bài
- Giới thiệu vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần đầu, sau khi giới thiệu vẻ đẹp của chị em Kiều.
- Bốn câu đầu: Bức tranh thiên nhiên buổi sáng sớm:
+ Mở ra bằng cánh chim én: loài chim báo hiệu mùa xuân
+ "đưa thoi": gợi tả sự đông đúc, hình ảnh những cánh chim chao lượn
+ "Thiều quang": ánh sáng đẹp, ánh sáng của mùa xuân
+ Thời gian của mùa xuân đã trôi đi quá nửa "đã ngoài sáu mươi" → Sự tiếc nuối khi mùa xuân đang dần qua (so sánh với Xuân Diệu).
→ Diễn tả sự chảy trôi của thời gian, mùa xuân đang qua đi.
+ Hình ảnh triền cỏ xanh trải dài mênh mông như đến tận chân trời.
+ Từ "tận": mãi đằng xa, lan ra tới mãi đường chân trời → Thảm cỏ kéo dài vô tận, không dứt → Vẻ đẹp xanh mát của mùa xuân.
+ Điểm trên cỏ là hình ảnh của những bông lê trắng muốt → Hai màu hòa quyện tạo nên sự sống động, đẹp đẽ vô cùng.
+ "trắng điểm": Đảo ngược từ để nhấn mạnh màu sắc nổi bật
+ "Cành lê": Chủ thể được đảo lên đầu để nhấn mạnh hình ảnh đặc sắc.
→ Nghệ thuật chấm phá, dùng điểm tả diện → Vẽ lên khung cảnh xuân thanh mát, tinh khiết.
- Bức tranh lễ hội trong dịp tết Thanh minh:
+ Tám câu tiếp là hình ảnh của con người trong dịp lễ Thanh minh
+ Người xe nườm nượp, tất cả đều nô nức, vui tươi trong không khí của mùa xuân.
- Bức tranh chiều tà khi chị em Kiều ra về:
+ Sau khi kết thúc lễ hội, chị em Kiều ra về.
+ Phong cảnh hai bên bờ đều rất đẹp với dòng suối nhỏ, cây cầu cùng với màu xanh nhẹ nhàng của phong cảnh.
+ Nguyễn Du sử dụng một loạt từ láy "thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, thơ thẩn": gợi tả không gian xung quanh nhưng cũng gợi lên tâm trạng con người.
+ "Thanh thanh": Sự trầm lắng, suy tư, thanh thoát, "nao nao": con nước quanh co hay cũng là sự bồn chồn, lo lắng, không yên.
→ Cảnh vật và con người đang giao hòa, gợi lên một chút bâng khuâng, lưu luyến cùng một dự cảm chẳng lành.
- Kết luận chung:
+ Bút pháp tài hoa của Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời.
+ Cấu tứ của đoạn trích hợp lý với ba phần: mở, diễn biến và kết.
+ Các nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn: tả cảnh ngụ tình, chấm phá, ...
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
II. Bài văn mẫu bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)
Khi nhắc tới bút pháp sử dụng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người ta thường nhắc nhiều về bút pháp miêu tả nội tâm cực kì xuất sắc mà ông đã thể hiện trong mỗi nhân vật của mình. Thế nhưng, người đọc chúng ta mỗi khi đọc đến đoạn trích "Cảnh ngày xuân" thì cũng không khỏi thán phục trước nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên vô cùng sống động, tươi đẹp, trong sáng mà ông đã dùng để vẽ lên bức tranh xuân trong đoạn trích này. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân ấy quả thực đẹp đẽ đến vô cùng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du.
Đoạn trích "Cảnh ngày xuân" được trích trong phần đầu của Truyện Kiều. Đây là đoạn trích kế tiếp sau đoạn miêu tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày xuân trong tiết Thanh minh khi chị em Kiều đi du xuân...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.
----------------------HẾT----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-buc-tranh-thien-nhien-trong-doan-trich-canh-ngay-xuan-49777n.aspx
Trong bài thơ Cảnh ngày xuân, tác giả Nguyễn Du đã dựng lên bức tranh thiên nhiên khoáng đẹp, tươi sáng với thảm cỏ xanh, sắc trắng hoa lê, đàn én chao liệng...Bên cạnh bài bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Bức họa mùa xuân qua 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân, Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân, Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân.