Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân

Các em hãy cùng tham khảo Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân để thấy được bức tranh chiều tà khi lễ hội kết thúc và tâm trạng của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân khi trở về.

Đề bài: Em hãy Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

phan tich sau cau tho cuoi trong doan trich canh ngay xuan

Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân


I. Dàn ý Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về trích đoạn "Cảnh ngày xuân".
- Giới thiệu về nội dung của sáu câu thơ cuối trong trích đoạn.

2. Thân bài

a. Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật.
- Mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều qua từ láy "tà tà".
- Tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình, "thơ thẩn".
- Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như "ngọn tiểu khê", "dịp cầu nho nhỏ"...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (Chuẩn)

"Cảnh ngày xuân" là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở sáu câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp "tả cảnh ngụ tình" đặc sắc.

"Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật. Khác với bước đi cùng sự trôi chảy nhanh, vội như "con én đưa thoi" ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này thời gian trôi đi chậm rãi và nhẹ nhàng: "Tà tà bóng ngả về tây". Hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều đã được tác giả tái hiện thành công qua từ láy tượng hình "tà tà", đồng thời gợi lên tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình "thơ thẩn dang tay ra về" của hai chị em Thúy Kiều. Và dường như tâm trạng lặng buồn của con người đã thấm sâu vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên không còn hiện lên với sự cao rộng, bao la, bát ngát, khoáng đạt tràn trề sức sống như ở bốn câu thơ đầu tiên mà được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như "ngọn tiểu khê", "dịp cầu nho nhỏ" bắc ngang cuối ghềnh để phù hợp với dòng tâm trạng của con người. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng thành công hệ thống từ láy được trải đều trong các câu thơ như "tà tà", "thơ thẩn", "nho nhỏ", "thanh thanh", "nao nao" giàu giá trị biểu cảm.

"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Dòng nước hiện lên qua dòng chảy "nao nao", lững lờ lưu luyến trôi chậm bên chân cầu "nho nhỏ" vừa gợi lên sắc thái của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng của con người và hoàn toàn thống nhất với bước chân "thơ thẩn" bâng khuâng của nhân vật trữ tình. "Nao nao" cũng chính là tính từ mang tính chất dự báo, linh cảm cho cuộc gặp gỡ sắp tới của Thúy Kiều và chàng Kim. Tác giả đã vận dụng thành công bút pháp trong thơ ca trung đại như tả cảnh ngụ tình để tạo nên mối tương giao, thống nhất giữa cảnh và tình:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn cảnh cũng thẫn thờ
Cảnh buồn người cũng ngẩn ngơ ưu sầu"

Như vậy, ở sáu câu thơ cuối, mối quan hệ hai chiều giữa cảnh và tình thể hiện qua việc khi hội tan, con người bâng khuâng, xao xuyến đầy lưu luyến và cảnh vật cũng vì thế không tránh khỏi màu sắc u buồn và ảm đạm. Để miêu tả thành công điều này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đồng thời lựa chọn những hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo hình, thể hiện khả năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

-------------------HẾT------------------

Trên đây chúng tôi đã cùng các em phân tích 6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân. Bên cạnh đó, để mở rộng vốn kiến thức tác phẩm, các em có thể tìm đọc thêm: Bức họa mùa xuân qua 4 câu thơ đầu bài Cảnh ngày xuân, Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân, Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân, Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân

https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-sau-cau-tho-cuoi-trong-doan-trich-canh-ngay-xuan-47890n.aspx

Tác giả: Ngọc Link     (4.3★- 7 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và những hiểu biết về xã hội hãy giới thiệu về một lễ hội ở Việt Nam
Cảm nhận bốn câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân
Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Sự vận động của cảnh thiên nhiên và tâm trạng của con người trong đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích
Dàn ý phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Từ khoá liên quan:

phan tich sau cau tho cuoi trong doan trich canh ngay xuan

, cam nhan ve canh mua xuan trong 4 cau tho dau va 6 cau tho cuoi cua doan trich canh ngay xuan, dan y cam nhan 6 cau cuoi bai canh ngay xuan,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới