Dàn ý phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
I. Dàn ý phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Chuẩn)
1. Mở bài
- Truyện Kiều là một trong những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.
- Một trong những đoạn trích hay, với bút pháp đặc sắc tả cảnh ngụ tình, thường được Nguyễn Du vận dụng một cách tinh tế trong thơ của mình ấy là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Đặc biệt ở 8 câu thơ cuối bài, nỗi buồn của nàng Kiều được bộc lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ thông qua những cảnh vật tưởng vô tình nhưng lại hữu ý ám chỉ về tâm tư, về cuộc đời và số phận của nàng Kiều tội nghiệp.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh :
- Sau gia biến, Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán, rồi lưu lạc vào lầu xanh. Kiều không muốn tiếp khách, nhiều lần muốn tự tử, Tú Bà bèn giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích.
- Tại đây Kiều ngày ngày ôm nỗi buồn, nỗi nhớ thương gia đình, lại xót xa cho mình phận bạc.
* Phân tích:
- "Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"
+ Nỗi buồn bã cô quạnh, thân phận lênh đênh không biết đi về đâu.
+ Nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình.
- "Buồn trông ngọn nước mới ra
Hoa trôi man mác biết là về đâu"
+ Nỗi xót thương thân phận nổi trôi, tâm trạng hoang mang, lo lắng không biết sẽ dạt về đâu.
- "Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh"
+ Nỗi chán chường, tù túng trước những cảnh không thay đổi, nhạt nhẽo, dẫn đến tâm trạng bế tắc không lối thoát.
- "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi"
+ Bão tố trong lòng Kiều, đồng thời là những dự cảm không lành về những sóng gió sẽ ập đến trong cuộc đời khiến Kiều lo lắng và sợ hãi vô cùng.
3. Kết bài
- Cả đoạn thơ 8 câu tựa như bức tranh tứ bình về tâm trạng của Kiều, bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, cùng nghệ thuật điệp từ, những câu hỏi tu từ, những từ láy tinh tế, Nguyễn Du đã diễn tả một cách vô cùng sâu sắc sự thay đổi tâm trạng của nàng Kiều.
II. Bài văn mẫu Phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Chuẩn)
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam, đồng thời cũng là một tác phẩm xứng tầm kiệt tác của toàn bộ nền văn học nước ta. Đó là một tác phẩm mang trong mình nhiều giá trị, trước hết là giá trị hiện thực khi phản ánh nỗi bất công và cuộc đời đầy đau khổ khổ của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Thứ hai, ấy là giá trị nhân đạo, qua Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện thái độ cảm thông cho số phận người phụ nữ, mang trong mình nhiều vẻ đẹp nhưng cuộc đời vẫn chông chênh. Một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất trong Truyện Kiều có thể kể đến "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Đặc biệt ở 8 câu thơ cuối bài, nỗi buồn của nàng Kiều được bộc lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ thông qua những cảnh vật tưởng vô tình nhưng lại hữu ý ám chỉ về tâm tư, về cuộc đời và số phận của nàng Kiều tội nghiệp.
Sau gia biến Kiều bị Mã Giám Sinh lừa bán, rồi lưu lạc vào lầu xanh. Với bản tính quật cường, Kiều không chấp nhận cuộc sống ong bướm gió trăng nơi lầu xanh, quyết không chịu tiếp khách và nhiều lần muốn tự tử,...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích tại đây.
-----------------------HẾT----------------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-phan-tich-tam-cau-tho-cuoi-trong-bai-kieu-o-lau-ngung-bich-49609n.aspx
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Nguyễn Du đã tập trung khắc họa tâm trạng đau khổ, xót xa cùng những dự cảm không lành của Thúy Kiều. Tìm hiểu chi tiết về đoạn trích, bên cạnh bài phân tích tám câu thơ cuối trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 9 khác như: Cảm nhận về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Phân tích cái hay của điệp ngữ "Buồn trông" trong Kiều ở lầu Ngưng Bích, Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để thấy rằng: Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh tâm tình đầy xúc động.