Dàn ý bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt...

Dàn ý bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt... sẽ hướng dẫn các em cách xây dựng dàn ý cho một bài văn nghị luận, các em hãy cùng tham khảo để củng cố kĩ năng viết bài của mình.

Bài viết liên quan

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

dan y binh luan ve cau noi su that doi khi gay nen nhung ran nut con doi tra luon tao nen nhung do vo

Dàn ý bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt, còn dối trá luôn tạo nên những đổ vỡ


I. Dàn ý bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt...(Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Giải thích các khái niệm "sự thật", "dối trá".
- Giải thích nội dung ý nghĩa câu nói

b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận
- "Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt":
+ Sự thật bao gồm những điều tốt đẹp, nhưng cũng chứa đựng vô vàn sự trần trụi.
+ Con người thường không muốn chấp nhận thực tại trần trụi mà thay vào đó, họ luôn muốn nghe những lời dối trá "có cánh", dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ về tinh thần, tình cảm.

- "...dối trá luôn luôn tạo nên những đổ vỡ"
+ Khi sống trong sự lừa lọc, dối trá, con người sẽ không thể tạo dựng lòng tin của người khác dành cho mình.
+ Việc đánh lừa người khác một cách có ý thức nghĩa không chỉ làm đổ vỡ niềm tin mà họ đã dành cho chúng ta mà còn hạ thấp giá trị của chính bản thân mình.

c. Lật lại vấn đề
- "Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt" nhưng sự thật là yếu tố quan trọng để tạo dựng niềm tin và các mối quan hệ xã hội sòng phẳng, tốt đẹp.
- Dù dối trá có thể gây ra "đổ vỡ" nhưng không phải lời nói dối nào cũng để lại hậu quả xấu. Có những lời nói dối đi đôi với lòng tốt được tạo ra với mục đích tốt đẹp.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Con người cần học cách tôn trọng và biết chấp nhận sự thật để hạn chế những "rạn nứt".
- Lên án, phê phán những hành vi lừa lọc, dối lừa gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người khác.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
 

II. Bài văn mẫu Bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt (Chuẩn)

"Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng". Đó là câu tục ngữ quen thuộc đúc kết một bài học triết lí trong đời sống tinh thần và tâm thức văn hóa của người Việt Nam. Thông qua việc ví von so sánh hai hình ảnh "thuốc" và "sự thật", câu nói đã thể hiện một lô-gic tình cảm hoàn toàn phù hợp với thực tế tâm lí của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt, còn dối trá luôn luôn tạo nên những đổ vỡ". Câu nói đã thể hiện một quan điểm về tầm ảnh hưởng của "sự thật" và "dối trá" đối với cuộc sống của con người.

"Sự thật" và "dối trá" chính là hai phạm trù hoàn toàn đối lập nhưng đều có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sống tâm lí và tình cảm của con người...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình luận về câu nói: Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt... tại đây.

https://thuthuat.taimienphi.vn/dan-y-binh-luan-ve-cau-noi-su-that-doi-khi-gay-nen-nhung-ran-nut-53211n.aspx
 

Tác giả: Nguyễn Cảnh Nam     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Từ khoá liên quan:

Dan y binh luan ve cau noi Su that doi khi gay nen nhung ran nut

, nghi luan ve su that va doi tra, nghi luan ve loi noi doi,

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Chào tháng 12, câu nói, hình ảnh hay về tháng 12

    Không khí se lạnh của tháng 12 báo hiệu những khoảnh khắc cuối cùng của năm đang dần khép lại. Đây cũng là thời khắc để nhìn lại, gửi lời chào tháng