Không chỉ là áng văn chính luận đặc sắc, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) còn mang giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập, mạnh mẽ khẳng định chủ quyền, niềm tự hào dân tộc. Dưới đây chúng tôi sẽ cùng các em phân tích Nước Đại Việt ta để Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ.
Đề bài: Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
Bài văn mẫu Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai, ông là người anh hùng dân tộc Việt Nam ta, đóng góp công lao to lớn trong việc phò tá, trợ giúp vua Lê Lợi đánh bại quân Minh, giúp dân chúng được sống cảnh hòa bình không phải chịu áp bức bóc lột. Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, đồng thời là một danh nhân văn hóa của thế giới. "Bình Ngô đại cáo" là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Trãi, được coi như là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam khi đã đề cao ý chí hào hùng của dân tộc. Đoạn trích Nước Đại Việt ta là phần đầu của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo", đoạn trích đã thể hiện rõ được ý chí quyết tâm không khí chiến thắng của nhân dân ta.
Bình Ngô đại cáo được viết vào năm 1427 khi vua Lê Lợi đã đánh bại quân Minh, chấm dứt ách đô hộ của phương Bắc. Vua Lê Lợi đã hạ chiếu để Nguyễn Trãi viết bài cáo này để công bố với thiên hạ, chấm dứt 15 năm đô hộ của nhà Minh khẳng định được chủ quyền đất nước và quan trọng là sự tự do của đồng bào ta.
Hai câu mở đầu tác giả đã nêu rõ được tư tưởng chính nghĩa sức mạnh của toàn thể nhân dân Đại Việt.
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo"
Tiếp thu tư tưởng của các tiền nhân ,muốn làm việc lớn trước hết phải có được lòng dân vì sức mạnh của dân vô cùng to lớn. Nhưng muốn có được lòng dân thì phải cho nhân dân một cuộc sống ấm no. Mà trong hoàn cảnh lúc đó việc cấp thiết nhất đó là đập tan ách thống trị của nhà Minh "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo". Câu tiếp theo Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ của đất nước ta trên các phương diện địa lý , lịch sử, văn hóa.
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây dựng độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Tám câu thơ ngắn ngủi đã nêu rõ được chủ quyền của đất nước ta, ta và phương Bắc không cùng địa lý, văn hóa , lịch sử nên việc xâm chiếm Đại Việt của các thế lực ngoại xâm đều là bạo tàn, trái với chính nghĩa. Nguyễn Trãi đã nêu đầy đủ dẫn chứng chứng minh đất nước Đại Việt là của người Việt. Từ " văn hiến" đã nói rõ văn hóa của nước ta khác với phương Bắc, đó phong tục tập quán của bao nhiêu thế hệ người dân Việt ta bồi đắp lên từ những thói quen hằng ngày của người dân. Phong tục Việt Nam có những đặc trưng riêng mà không một ai có "phong tục bắc nam cũng khác" điều này đã thêm một yếu không thể chối cãi được. Tác giả còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ " Núi sông bờ cõi đã chia" khẳng định chắc chắn về ranh giới địa lý nó đã được vạch sẵn từ trước. Nếu trong bài "Nam quốc sơn hà" Lý Thường Kiệt chỉ ra ranh giới cương vực, chủ quyền lãnh thổ dựa vào sách trời mới rõ được thì Nguyễn Trãi thì khác lại khẳng định rõ ràng trên nhiều cơ sở thực tiễn, đó là văn hoá, địa lí và cả lịch sử lâu đời. Nguyễn Trãi còn lấy dẫn chứng lịch sử qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của các triều đại hai nước Triệu, Đinh, Lý, Trần cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, tác giả đặt các triều đại của ta song song với các triều đại của Trung Quốc nhằm khẳng định sự độc lập, bình đẳng giữa các triều đại của nước Nam với các triều đại phương Bắc . Đây là chân lý bất hủ của thời đại một đất nước có tất cả các yếu tố từ phong tục, văn hiến, địa lý, lịch sử, truyền thống riêng từ đó đã làm lên những chiến công oanh liệt của các anh hùng qua các triều đại của dân tộc.
"Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Ô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã"
Trong lịch sử, quân đội của triều đình phương Bắc nhiều lần sang xâm lược nước ta nhưng họ đều có chung một kết cục thất bại và phải dẫn quân về nước. Quân Minh sang xâm lược ta thì chúng cũng phải chịu chung một kết cục như những bài tướng thời trước, điều đó cũng khẳng định sức mạnh của chính nghĩa mà còn thể hiện tinh thần và sức mạnh đoàn kết của quân và dân ta; khẳng định nước ta có rất nhiều nhân tài giữ nước và dựng nước.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" đã khẳng định được tinh thần dân tộc ta đoàn kết cùng đánh giặc bảo vệ non sông bờ cõi, nó cũng là chứng cứ thuyết phục nhất khẳng định đất nước ta là một đất nước có chủ quyền riêng ,phong tục riêng , có địa lý, văn hóa , lịch sử riêng. Câu thơ đối xứng nhau liên kết song song càng thể hiện chắc chắn hơn.
Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc ta, bài cáo với tâm thế hào hùng khí thế ngút trời có sự uy nghiêm của dân tộc mạnh mẽ của nhân dân quyết tâm bảo vệ đất nước. Bài cáo nó vẫn còn giá trị đến hiện tại cũng như sau này nó nhắc cho ta thấy khí thế anh dũng bất phục với các thế lực thù địch không sợ hãi anh dũng .
---------------------HẾT-----------------------
https://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-nuoc-dai-viet-ta-la-mot-ban-tuyen-ngon-bat-hu-47805n.aspx
Nước Đại Việt ta là đoạn trích tiêu biểu trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Để việc tìm hiểu và phân tích tác phẩm đơn giản và hiệu quả nhất, bên cạnh bài Chứng minh Nước Đại Việt ta là một bản tuyên ngôn bất hủ, các bạn hãy tham khảo thêm: Làm sáng tỏ nhận định Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc, Phân tích đoạn trích Nước Đại Việt ta, Từ trích đoạn Nước Đại Việt ta em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước của Nguyễn Trãi.