Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn

Ngô Tử Văn trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" là một kẻ sĩ cương trực, thấy sự gian tà thì không chịu được. Để diệt trừ mầm mống của cái ác, bảo vệ cho cuộc sống yên bình của người dân Ngô Tử Văn đã có hành động đốt đền đầy táo bạo, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến vụ kiện tụng dưới Âm phủ sau đó. Thông qua câu chuyện, em hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vât Ngô Tử Văn trong Chuyện chức pahns sự đền Tản Viên.

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

cam nhan cua em ve nhan vat ngo tu van

Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn
 

I. Dàn ý Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn

1. Mở Bài

- Nguyễn Dữ được xem là người đầu tiên đã đem thuật ngữ "truyền kỳ" vào văn học trung đại Việt Nam.
- Tập Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là thiên cổ kỳ bút, được đánh giá là mẫu mực của thể loại truyền kỳ, một trong số 20 truyện đó là truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, với nhân vật chính là chàng Ngô Tử Văn.

2. Thân Bài

- Sơ lược về tác giả Nguyễn Dữ:
+ Sống vào khoảng thế kỷ XVI, quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
+ Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đỗ cử nhân rồi làm quan 1 thời gian ngắn, sau đó về ở ẩn. Tác phẩm để lại chỉ gồm Truyền kỳ mạn lục.

- Sơ lược về Truyền kỳ mạn lục:
+ Ra đời vào đầu thế kỷ XVI, nội dung xoay quanh việc vạch trần phê phán những tệ trạng của xã hội phong kiến...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn

Trong văn học trung đại, thế kỷ 15 chúng ta tìm hiểu nhiều về tác giả Nguyễn Trãi như là một tác giả tiêu biểu và xuất sắc nhất, thì đến thế kỷ 16, ta lại có cơ hội tìm hiểu về hai tác giả tiêu biểu khác đó là tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác gỉa Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ được xem là người đầu tiên đã đem thuật ngữ "truyền kỳ" vào văn học trung đại Việt Nam, dù sau đó có nhiều tác giả cũng sáng tác về đề tài này, nhưng có thể khẳng định rằng ông chính là tác giả xuất sắc nhất ở thể loại truyền kỳ. Tập Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là thiên cổ kỳ bút, được đánh giá là mẫu mực của thể loại truyền kỳ, một trong số 20 truyện đó là truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, với nhân vật chính là chàng Ngô Tử Văn.

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, quê ở xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng là một trong những học trò giỏi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từng đi thi và đỗ hương tiến (cử nhân), ra làm quan trong một thời gian rất ngắn, rồi từ quan về ở ẩn. Về sự nghiệp sáng tác, ông để lại tập truyện Truyền kỳ mạn lục.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong 20 truyện ngắn nằm trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyền kỳ mạn lục là tập truyện gồm 20 truyện ngắn ra đời vào đầu thế kỷ XVI, nội dung xoay quanh việc vạch trần phê phán những tệ trạng của xã hội phong kiến đương thời, thể hiện sự đồng cảm thương xót với những số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, trước những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Đồng thời cũng thể hiện tinh thần dân tộc, tự hào về nhân tài văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu thủy chung và quan niệm sống lánh đục về trong của lớp trí thức đương thời. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và gian tà, trong đó nhân vật Ngô Tử Văn nổi lên với tính cách cương trực, dũng cảm, không sợ cường quyền cái ác, sẵn sàng đấu tranh vì công lý và lẽ phải.

Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nhân vật Ngô Tử Văn xuất hiện gián tiếp ở phần mở đầu của câu chuyện, thông qua lời giới thiệu của tác giả, và qua lời nhận xét của những người sống cùng thời, "Chàng vốn khảng khái nóng nảy thấy sự gian tà thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực", như vậy ngay từ ban đầu, Ngô Tử Văn đã có màn xuất hiện rất ấn tượng. Sau đó, nhân vật này mới xuất hiện một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ, cử chỉ và hành động giống như là minh chứng cho lời giới thiệu và nhận xét khách quan ở trên.

Đầu tiên, thông qua sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền của tên tướng giặc. Cuối đời nhà Hồ có tên Bách Hộ họ Thôi của nhà Minh đã tử trận ở gần đền thờ của vị Thổ công, hắn đã cướp ngôi đền và tác oai tác quái trong dân gian gây nhũng nhiễu và phiền phức cho nhân dân. Thế nên, Tử Văn đã châm lửa đốt ngôi đền. Từ đó có thể thấy Tử Văn là một con người rất dũng cảm, trong khi mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi lo sợ cho chàng thì chàng vẫn vung tay, không cần gì cả, khẳng định đó là việc nghĩa không thể không làm. Nhiều nhận xét cho rằng Tử Văn là người hung hăng liều lĩnh nhất thời, bởi vì để đi đến hành động trên, Tử Văn đã có sự chuẩn bị kỹ càng (tắm rửa, khấn trời). Điều đó chứng minh chàng rất tin tưởng vào hành động của mình, đồng thời cũng tin tưởng vào sự giúp đỡ của thần linh. Hành động đốt đền Tử Văn có thể xem là hành động thay trời hành đạo, là sự trừng phạt, đối đầu, đối với kẻ thủ ác.

Sau khi đốt đền, Tử Văn đã có cuộc gặp gỡ với tên hung thần, chàng bị lên cơn sốt nóng, sốt rét, rồi thấy hồn ma tên tướng giặc giả danh là cư sĩ tìm đến, dùng nguyên lý đạo Nho để buộc tội chàng và đe dọa bắt chàng phải dựng lại ngôi đền, nhưng Tử Văn vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên, bơ tên tướng giặc khiến hắn tức giận bỏ đi. Đây không phải là sự bất cần của kẻ liều lĩnh mà là thái độ tự tin của người nắm chắc trong tay sức mạnh chính nghĩa. Câu hỏi trước vị Thổ thần "Liệu hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không?" không phải là biểu hiện của sự hoang mang sợ hãi mà là sự mưu trí muốn tìm hiểu về kẻ thù của mình, để tìm cách ứng phó, có câu "Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng" là thế.

Qủa thật, Tử Văn đã bị tên hung thần làm hại, chàng bị hai tên quỷ sứ đưa đi xuống cõi âm ti rất nhanh, dù gặp rất nhiều cảnh rùng rợn trên đường "...gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác". Nhưng Tử Văn vẫn không hề hoang mang, can đảm mà kêu to đòi được xử án cho công bằng. Khi Diêm Vương cho giải vào, Diêm Vương đó dùng uy lực của kẻ bề trên để quát mắng định tội cho Tử Văn. Tử Văn vẫn tâu trình đầu đuôi những lời Thổ thần đã nói với một lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Sở dĩ Tử Văn có sự bình tĩnh, cứng cỏi như thế là nhờ có sự tiếp sức của vị Thổ thần nước Việt, nhưng đây cũng chỉ là thứ yếu, bởi vì chính vị Thổ thần cũng phải nương tựa ở đền Tản Viên và phải "ẩn nhẫn ngồi xó một nơi" đã vài năm. Quan trọng nhất vẫn là dựa vào sự dũng cảm từ trong bản tính của Tử Văn và khát vọng muốn thực thi công lý, những điều đó biến thành quyết tâm từng bước vạch mặt kẻ ác để đòi lại công bằng.

Sau nhiều lần đấu tranh, Tử Văn đã diệt trừ tận gốc cái ác và mang lại an lành cho nhân dân nhờ việc khiến các phán quan bị Diêm Vương mắng mỏ kết tội. Đặc biệt là tên hung thần bị đày xuống ngục Cửu U. Qua chiến thắng ấy, tác giả đã thể hiện hiện niềm tin của nhân dân ta vào chân lý chính nghĩa nhất định thắng gian tà, gieo gió ắt sẽ gặp bão. Tử Văn cũng diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn bạo - đó là tên tướng giặc họ Thôi, khi còn sống thì đi cướp nước, khi chết thì lại xâm chiếm đền miếu và lộng hành tác quái, nhũng nhiễu nhân dân ta. Qua đây, tác giả đã thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Bản thân Tử Văn cũng nhận được những đền bù xứng đáng, được trở về cõi dương thế, xét Tử Văn có công trừ hại nên đã được chia một nửa xôi, thịt cúng viếng với vị Thổ thần, chàng còn được Thổ thần tiến cử cho làm chức phán sự đền Tản Viên.

Ngô Tử Văn chính là hiện thân của công lý, của sức mạnh chính nghĩa, vì dân trừ hại, không sợ cường quyền, luôn sống hướng tới chữ "thiện", là một nhân vật tiêu biểu trong văn học dân gian Việt Nam với nhiều đức tính tốt đẹp, đúng với khao khát của nhân dân. Qua câu chuyện trên, Nguyễn Dữ đã khẳng định đạo lý ở hiền sẽ gặp lành, gieo nhân nào gặp quả đấy; khơi gợi niềm tin đối với người đọc về những điều tốt đẹp ở cuộc sống.

---------------------HẾT----------------------

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-nhan-vat-ngo-tu-van-45275n.aspx
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tìm hiểu thêm về tác phẩm cũng như khám phá những quan điểm, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm, bên cạnh bài Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn, các em có thể tham khảo thêm: Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Phân tích yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Tác giả: Trần Văn Việt     (4.1★- 7 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé
Cảm nhận về cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện
Cảm nhận về truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Cảm nhận về nhân vật cậu Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy
Từ khoá liên quan:

cam nhan cua em ve nhan vat ngo tu van

, cam nhan ve nhan vat ngo tu van trong chuyen chuc phan su den tan vien, cam nghi ve nhan vat ngo tu van,

SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới