Khôi phục cài đặt gốc MacBook sẽ xóa toàn bộ dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng trên thiết bị. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách khôi phục cài đặt gốc MacBook chính xác, dễ hiểu nhất.
Bằng cách khôi phục cài đặt gốc MacBook để đưa thiết bị trở về trạng thái như lúc mới mua, hoạt động nhanh hơn,đồng thời để khắc phục các tình trạng như treo máy hay lỗi, sự cố khác, ....
Hướng dẫn reset Macbook về trạng thái ban đầu
1. Khi nào nên thực hiện khôi phục cài đặt gốc Macbook?
Không phải tất cả nhưng trong một trường hợp, việc thực hiện khôi phục cài đặt gốc Macbook là cần thiết. Cụ thể:
- Khi bạn muốn bán lại Macbook hoặc cho người khác dùng.
- Máy bị nhiễm virus và phần mềm độc hại.
- Máy chậm, reset lại máy để chạy nhanh hơn.
- Muốn sử dụng lại hệ điều hành ban đầu.
2. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc trên Macbook
Bắt đầu kể từ macOS Monterey (macOS 12) được phát hành vào năm 2021, trên System Preferences được tích hợp sẵn tùy chọn có tên Erase All Content and Settings, giống các tùy chọn trên iPhone và iPad. Tùy chọn này chỉ hiển thị trên Macbook được tích hợp chip bảo mật T2 hoặc chạy trên Apple Silicon.
Nếu đang chạy các phiên bản macOS cũ hơn, hay các phiên bản trước macOS Monterey, bạn sẽ phải thực hiện thêm một số bước khác như sao lưu và tiến hành cài đặt lại bản sao macOS từ chế độ Recovery Mode.
Thao tác khôi phục cài đặt gốc Macbook sẽ xóa sạch toàn bộ dữ liệu, ứng dụng, cài đặt, ... mà bạn đã lưu trữ trên thiết bị. Do đó trước khi bắt đầu, bạn nên sao lưu Macbook của mình để tránh mất các dữ liệu quan trọng.
- Xem thêm: Cách sao lưu máy Mac
Ngoài ra tiến hành đăng xuất / hủy cấp phép iTunes và các ứng dụng có giấy phép khác như iCloud và iMessage, .... iTunes sử dụng hệ thống ủy quyền để giới hạn số lượng thiết bị tối đa được kết nối, bằng cách hủy cấp phép iTunes trước khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc Macbook để ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
Cuối cùng đảm bảo kết nối Internet hoạt động ổn định để quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.
2.1. Cách đăng xuất iCloud
Để đăng xuất iCloud, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:
Trên macOS Catalina và các phiên bản mới hơn:
Bước 1: Click chọn menu Apple => System Preferences.
Bước 2: Tiếp theo click chọn Apple ID =>Select Overview rồi click chọn nút Sign Out.
Trên các phiên bản macOS cũ hơn:
Bước 1: Click chọn menu Apple =>System Preferences.
Bước 2: Click chọn iCloud rồi click chọn Sign Out.
2.2. Hủy cấp phép tài khoản Apple TV, Music, Podcasts
Bước 1: Mở ứng dụng và trên menu chính, bạn tìm và click chọn Account.
Bước 2: Tiếp theo tìm và click chọn Authorisations => De-authorise This Computer.
Bước 3: Nhập tài khoản và mật khẩu Apple ID của bạn rồi click chọn Deauthorise để hoàn tất quá trình.
2.3. Đăng xuất iMessage
Bước 1: Mở ứng dụng Messages.
Bước 2: Trên thanh menu, tìm và click chọn Messages =>Preferences.
Bước 3: Tìm tài khoản iMessage của bạn và click chọn Sign out.
2.4. Ngắt kết nối Bluetooth
Bước 1: Click chọn Menu Apple =>System Preferences.
Bước 2: Click Bluetooth để mở danh sách thiết bị đang ghép nối.
Bước 3: Cuối cùng click chọn dấu X để ngắt kết nối giữa thiết bị và MacBook.
2.5. Xóa dữ liệu Touch Bar
Trong trường hợp nếu bán lại Macbook hoặc để lại cho người khác dùng, tốt nhất bạn nên xóa cả dữ liệu Touch Bar.
Bước 1: Khởi động lại máy.
Bước 2: Trong quá trình Macbook khởi động lại, bạn nhấn và giữ đồng thời Command + R.
Bước 3: Trên cửa sổ macOS Utilities, tìm và click chọn Utilities => Terminal.
Bước 4: Tiếp theo nhập dòng lệnh dưới đây vào cửa sổ Terminal rồi nhấn Return:
xartutil --erase-all
Bước 5: Nhập Yes rồi nhấn Return.
Bước 6: Cuối cùng đóng cửa sổ Termial bằng cách click chọn Quit.
2.6. Reset NVRAM
MacBook lưu trữ một số cài đặt người dùng trong bộ nhớ NVRAM. Lý tưởng nhất là bạn nên reset lại cài đặt này trước khi thực hiện khôi phục cài đặt gốc Macbook:
Bước 1: Tiến hành tắt MacBook rồi bật lại.
Bước 2: Nhấn và giữ tổ hợp phím Command + Option + P + R trong vòng 20 giây để reset NVRAM.
3. Cách khôi phục cài đặt gốc Macbook
3.1. Trên macOS Monterey trở lên
Nếu đang sử dụng Macbook được trang bị chip Apple Silicon hoặc chip bảo mật T2 chạy macOS Monterey trở lên, bạn có thể dễ dàng thực hiện khôi phục cài đặt gốc thiết bị thông qua System Preferences.
Để bắt đầu, click chọn biểu tượng Apple trên thanh menu nằm góc trên cùng bên trái màn hình, rồi chọn tiếp System Preferences từ menu.
Tiếp theo trên cửa sổ System Preferences, bạn tìm và click chọn tiếp System Preferences trên thanh menu và chọn Erase All Content and Settings.
Lúc này trên màn hình sẽ hiển thị cửa sổ mới có tên Erase Assistant, yêu cầu bạn nhập tên tài khoản và mật khẩu Admin. Bạn có thể nhập tên và mật khẩu tài khoản cục bộ bất kỳ trên thiết bị có đặc quyền Admin.
Tiếp tục, ở bước này bạn có thể được yêu cầu thực hiện sao lưu Macbook với Time Machine. Tiến hành mở Time Machine và làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình để sao lưu dữ liệu của bạn vào ổ cứng gắn ngoài. Sau khi hoàn tất, click chọn Continue trên cửa sổ Erase Assistant.
Tiếp theo trên cửa sổ Erase All Content & Settings hiển thị trên màn hình, bạn tìm và click chọn biểu tượng hình mũi tên hướng xuống dưới nằm bên cạnh tên tài khoản. Thao tác trên để mở danh sách các hành động mà Erase Assistant sẽ thực hiện. Click chọn Continue để tiếp tục.
Nhập tài khoản và mật khẩu Apple ID để đăng xuất. Trên màn hình sẽ hiển thị cảnh báo.
Nếu đã sẵn sàng và đã sao lưu Macbook, bạn click chọn tùy chọn Erase All Content & Settings. Một lưu ý quan trọng mà Taimienphi.vn muốn nhấn mạnh là bạn không thể hoàn tác bước này.
Sau khi click chọn tùy chọn, Macbook sẽ khởi động lại và hiển thị thanh tiến trình trên màn hình. Sau khi hoàn tất, Macbook của bạn sẽ trở về trạng thái như lúc mới mua, lúc này bạn sẽ được yêu cầu thiết lập lại Macbook.
3.2. Trên macOS Big Sur và các phiên bản cũ hơn
Nếu đang sử dụng macOS Big Sur hoặc các phiên bản cũ hơn, hoặc Macbook không được trang bị chip Apple Silicon hay chip bảo mật T2, quá trình khôi phục cài đặt gốc Macbook sẽ phức tạp hơn rất nhiều.
Để bắt đầu, bước đầu tiên bạn cần làm là sao lưu Macbook và lưu trữ bản sao lưu vào ổ cứng gắn ngoài để tránh tình trạng bị mất hết các dữ liệu, file quan trọng.
Tiếp theo tiến hành thực hiện đăng xuất các tài khoản iTune, iMessage, ... , như Taimienphi.vn đã hướng dẫn ở phần trên.
Sau khi hoàn tất, ở bước này bạn tiến hành khởi động vào chế độ Recovery Mode. Tắt Macbook (bằng cách truy cập menu Apple =>Shut Down) và tiến hành mở lại. Trong quá trình Macbook khởi động, nhấn Command + R cho đến khi logo Apple hiển thị trên màn hình.
Nhập mật khẩu Admin khi được yêu cầu rồi click chọn Disk Utility trên menu hiển thị trên màn hình.
Tiếp tục, trên cửa sổ Disk Utility, tìm và click chọn Macintosh HD trên thanh sidebar. Nếu đã đã sao lưu Macbook của mình, bạn tìm và click chọn Erase. Cảnh báo, thao tác này sẽ xóa sạch tất cả dữ liệu trên ổ cứng.
Tiến hành thoát cửa sổ Disk Utility sau khi quá trình xóa ổ cứng hoàn tất và chọn Reinstall macOS trên menu Recovery và thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình.
Nếu lỡ tay xoá mất dữ liệu trên Mac, đừng lo lắng vì có rất nhiều cách giúp bạn khôi phục lại dữ liệu. Ngoài việc sử dụng các lệnh hoàn tác, kiểm tra thùng rác trên máy, ... bạn có thể sử dụng các ứng dụng khôi phục dữ liệu macbook với tốc độ khôi phục nhanh, có thể khôi phục dữ liệu với nhiều định dạng và cực kỳ dễ sử dụng.- Tham khảo: Top 11 phần mềm khôi phục dữ liệu tốt nhất cho Mac
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa hướng dẫn bạn cách khôi phục cài đặt gốc Macbook. Ngoài ra nếu trong quá trình thực hiện xảy ra bất cứ lỗi, sự cố nào, đừng quên chia sẻ với Taimienphi.vn trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.
https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-khoi-phuc-cai-dat-goc-macbook-72429n.aspx