Cách cúng ông táo khi về nhà mới

Theo văn hóa Việt Nam, sau khi khi xây cất nhà mới hoặc sang sửa bếp núc, bất cứ gia đình nào cũng cần phải làm các nghi thức lập bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Táo với mong muốn được che chở, bảo vệ, ban phát ngân xuyến, tài lộc. Vậy cách cúng ông táo khi về nhà mới thế nào? Cần lưu ý những vấn đề gì? Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.

Là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia đình, từ chuyện bếp núc cho đến sự may rủi, phước họa của mỗi gia đình, thờ ông Táo (hay Táo Quân, ông Công, ông Táo) tục thờ thần lưu truyền lâu đời trong văn hóa của người dân Việt Nam.

cach cung ong tao khi ve nha moi

Cúng rước ông táo về nhà mới, chi tiết cách cúng nhóm bếp nhà mới

Bên cạnh lễ cúng ông Táo lên chầu trời với cá vàng, lễ vật được tổ chức vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, mỗi khi chuyển sang nhà mới, hầu hết các gia đình sẽ lập bàn thờ gia tiên, bàn thời ông Táo trong bếp với mong muốn được các vị bề trên che chở, bảo vệ, xua đuổi vận rủi, ban nhiều ngân xuyến, tài lộc.

Nếu đang xây cất, sang chuẩn bị nhập trạch về nhà mới, bạn không thể bỏ qua nghi thức, cách rước ông táo khi về nhà mới dưới đây.
 

Cách cúng ông táo khi về nhà mới
 

1. Tại sao phải cúng ông táo khi về nhà mới?

Theo truyền thống văn hóa Việt Nam, ông Táo là vị thần bảo vệ, định đoạn phước đức, tài lộc của các thành viên trong gia đình. Vì thế, khi chuyển đến nhà mới, các gia đình cần phải thực hiện các nghi thức cúng lễ để báo cáo với tổ tiên, ông Công, ông Táo rằng gia đình mình đã chuyển đến sinh sống tại một vị trí khác và mời họ đi theo cùng để tiếp tục bảo vệ, che chở cho gia đình.
 

2. Cách rước ông táo về nhà

Thông thường, lễ cúng rước ông Táo về nhà mới thường được tiến hành cùng lúc với lễ nhập trạch. Cụ thể vật chuẩn bị, nghi lễ cần chuẩn bị khi cúng rước ông táo về nhà như sau:

* Xem ngày đặt bàn thờ ông Táo, cúng lễ

Thông thường khi chuyển nhà mới mọi người sẽ có thói quen xem ngày tốt, giờ tốt, hợp tuổi gia chủ để tiến hành các nghi thức cúng lễ. Để coi giờ đẹp cúng lễ, bạn có thể coi trên mạng, internet hoặc nhờ thầy cúng, thầy Chùa xem giúp.

* Soạn Lễ cúng bếp mới

Để cúng ông Táo về nhà mới bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau:

- Nhang, hoa tươi, trái cây, 1 mâm cỗ mặn
- Bộ quần áo ông Công, công Táo (2 nam 1 nữ), tiền vàng mã. (Nếu không biết về các loại mã này, trực tiếp cửa hàng bán đồ vàng mã, họ sẽ sắp đầy đủ lễ cho bạn).

cach cung ong tao khi ve nha moi

Hình ảnh lễ vật, mâm cúng rước ông Táo về nhà mới

* Nghi lễ, cách cúng ông Táo khi về nhà mới

- Bước 1: Khi về nhà mới, bạn cần chuẩn bị và mang vào nhà các vật dụng cơ bản cần thiết như 1 chiếc nệm, 1 cái chiếu đã sử dụng, chén bát, bếp ga, non đong gạo, chổi quét nhà, bật lửa... (mục đích để thắp sáng ngôi nhà, giữ ấm và duy trì nề nếp sinh hoạt trong nhà)
- Bước 2: Bày lễ vật cúng ông Táo lên bàn, kê theo hướng tốt với tuổi của gia chủ (chủ gia đình)
- Bước 3: Gia chủ thắp nhang, cắm vào nải chuối hoặc non đong gạo (vì chưa có bát hương), khấn lễ để xin nhập trạch đồng thời yết cáo gia tiên, xin phép thần linh, thổ địa cho phép vong linh gia tiên vào nhà để thờ phụng.

Để quá trình khấn lễ được mạch lạc suôn sẻ, không vấp váp, bạn có thể tải, xem bài cúng ông táo khi về nhà mới của chúng tôi.
 

Xem thêm: Văn khấn rước ông Táo về nhà

Bước 4: Gia chủ bật bếp đun nước, pha trà mời thần linh, gia tiên để khai bếp

3. Những lưu ý cúng ông táo khi về nhà mới.

- Việc cúng ông táo thường được làm sau lễ cúng nhập trạch và được thực hiện bởi người chủ của đình. Những thành viên trong gia đình chỉ nên đóng vai trò phụ trợ, đi sau, cầm theo 1 ít tiền lẻ để thực hiện nghi thức lễ gia tiên, ông Táo, chúng sinh sau người chủ gia đình.

- Khi chuyển nhà mới, bạn có thể xin phép di dời bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Táo từ nhà cũ sang nhà mới hoặc lập bàn thờ, bát hương mới. Tuy nhiên, việc cúng lễ ở nhà mới rất quan trọng, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy cúng, thầy phong thủy để đưa ra quyết định chính xác nhất.
- Bàn thờ ông Táo cần được đặt ở khu vực gần bếp, ở nơi khô ráo, thoáng mát theo hướng của nhà bếp. Không nên đăt bàn thờ ông Táo cạnh bồn rửa, gần hoặc đối diện với nhà vệ sinh, thẳng với vị trí nấu nướng,... Nếu nhà bếp quá chật, bạn có thể đặt bàn thờ ông Táo ở góc hướng Nam cạnh nhà bếp.
- Trong một số trường hợp, nếu không có điều kiện, bạn có thể không lập bàn thờ ông Táo, mọi hoạt động cúng lễ trong gia đình sẽ được thực hiện tại bàn thờ gia tiên.

https://thuthuat.taimienphi.vn/cach-cung-ong-tao-khi-ve-nha-moi-62168n.aspx
Với những chia sẻ về cách cúng ông táo khi về nhà mới ở trên, chắc hẳn bạn đã nắm được trình tự các bước để chuẩn bị cúng lễ, giúp cho quá trình nhập trạch, sinh sống ở ngôi nhà mới của gia đình bạn được suôn sẻ, may mắn, ấm lo, đầy đủ rồi đúng không? Sau khi thờ phụng ông Táo, vào ngày 23 tháng chạp, bạn cũng cần nắm được nghi thức bao sái bát hương, dọn dẹp bàn thời cúng ông táo về chầu trời. Vào các ngày cuối năm, đây là nghi lễ cực quan trọng, được các gia đình chú tâm cúng lễ. Nếu chưa biết các nghi thức cúng lễ này, bạn có thể tham khảo bài viết cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp mà chúng tôi chia sẻ trước đó.

Xem thêm: Cách cúng ông táo ngày 23 tháng chạp

Tác giả: Đỗ Bá Hưng     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bài cúng ông Công ông Táo năm 2024, 23 tháng chạp chuẩn
Mâm cúng Ông Công Ông Táo 2024 gồm những gì?
Cách cúng rước ông bà 30 tết
Ông Táo khi cưỡi cá chép bay về trời thì có đưa bà Táo đi chung không?
Táo quân vi hành là gì? chiếu vào ngày nào tết 2020?
Từ khoá liên quan:

cung ruoc ong Tao ve nha moi

, Cach cung nhom bep nha moi, Cach ruoc ong Tao ve nha,

SOFT LIÊN QUAN
  • Văn khấn rước ông Táo về nhà

    Bài khấn rước ông Táo đêm 30

    Văn khấn rước ông Táo về nhà là một trong những bài văn khấn được sử dụng trong lễ cúng rước ông Táo về nhà theo phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là một trong những nghi thức quan trọng trong đêm giao thừa, vì ...

Tin Mới