Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải

Thông qua việc tìm hiểu và Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải, các em sẽ hiểu hơn về nỗi lòng, tâm sự thầm kín của một nhà thơ yêu nước, mượn cảnh cô gái gánh nước đêm khuya để bày tỏ sự bất đắc chí, bất lực trước thời cuộc và tình yêu nước thiết tha, sâu nặng.

Đề bài: Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải

binh giang bai tho ganh nuoc dem cua tran tuan khai

Bài làm:

Trần Tuấn Khải là một nhà thơ Việt Nam khá nổi tiếng đời Trần, cùng thời với nhà thơ Tản Đà. Thơ của ông không chứa đựng nhiều triết lý sâu xa, bí hiểm mà thường đơn giản mộc mạc luôn đề cập đến những thứ tình cảm của con người như tình cha con, vợ chồng, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tương thân tương ái,... đó đều là những truyền thống quý báu của dân tộc. Và dường như trong thơ ông luôn gợi nhắc đến đất nước, đến quê hương, đó là thứ tình cảm tha thiết gắn bó và thường trực của mỗi con người, dẫn thơ ông đi sâu vào lòng độc giả. Và Gánh nước đêm cũng là một bài thơ như thế, trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ nó lại có một ý nghĩa sâu sắc hơn cả.

Gánh nước đêm được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, những cuộc khởi nghĩa, những cuộc nổi dậy, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám nơi rừng thiêng Yên Thế vì sức yếu lực mỏng đều bị thực dân Pháp đàn áp dã man, cả đất nước rơi vào bế tắc, tựa như màn đêm mịt mù xa xăm, chẳng biết sẽ về đâu. Mà các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lại chẳng có một tin tức nào, không khí đất nước khi ấy thật nặng nề u ám, nó đè nặng lên những con người có lòng yêu nước tha thiết như Trần Tuấn Khải. Ông chỉ đành viết bài thơ mượn hình ảnh cô gái gánh nước đêm khuya để tỏ nỗi lòng mình một cách thầm kín, sâu sắc.

"Em bước chân ra,
Con đường xa tít,
Non sông mù mịt,
Bên vai kĩu kịt,
Nặng gánh em trở ra về,
Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya..."

Hình ảnh cô gái gánh nước đêm khuya, đó là một công việc khá nặng nhọc với một cô gái trẻ. Cô gái ấy không gánh nước buổi sáng, buổi trưa hay chiều mà gánh vào giữa đêm khuya, trên "Con đường xa tít", dễ làm oải đôi chân, chẳng những thế, trước mặt là bóng tối mịt mù, khiến lòng người hoang mang, rối loạn và nhiều nhất là sự cô đơn lạc lõng khôn cùng. Viễn cảnh gánh nước của cô gái ấy khiến ta ngay lập tức liên tưởng đến hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng tối tăm, mờ mịt, không một tia sáng dẫn đường, những con người yêu nước vẫn cứ phải miệt mài hoạt động trong bóng tối, tránh tai mắt của địch. Hoàn cảnh khắc nghiệt, các cuộc khởi nghĩa dần bị đàn áp, niềm hy vọng gần như lụi tàn, bếp than hồng đêm đông đang hồi tắt, đó là nỗi đau chung của cả dân tộc, dẫu có ai đó đứng lên dẫn lối, soi đường, thì gian nan mấy âu cũng chẳng thấy là chi, vì ít nhất họ không cô đơn. Nhưng ngặt nỗi, chẳng có, từng chí sĩ yêu nước tựa như cô gái gánh nước, băn khoăn, lạc lõng, trong đêm tối mịt mù.

"Vì chưng nước cạn, nặng nề em biết kêu ai!
Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời,
Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?
Bước chân khuya thân gái ngại ngùng,
Nước non gánh nặng,
Cái đức ông chồng hay hỡi có hay?
Em trở vai này...!"

Thế nhưng dẫu có nặng nề, vất vả thì cô gái cũng không biết kêu ai đỡ đần hộ, mọi người đều đã say giấc, cô vẫn phải tự mình vượt qua cái nặng nề, của thùng nước đung đưa đang đày nghiến đôi vai gầy guộc, đôi chân trần vượt con đường xa tít, xuyên bóng đêm mịt mù. Điều ấy dễ lòng làm ta liên tưởng đến hình ảnh những chí sĩ yêu nước, một lòng vì cách mạng, dẫu có khổ, có mệt, có hy sinh xương máu nhưng cũng chẳng kêu than một lời. Bởi đó là công việc, là trách nhiệm của một người dân yêu nước phải làm, chúng ta có quyền tự hào vì nó, chứ không phải là đùn đẩy, kêu than. Và dù con đường cách mạng không được bằng phẳng, lắm chông gai, đôi lúc rơi vào ngõ cụt, bế tắc nhưng tấm lòng kiên trung bất khuất của những người chiến sĩ chưa một phút nào thấy sự nản chí, lùi bước, mà khó khăn chỉ làm cho tấm lòng ấy thêm sáng, thêm phần quyết tâm.

Hai câu: "Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời/ Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong?", lại thể hiện sự buồn phiền, bất lực của Trần Tuấn Khải trước thực cảnh đất nước. Số người đứng lên vì cách mạng cứu nước, có chứ, nhưng không đủ, rồi những người như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mất bao công sức buôn ba, tìm tòi, nhưng do hướng đi còn nhiều sai lầm và bảo thủ thế nên cũng coi như công dã tràng. Rồi thì còn biết bao người im lặng, không dám đứng lên vì đất nước, hèn nhát, thờ ơ với viễn cảnh tối tăm của dân tộc, cam chịu làm nô lệ cho kẻ thù. Để cho công sức của những người chiến sĩ yêu nước ngày ngày hy sinh cho cách mạng cũng chẳng thấm vào đâu, tựa như lâu đài cát, sóng lớn xô một lần là lại thành hư không. Buồn lắm, bất lực lắm, tiêu điều lắm, ai hiểu thấu?

"Bước chân khuya thân gái ngại ngùng,
Nước non gánh nặng,
Cái đức ông chồng hay hỡi có hay?
Em trở vai này...!"

Mấy câu thơ cuối, nhắc lại lần nữa cái khổ sở của việc gánh nước đêm khuya, cũng là nỗi khổ của những con người yêu nước. Đồng thời buông một câu trách tựa như làn điệu dân ca, trách "cái đức ông chồng" cứ mãi thờ ơ, phó mặc, chẳng biết cùng đứng ra san sẻ khó khăn buổi này. Đó cũng là lời thức tỉnh những con người còn đang ngủ say, còn đang thờ ơ với viễn cảnh của đất nước, đánh thức lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, để toàn dân cùng nhau đoàn kết đứng dậy cứu nước ra khỏi cảnh lầm than.

https://thuthuat.taimienphi.vn/binh-giang-bai-tho-ganh-nuoc-dem-cua-tran-tuan-khai-45286n.aspx
Gánh nước đêm là một bài thơ tự do, có kết cấu đơn giản, câu từ giản dị, đời thường, mượn hình ảnh của cô gái gánh nước để diễn tả nỗi lòng tác giả, hoàn cảnh của đất nước một cách sâu kín. Đồng thời, đánh thức tấm lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lòng căm thù giặc của một bộ phận lớn nhân dân dân Việt Nam, để cùng nhau chung tay đánh đuổi quân thù ra khỏi đất nước.

Tác giả: Ngọc Trinh     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Bình giảng bài thơ Cuốc kêu cảm hứng
Bình giảng bài thơ Tự Tình 2: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn... Mảnh tình san sẻ tí con con
Cảm nhận về bài thơ Hai chữ nước nhà
Bình giảng bài Ngóng gió đông
Phân tích bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Từ khoá liên quan:

binh giang bai tho ganh nuoc dem cua tran tuan khai

, Bình giảng bài thơ Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bình giảng bài thơ Mây và sóng

    Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Mây và Sóng

    Bài văn mẫu Bình giảng bài thơ Mây và sóng của đại thi hào R.Tago dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em hóc sinh trong quá trình em tìm hiểu về những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng cũng n ...

Tin Mới

  • Dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Tràng giang của nhà thơ Huy Cận

    Những bài văn mẫu phân tích Tràng giang trong chương trình Ngữ văn lớp 11 do Taimienphi biên soạn sẽ giúp các em cảm nhận được những suy tư sâu sắc mà tác giả gửi gắm.

  • Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn

    Bài thơ “Từ ấy” là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, thể hiện được niềm hân hoan và xúc động khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Cảm nhận bài thơ Từ ấy bao gồm dàn bài chi tiết và bài văn dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng cách mạng cùng tiếng thơ trữ tình – chính trị của nhà thơ. Từ đó, các em sẽ dễ dàng viết được bài văn cảm nhận này.

  • Phân tích Chí Phèo của Nam Cao

    Chí Phèo là truyện ngắn xuất sắc và nổi bật nhất của nhà văn Nam Cao khi viết về chủ đề người nông dân trong xã hội thời xưa. Bài văn mẫu Phân tích Chí Phèo dưới đây sẽ giúp các em thấy được sự cùng cực, khốn khổ của người nông dân xưa dưới sự áp bức của giai cấp thống trị qua cuộc đời và số phận của nhân vật Chí Phèo.

  • Cách bật, tắt phím chức năng FN + F1, F2, F3, ... F12 trên Laptop

    Phím FN trên laptop có thể ảnh hưởng đến cách bạn sử dụng các phím F1-F12. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách bật, tắt phím chức năng FN trên các dòng