Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự

Nội dung soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự bao gồm những gợi ý chi tiết cho hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao trong SGK Ngữ văn 6 tập 1 trang 58. Các em hãy cùng tham khảo để giúp cho việc chuẩn bị bài ở nhà được hiệu quả nhé.
Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ, MẪU 1

I. Lời văn, đoạn văn tự sự 

1. Lời văn giới thiệu nhân vật
- Giới thiệu nhân vật qua ngoại hình, vẻ đẹp của nàng Mị Nương
- Giới thiệu nhân vật Sơn Tinh Thuỷ Tinh qua ngoại hình và tài năng của hai vị thần
- Các câu văn thường dùng các từ như: câu văn có từ “ là”, người ta gọi chàng là, …

2. Lời văn kể sự việc 
- Những từ ngữ dùng để chỉ hành động của nhân vật như: đến sau, nổi giận, đuổi theo, hô mưa, dâng nước, …
- Các hành động được kể theo trình tự trước sau, nguyên nhân kết quả. Hành động đó mang lại kết quả cho sự nổi giận của Thuỷ Tinh hằng năm mang nước đánh Sơn Tinh
- Lời kể trùng điệp của nhân vật mang lại hiệu quả ấn tượng hình ảnh nổi giận của thần nước Thuỷ Tinh như rõ mồn một

3. Đoạn văn 

a.
(1): Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho người chồng thật xứng đáng ( Cho thấy tình yêu của Vua cha với Mỵ Nương)
(2): Cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng ( Cho thấy tài năng cân sức của hai vị thần)
(3): Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. ( Thuỷ Tinh và Sơn Tinh giao chiến hằng năm)
->Gọi những câu trên là câu chủ đề vì đó là những câu khái quát nội dung hoặc là sự kiện mắt xích khiến câu chuyện phát triển. 

b.
- Để có được ý chính đó, người kể cần cung cấp những nội dung gợi ý, báo hiệu cho hành động, sự việc chính đó.
- Mối quan hệ giữa các ý có sự sắp xếp chặt chẽ, trước sau, đem lại hiệu quả nghệ thuật cũng như nội dung cho câu chuyện

c.
- Viết đoạn văn nêu ý chính Thánh văn bản Thánh Gióng
- Khi ấy, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc  n. Để lại áo giáp, mũ sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Người người tưởng nhớ đến công ơn Gióng lập đền thờ. 

II. Luyện tập
 
Câu 1:
CâuNội dung chínhCâu chủ đềCách triển khai chủ đề
a.Kể về Sọ Dừa khi làm thuê nhà phú ôngCậu chăn bò rất giỏiNêu ra hành động và kết quả của hành động
b.Ba cô gái nhà phú ông mang cơm cho Sọ Dừa chỉ có cô út là tốt bụngHai cô chị ác nghiệt, còn cô út hiền lành …Trình bày sự việc, tính cách
c.Kể về cô Dần bán nướcTính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắmĐi từ câu khái quát đến cụ thể hoá

Câu 2:
- Câu a trình bày diễn tiến không hợp lý, phi logic nên sai.
- Câu b trình bày sự việc tuần tự, hợp lý

Câu 3: 

Nhân vật Câu văn giới thiệu

-Thánh Gióng

-Lạc Long Quân

- Âu Cơ
-Tuệ Tĩnh 

-Thánh Gióng là vị anh hùng của dân tộc, thể hiện sức mạnh toàn dân trong lịch sử
-Lạc Long Quân là thần biển uy nghi, là người giúp dân trồng trọt và làm nông nghiệp 
- Âu Cơ là vị thần nông xinh đẹp 
-Tuệ Tĩnh là vị lương y đáng kính dưới thời Trần 
 
Câu 4: 
Gợi ý: 
-Thánh Gióng là anh hùng được sinh ra đúng  thời dân tộc nguy lạc. Là người dẹp tan giặc  n xâm chiếm bờ cõi 
-Ngựa sắt của Gióng chạy nhanh như gió, roi sắt quét hết quân thù, roi sắt mất, Gióng dùng tre đuổi giặc 
-Dù bằng những vũ khí đơn sơ nhưng hình ảnh Gióng là biểu tượng cho tình đoàn kết dân tộc và ý chí nhân dân về hoà bình 
 
 

LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ, MẪU 2

1. Tập đọc nhiều lần các đoạn văn trong sách giáo khoa.

2. Trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa (trang 58, 59 SGK)

I. Lời văn giới thiệu nhân vật:
Văn tự sự giới thiệu nhân vật như thế nào?
Đoạn văn (1) và (2) giới thiệu nhân vật Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Đoạn văn (1) giới thiệu ý định kén rể của vua Hùng, nhằm mục đích tìm một người chồng xứng đáng cho con gái. Đoạn văn có hai câu. Câu 1 giới thiệu Mị Nương, câu 2 nêu ý định kén rể cho Mị Nương. Không thể đảo lộn trật tự hai câu được vì sự việc sau phải xuất phát từ sự việc trước. Câu 1 là một câu đơn, có một cụm danh từ : Mị Nương/ người đẹp như hoa, tính tình hiền dịu. Trong đó định ngữ sau là hai cụm C – V. Câu 2 là câu đơn có đồng vị ngữ (yêu thương, muốn kén cho con).
(Chú ý : truyện kể dân gian thường dùng câu phiếm chỉ: có một ..., người ta ...).

- Đoạn văn (2) giới thiệu hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, ý định của họ là cầu hôn Mị Nương, tài năng của họ đều xứng đáng làm rể Hùng Vương. Đoạn văn (2) có 6 câu. Câu 1 nêu ý chính của đoạn (việc cầu hôn của hai chàng trai). Câu 2, 3 giới thiệu tài năng, nơi ở và tên Sơn Tinh. Câu 4, 5 giới thiệu nơi ở, tên và tài năng của Thủy Tinh (bằng cách so sánh). Câu 6 đánh giá hai chàng trai cầu hôn. Câu 1 là cố định, câu 6 là cố định, câu 2, 3 và 4, 5 có thể đảo, có nghĩa là có thể giới thiệu Thủy Tinh trước cũng không hề thay đổi nội dung đoạn văn. Các câu giới thiệu ở đây rất ngắn.

Văn tự sự kể sự việc như thế nào?
Đoạn văn kể hành động nổi giận của Thủy Tinh, hành động đem quân đánh Sơn Tinh, hành động làm giông bão, dâng nước sông để làm ngập Sơn Tinh, Gạch chân các từ chỉ các hành động đó: đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, làm thành giông bão, dâng nước sông. Hành động nổi giận là trạng thái tâm lý khi mất vợ, vì nổi giận nên quyết tâm đem quân đánh Sơn Tinh. Đó là hành động để làm tan cơn giận. Hành động làm giông bão, dâng nước là biện pháp thực hiện ý định trả thù. Thứ tự của các hành động thể hiện trình tự hành động hợp lý của con người đi từ trạng thái tâm lý đến ý định hành động đến hành động cụ thể. Kết quả của hành động là : làm ngập ruộng đồng, nhà cửa nhưng không ngập nổi núi, vì nước càng dâng thì núi lại dời đồi đến ngăn nước.

3. Trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa:
Văn tự sự xây dựng đoạn văn như thế nào?
Đọc lại 3 đoạn văn và trả lời câu hỏi:
- Đoạn (1) biểu đạt ý kén rể của Hùng Vương. Đoạn (2) biểu đạt ý cầu hôn của Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đoạn (3) biểu đạt ý Thủy Tinh đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
- Đoạn (1) có 2 câu. Câu 1 là câu quan trọng nhất. Câu 1 giới thiệu Mị Nương sau đó nói đến ý định kén rể cho Mị Nương. Đoạn (2) có 6 câu. Câu 1 là câu quan trọng nhất. Câu 1 giới thiệu việc cầu hôn. Câu 2, 3, 4, 5 giới thiệu các nhân vật đến cầu hôn. Câu 6 đánh giá các nhân vật cầu hôn. Đoạn (3) có 3 câu. Câu 1 là câu quan trọng nhất. Câu 1 nêu ý định trả thù của Thủy Tinh. Câu 2 nêu hành động trả thù của Thủy Tinh. Câu 3 nêu hậu quả của hành động trả thù (nhưng không thắng).
Tóm lại: Đoạn có nhiều câu, có một câu chủ đề thường nằm đầu câu, các câu liên kết chặt chẽ với nhau.

II. Luyện tập (trang 60 SGK)
Ở lớp và ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên.

1. a) Đọc nhiều lần 3 đoạn văn về Sọ Dừa.
b) Đánh số câu trong từng đoạn và xác định số câu trong đoạn (đoạn 1: 5 câu, đoạn 2 : 3 câu, đoạn 3 : 5 câu).
c) Đoạn 1 kể việc Sọ Dừa chăn bò cho phú ông. Ý quan trọng nhất trong đoạn là ý : Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Câu 1 nêu 1 chính. Câu 2 giới thiệu khái quát tài chăn bò của Sọ Dừa. Câu 3 nói về cách chăn bò của Sọ Dừa. Câu 4 nói về kết quả chăn bò của Sọ Dừa. Câu 5 nói về tâm trạng của phú ông khi thấy Sọ Dừa chăn bò tốt. Như vậy là các câu trong đoạn tuần tự triển khai ý chính theo trình tự thời gian và không thể đảo lộn trật tự bất cứ câu nào.
d) Đoạn 2 kể sự việc ba chị em con phú ông đối đãi với Sọ Dừa. Ý quan trọng nhất là ý: Ngày mùa ... Sọ Dừa: Câu 1 nêu ý chính. Câu 2 nói về thái độ của hai cô chị với Sọ Dừa. Câu 3 nói về thái độ của cô Út với Sọ Dừa. Câu 2 và 3 triển khai ý trong câu 1 theo cách đối lập: Câu 2 cần đi trước câu 3 để làm nổi rõ phẩm chất của cô Út.
e) Đoan 3 giới thiệu cô Dần. Ý quan trọng nhất là ý: Tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Câu 1 giới thiệu vẻ đẹp cô Dần. Câu 2 nêu tính Anh cô Dần, Câu 3, 4, 5 minh họa tính tình cô Dần. 5 câu đã triển khai ý theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. Câu 1 tuy không phải là câu chính nhưng cần thiết, vì cô có xinh thì người ta mới đùa. Câu 4 tưởng như thừa nhưng cũng không thể bỏ vì nó thể hiện sự thông cảm của khách đối với tính trẻ con của cô.
- Thử tập viết một đoạn văn giới thiệu gia đình (với bạn) và nói miệng đoạn văn đó. (chú ý: lời giới thiệu với bạn, chứ không phải với họ hàng, không phải với người lạ mới quen hay với người dạy mình...).
Thí dụ: “Gia đình tớ có 4 người. Ba tớ là N.V.T làm giáo viên. Ông làm việc cần mẫn. Tính tình rất hiền lành. Trước khi đi dạy, ba tớ đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Mẹ tớ là N.T.H. Mẹ tớ cũng là giáo viên, đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm nhưng vì sức yếu nên nghỉ việc trước tuổi hưu. Mẹ tớ ở nhà, chăm lo cơm nước. Tớ chưa thấy ai đảm đang như mẹ tớ. Hình như mẹ cậu cũng thế phải không ? Chị tớ là N.T.V làm kế toán viên cho một trường đại học sau khi đã tốt nghiệp Đại học Tài chính. Cũng như mẹ tớ, chị rất đảm đang, cũng như ba tớ, chị rất hiền hậu. Chị đã có chồng và có một con, đang ở chung với ba mẹ tớ. Tớ yêu con cháu bé quá. Mới hai tuổi đầu mà rất kháu, nói năng đủ điều. Còn lại là tớ, thằng bạn cùng lớp với cậu. Chắc cậu biết tỏng tớ là thế nào rồi, chẳng cần giới thiệu chứ.”
- Thử tập viết đoạn văn nói về công việc hàng ngày của mình (không phải với bạn mà với thầy giáo). Chú ý: lời văn, ngôn ngữ, cách xưng hô sao cho phù hợp với quan hệ thầy trò theo hướng lời văn, ngôn ngữ của người dưới với người trên..
- Tập viết đoạn văn để nói khác với đoạn văn để đọc. Khi nói (kể chuyện), luôn luôn chú ý xác định đối tượng giao tiếp để lời kể chuyện phù hợp, cách xưng hô phù hợp.

2. - Câu (a) sai vì đã cưỡi ngựa rồi lại còn nhảy lên lưng ngựa gì nữa.
- Câu (b) đúng.

3. Thí dụ gợi ý:
a) Câu giới thiệu: Thánh Gióng. “Ngày xưa, có một cậu bé ra đời một cách kỳ lạ: Mẹ ướm chân vào một vết chân to trên đồng, lại thụ thai cậu bé.
b) Câu giới thiệu: Lạc Long Quân.
“Ngày xưa, có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần có sức khỏe và nhiều phép lạ.
c) Câu giới thiệu: Âu Cơ..
“Ngày xưa, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ, thuộc dòng Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.”
d) Câu giới thiệu: Tuệ Tĩnh. “Thầy Tuệ Tĩnh xưa kia nổi danh là thầy thuốc về y đức và tài năng.”

4. Thí dụ gợi ý:
a) Đã có ngựa sắt, Thánh Gióng bỏng vươn vai thành tráng sĩ. Và ngựa bỗng lồng lên, phun lửa xông thẳng về phía quân giặc. Lửa sáng rực, phun đến đâu, giặc ngã chết như ra. Lửa vượt qua các giác, tiến lên tiêu diệt cả đoàn quân giặc Ân.
b) Roi sắt gẫy vì đã thể hiện sức mạnh quá sức. Chẳng còn gì trên tay. Xung quanh là làng xóm được bao bọc bằng các lũy tre đằng ngà. Với sức mạnh phi thường, tráng sĩ cúi mình nhổ từng bụi tre, vung lên, mạnh không kém roi sắt. Hết bụi này, tráng sĩ lại nhổ bụi khác, đánh cho tan hết giặc.

---------------------------HẾT-----------------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Soạn bài Động từ là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-loi-van-doan-van-tu-su-37704n.aspx
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.


Tác giả: Phương Anh     (4.2★- 22 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự
Soạn bài Bài tập làm văn số 1, Văn tự sự và miêu tả
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
Soạn bài Viết bài tập làm văn số 1: Văn tự sự
Từ khoá liên quan:

soan bai loi van doan van tu su trang 58 sgk ngu van 6

, soan bai loi van doan van tu su soan van 6 hay nhat, soan bai loi van doan van tu su sieu ngan,

SOFT LIÊN QUAN
  • Bài văn kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn của em

    Bài văn kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm hay, ngắn gọn nhất

    Những câu chuyện truyền thuyết luôn gắn liền với bao sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc. Một trong số đó không thể bỏ qua “Sự tích Hồ Gươm”. Mời các em đón xem Bài văn kể lại truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm bằng lời văn ...

Tin Mới