Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự để trả lời các bài tập phần luyện tập trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1 với yêu cầu chỉ ra những sự việc các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm, nêu vai trò và ý nghĩa của các nhân vật trong tác phẩm, qua đó giúp em hiểu được tầm quan trọng của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ ngắn 1

I.Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 

1.Sự việc trong văn tự sự 
a.
- Sự việc khởi đầu là Vua hùng kén rể 
- Sự việc phát triển là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn, Vua Hùng ra điều kiện chọn rể và Sơn Tinh đến tước được vợ 
-  Sự việc cao trào là Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên giao chiến hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về 
- Sự việc kết thúc là hằng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua
-> Các sự việc trên được thể hiện bằng quan hệ nhân quả đi từ nguyên nhân đến kết quả của hành động. 
b.
Nhân vật Địa điểm Thời gian Nguyên nhân Diễn biến Kết quả
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
Vùng đất Phong Châu Vua Hùng Sự thất bại khi không lấy được Mị Nương. Hằng năm, Thuỷ Tinh dân nước đánh Sơn Tinh Thuỷ Tinh vẫn là người thua trận 
Yếu tố thời gian, địa điểm làm cho truyện thêm phần thuyết phục, không thể xoá bỏ. 
- Việc giới thiệu về tài năng của Sơn Tinh là cần thiết, khiến cho bạn đọc hiểu được khả năng thần tiên của vị thần này 
- Việc Vua Hùng kén rể là điều kiện để phát triển sự việc truyện nên không thể xoá bỏ 
- Thuỷ Tinh nổi giận là có lý do hợp lý, cùng là thần tiên nhưng Sơn Tinh lại có thể lấy được Mỵ Nương, lại có lòng sĩ diện của bậc nam thần nên nổi giận 
c.
- Vua Hùng ngay từ đầu đã có thiện cảm với Sơn Tinh từ ngôn ngữ, tình cảm dành cho chàng, những chiến công của chàng ở đất liền. Hơn thế, Sơn Tinh và Vua Hùng cùng sống ở đất liền nên hoà hợp hơn Sơn Tinh 
- Sơn Tinh liên tục thằng Thuỷ Tinh cho thấy dụng ý của tác giả, hiện thân của chính những người nông dân vượt qua khó khăn mưa lũ đổ lên đất liền 
- Thuỷ Tinh không thể thắng Sơn Tinh vì đó là dụng ý của tác giả dân gian, Sơn Tinh đại diện cho nhân dân, Thuỷ Tinh đại diện cho thiên tai tự nhiên 
- Dụng ý xây dựng hình ảnh Thuỷ Tinh hằng năm đánh Sơn Tinh là tái hiện hiện thực cuộc sống nhân dân hằng năm chống chọi với thiên tai lũ lụt, nên không thể xoá bỏ 
2. Nhân vật trong văn tự sự 
a. 
- Nhân vât chính là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đồng thời có vai trò quan trọng trong hình thành cốt truyện 
- Nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh 
- Nhân vật phụ là Vua Hùng, Mị Nương đồng thời cũng là nhân vật có vị trí đẩy cốt truyện đi đúng hướng, không thể lược bỏ 
b. 
- Nhân vật được gọi tên ( Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Vua Hùng, …)
- Được giới thiệu tính cách, tài năng, lai lịch ( Thần núi Tản Viên, thần biển hô mưa gọi gió, …… ) 
- Được kể hành động lời nói, ý nghĩ ( Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh)
- Được miêu tả chân dung, dáng điệu, trang phục ( thần núi dâng núi, thần nước rút quân …)
II.Luyện tập 
Câu 1: 
Vua Hùng Kén tể, chọn Sơn Tinh làm rể Mị Nương Được gả cho Sơn Tinh 
Sơn Tinh Cầu hôn Mị Nương, Đánh Thuỷ Tinh, lấy Mị Nương Thuỷ Tinh 
Cầu hôn Mị Nương, đánh Sơn Tinh
 
a.
- Mỗi nhân vật lại đảm nhiệm một vai trò quan trọng đem lại sự phát triển cho cốt truyện ( Vua Hùng làm nguyên nhân giao tranh giữa 2 vị thần, Mị Nương là phần thưởng của người chiến thắng, ….)
b.Tóm tắt
- Vua Hùng mở lễ hội kén rể, Sơn Tinh Thuỷ Tinh đến cầu hôn Mỵ Nương 
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể, Sơn Tinh có được lễ vật trước
- Thuỷ Tinh tức giận đã đuổi đánh Sơn tinh và kéo nước lên đánh Sơn Tinh hằng năm 
c.
- Truyện có tên Sơn Tinh Thuỷ Tinh vì là câu truyện giữa hai vị thần 
- Không nên thay đổi tên khác để mất đi ý nghĩa của truyền thuyết 
Câu 2:
- Em dự định sẽ kể những sự việc: Mẹ giao cho Lan đi chợ mua giúp mẹ bó rau; Lan đã quên việc mẹ giao; Lan  đi chơi nên không làm bài tập; Lan bị phạt không được quà của mẹ …..
-Nhân vật chính trong truyện là Lan 
   

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ ngắn 2

 

I- Trả lời câu hỏi (trang 37 SGK)
1. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
a) - Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể (1)

  • Sự việc phát triển: Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn (2), Vua Hùng ra điều kiện kén rể (3), Sơn Tinh đến trước, được vợ (4), Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh (5).
  • Sự việc cao trào: Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua (6).
  • Sự việc kết thúc: Hàng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua (7).

Quan hệ nhân quả: Vua Hùng có Mị Nương nên mới có chuyện kén rể, có kén rể mới có cầu hôn, từ đó có người được vợ, người chậm chân. Mâu thuẫn xảy ra mới có giao chiến và có kẻ thắng, người thua.
b) Sáu yếu tố tự sự trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
1) Ai làm (Vua Hùng)
2) Ở đâu (thành Phong Châu)
3) Lúc nào (thời Vua Hùng thứ 18)
4) Nguyên nhân (Vua Hùng kén rể, Thủy Tinh đến chậm)
5) Diễn biến (xem 2, 3, 4, 5 ở câu trên)
6) Kết quả (Thủy Tinh thất bại)
Không thể bỏ yếu tố thời gian và không gian vì đó là bối cảnh của câu chuyện. Giới thiệu Sơn Tinh có tài là để chuẩn bị cho Sơn Tinh thắng. Nếu bỏ điều kiện kén rể thì không có sự ganh đua và không có chiến tranh. Thủy Tinh nổi giận là phải vì quá yêu Mị Nương, chỉ chậm chân chút ít. Thực ra thì Thủy Tinh có tài không kém và cũng xứng đáng với Mị Nương.
c) Mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng thể hiện ở chi tiết: tả tài Sơn Tinh, cho Sơn Tinh đến trước, vua Hùng đều quý cả hai nhân vật và xử lý sáng suốt, công bằng. Sơn Tinh thắng Thủy Tinh (hằng năm) có ý nghĩa: đề cao sức mạnh vững bền của Sơn Tinh (cũng là sức mạnh chống thiên tai của nhân dân ta). Nếu để Thủy Tinh thắng Sơn Tinh thì câu chuyện mất nhiều ý nghĩa: lẽ công bằng bị phá vỡ, sự bất lực của nhân dân trước lũ lụt... Không thể xóa chi tiết hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh vì chi tiết đó phản ánh quy luật thiên tai hằng năm mà nhân dân ta phải luôn luôn chống đỡ.
2. a) (Trang 38 SGK) - Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có 4 nhân vật. Nhân vật chính là Sơn Tinh nói lên ý nghĩa chính của câu chuyện. Sơn Tinh và Thủy Tinh được nói nhiều lần. Nhân vật phụ là vua Hùng và Mị Nương. Các nhân vật phụ này rất quan trọng vì đó là đầu mối câu chuyện (vua Hùng kén rể, Mị Nương xinh đẹp).
b) Các nhân vật đó có tên (vua Hùng, Mị Nương), có lại lịch, tính tình, tài năng (Hùng Vương đời thứ 18, Mị Nương là con vua Hùng, xinh đẹp, nết na. Sơn Tinh là thần Núi, có tài vẫy tay là có cồn, có núi. Thủy Tinh là thần Nước, có tài gọi là gió đến, hộ là mưa về. Mỗi nhân vật đều có hành động, lời nói cụ thể (vua Hùng kén rể, Sơn Tinh đem sính lễ đến trước, Thủy Tinh nổi giận đánh Sơn Tinh nhưng bị thua...). Ngoài ra, họ còn được miêu tả về chân dung (Mị Nương đẹp như hoa), về tính tình (Mị Nương hiên dịu, Thủy Tinh nóng tính, Sơn Tinh bình tĩnh).

Bài đang học Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 38 SGK Ngữ Văn 6 tập 1

II. Luyện tập (trang 38, 39 SGK)
1. Chỉ ra các việc mà các nhân vật trong Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm.

  • Vua Hùng kén rể, vua Hùng họp với lạc hầu, vua hùng thách cưới, vua Hùng nhận gả con gái.
  • Mị Nương làm vợ Sơn Tinh.
  • Sơn Tinh muốn lấy Mị Nương làm vợ, đem được lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương, đánh lại Thủy Tinh trong nhiều năm, Sơn Tinh thắng lợi.
  • Thủy Tinh muốn lấy Mị Nương làm vợ, không đem được lễ vật đến trước, không lấy được Mị Nương, đánh Sơn Tinh trong nhiều năm và thất bại.

a) Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật ý nghĩa nghệ thuật, ý nghĩa nội dung).
- Về nghệ thuật, câu chuyện đã chia ra hai tuyến đối địch nhau (Sơn Tinh - Thủy Tinh). Các nhân vật được tưởng tượng giàu ý tượng trưng (Sơn Tinh là sức mạnh chống lụt, Thủy tinh là sức mạnh gây lụt : hai hiện tượng ảnh hưởng đến đời sống các bộ lạc lúc bấy giờ. Sự đối địch mâu thuẫn của câu chuyện) được mở ra từ ý đồ của một nhân vật (Hùng Vương) muốn gả con. Mị Nương là hình tượng tốt đẹp về sắc và đức của người công chúa thời vua Hùng đã làm cho các vị thần, tưởng chỉ có sức mạnh thần kỳ, lại trở nên say đắm. Hình tượng Mị Nương tạo nên chất lãng mạn của truyền thuyết. Vua Hùng chính là ước mơ đi tìm một sức mạnh chống thiên nhiên để trị vì đất nước, đem lại hạnh phúc cho bộ lạc lúc bấy giờ.
- Về nội dung, cuộc xung đột giữa hai nhân vật chính (Sơn Tinh và Thủy Tinh) có ý nghĩa như là sự giải thích về nạn lũ lụt và chống lũ lụt lúc bấy giờ, đồng thời việc cho Sơn Tinh thắng lợi mãi mãi, chính là ước vọng của các bộ lạc muốn chiến thắng thiên nhiên, xây dựng cuộc sống. Các nhân vật vừa có tính lịch sử vừa có tính hoang đường, có thể nói đây là một câu chuyện mà hai tính chất đó kết hợp một cách lôgích, tạo ý nghĩa tư tưởng sáng rõ cho câu chuyện cũng như ý nghĩa lịch sử đối với quá trình dựng nước và xây dựng lãnh thổ của vua Hùng.
b) Tóm tắt câu chuyện theo sự việc của các nhân vật chính:
Hùng Vương thứ mười tám (nhân vật) muốn kén rể cho con gái của mình tên là Mị Nương (sự việc). Sơn Tinh - Thủy Tinh (thần núi và thần biển) (nhân vật) đến cầu hôn (sự việc). Hùng Vương (nhân vật) thách cưới (sự việc) để chọn rể. Sơn Tinh (nhân vật) đem lễ vật đến trước và được lấy Mị Nương (sự việc). Thủy Tinh (nhân vật) tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh (sự việc). Sơn Tinh (nhân vật) dời núi để chống nước (sự việc). Thủy Tinh (nhân vật) thất bại, nhưng hàng năm vẫn dâng nước chống Sơn Tinh (sự việc).
c) Thử đổi tên câu chuyện:
Vua Hùng kén rể: đây chỉ là sự việc mở đầu câu chuyện, chưa nói lên được tình tiết chính của câu chuyện.
Mị Nương: đây chỉ là tên nhân vật, tự sự cần biết nhân vật hành động như thế nào?
Truyện vua Hùng: có nhiều truyện về vua Hùng, không xác định truyện vua Hùng cụ thể là truyện nào ?
Sơn Tinh và Thủy Tinh: tên gọi nêu được nhân vật chính và quan hệ giữa hai nhân vật. Từ Sơn (núi) và Thủy (nước) đã gợi lên tính mâu thuẫn, tính đối lập.
Thử đặt thêm các tên khác và phân tích xem tên gọi nào phù hợp với tác phẩm. Có thể tên tác phẩm là đề tài của tác phẩm và cũng có thể là chủ đề của tác phẩm. Thí dụ: Hận thù tình yêu của Thủy Tinh, Cuộc chiến vì Mị Nương... .
2. Lập dàn ý kể chuyện: Một lần không vâng lời.
Bài tập bổ sung (học sinh giỏi).
Liệt kê các sự việc trong Thánh Gióng:
a) Có một gia đình nghèo, sống phúc hậu nhưng không có con.
b) Một hôm, bà vợ dẫm chân vào một vết chân trên đồng và thụ thai.
c) Người vợ sinh con sau 12 tháng, nhưng 3 năm sau, con vẫn chưa biết nói, chỉ biết nằm.
d) Nước có giặc xâm lăng. Nghe tiếng sứ giả cầu người tài giúp nước, cậu bé bỗng đòi đi đánh giặc với roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt.
e) Từ đó, cậu bé ăn không biết nó, mặc không vừa áo, dân làng phải góp gạo nuôi.
g) Giặc trần đến làng. Ngựa sắt, roi sắt, giá bất đã sẵn, cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ khổng lồ.
h) Tráng sĩ cưỡi ngựa phun lửa, đánh đến đâu, giặc tan đến đó. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhí tre làng tiếp tục đuổi giặc.
i) Sau khi thắng giặc, tráng sĩ cởi giáp sắt để lại và bay về Trời.
k) Nhân dân làng Phù Đổng lập đền thờ và tôn tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt truyện theo sự việc chính:
Xưa có một cậu bé làng Phù Đổng được sinh ra một cách kỳ lạ: thu thai từ một vết chân, 12 tháng mới ra đời, 3 năm không biết nói. Thế nhưng nghe tin sứ giả cầu người đánh giặc, bỗng lên tiếng xin đi đuổi giặc.
Cậu bé bỗng lớn như thối, ăn mấy cũng không no, dân làng phải góp gạo nuôi.
Khi đã có roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt, cậu bé vươn vai bỗng trở thành tráng sĩ, cưỡi ngựa phun lửa, đánh tan giặc, Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre tiếp tục đuổi giặc.
Giặc tan, tráng sĩ bay về Trời, Nhân dân lập đền thờ, tôn là Phù Đổng Thiên Vương.
Nhân vật Thánh Gióng được thể hiện qua các mặt nào? (câu hỏi trừu tượng đối với các em !)
a) Sự ra đời một cách thần kỳ.
b) Sự trở thành tráng sĩ một cách thần kỳ.
c) Sự đuổi giặc một cách thần kỳ.
d) Sự rời bỏ thôn làng một cách thần kỳ.
Bốn truyện Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh, kể chuyện về thời nào?
a) Kể chuyện về thời các vua Hùng.
b) Vào thời ấy, tổ tiên ta đã được khai sinh một cách kỳ lạ (từ bọc trăm trứng), đã mở mang sự trồng trọt, làm ra lúa gạo (bánh chưng, bánh giầy) đã anh dũng chống xâm lăng (Thánh Gióng), đã chống thiên tai để bảo vệ mùa màng, bảo vệ bộ lạc (Sơn Tinh, Thủy Tinh).
Các nhân vật Lạc Long Quân, Âu Cơ, Lang Liêu, Thánh Gióng, vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật nào có tính thần linh?
Thế nào là tính thần linh? Nhân vật thần linh hóa là nhân vật xuất hiện kỳ lạ, có tài kỳ lạ, có công với dân với nước, thường là được sáng tạo từ lịch sử qua óc tưởng tượng của nhân dân thời xưa.
Như vậy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh (Thủy Tinh là thần hại dân) là có tính thần linh hơn cả.
Tính chất thần linh của các nhân vật trên thể hiện ở năng lực chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nhân dân, chống thiên tai. Nhờ các nhân vật đó, các truyền thuyết đã học suy tôn nguồn gốc thiêng liêng và quý giá của dân tộc ta, sức mạnh khai phá mở mang đất nước, bảo vệ đất nước một cách anh dũng, đức tính hiền hòa, yêu nước, yêu dân, thương dân và tôn trọng con cái, đồng thời cũng là những con người biết yêu, biết giành lấy cái đẹp, cái tốt của con người. (Sơn Tinh đã vì Mị Nương mà phải chiến đấu suốt đời).
Kể một chuyện tổng hợp về thời vua Hùng xâu chuỗi các sự việc trong các truyện đã học (Câu hỏi khó).
Vua Hùng Vương, con trưởng Âu Cơ, người con gái sinh con trong bọc trăm trứng là vua đầu tiên thời vua Hùng, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Hùng Vương đã thống nhất cư dân Lạc Việt, có công chống ngoại xâm, mở mang bờ cõi, đem lại thái bình cho dân. Hùng Vương khuyên dân trồng trọt, coi lúa gạo là quý hơn cả, tạo ra phong tục bánh chưng, bánh giầy cho ngày Tết cổ truyền của ta. Người xưa đã kể lại các vua Hùng tiếp nối nhau, nhớ phúc ẩm Tiên Vương đối đầu, đã được thần Gióng đầu thai về trần, giúp các vua Hùng đánh đuổi giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi. Đến đời thứ 18, đất nước ta luôn bị thiên tai, đặc biệt là nạn lũ lụt làm hại mùa màng của nhân dân. Nhờ có thần Sơn Tinh ở núi Tản Viên giúp sức chống Thủy Tinh, nhân dân ta thời đó đã chống được lũ lụt và sức mạnh chống thiên tai của dân ta lúc bấy giờ đã thành một sức mạnh truyền thống của dân tộc cho đến bấy giờ.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Kể về những đổi mới ở quê em để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 6 của mình.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Sự tích Hồ Gươm
- Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-su-viec-va-nhan-vat-trong-van-tu-su-37722n.aspx

Tác giả: Nguyễn Long Thịnh     (4.0★- 14 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Soạn bài Viết bài viết số 3: Văn tự sự, lớp 10
Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự, Ngữ Văn 6
Soạn bài Miêu tả trong văn tự sự
Từ khoá liên quan:

Hướng dẫn soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

, soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6,
SOFT LIÊN QUAN

Tin Mới