Thu hứng là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Đỗ Phủ. Sau đây là một số bài nói tham khảo Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Thu hứng theo Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, học kì I, mời các em cùng đón đọc!
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng
Bài văn mẫu Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài Thu hứng hay nhất
I. Dàn ý Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng:
1. Mở đầu:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề chính sẽ được tập trung phân tích trong bài viết.
2. Triển khai:
Trình bày lần lượt các khía cạnh đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Nhan đề: Gợi cho người đọc tâm trạng buồn và nỗi nhớ quê hương của tác giả trong mùa thu.
- Mạch cảm xúc đi từ cảm xúc trong khung cảnh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
- Nội dung của bài thơ: Nỗi nhớ quê hương của tác giả.
- Nghệ thuật (Thể thơ, nhịp thơ, hình ảnh,...).
- So sánh với tác phẩm cùng đề tài, chủ đề, thể loại.
3. Kết luận:
- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ, ý nghĩa của bài thơ.
II. Bài nói tham khảo Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng :
1. Bài nói Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng - mẫu số 1:
Xin chào cô và bạn! Sau đây em xin được bắt đầu phần trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Thu hứng".
Tác phẩm ra đời khi nhà thơ Đỗ Phủ đang sống những tháng ngày bệnh tật, phiêu bạt, khốn khó tại Quỳ Châu. Bài thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu từ đó bày tỏ nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của nhà thơ Đỗ Phủ.
Thưa cô và các bạn, ngay từ nhan đề của văn bản đã gợi cho người đọc về tâm trạng của thi nhân trong khung cảnh mùa thu. Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ cảm xúc trong khung cảnh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
Trước hết, trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu tiêu điều, hiu hắt. Nhà thơ phóng tầm mắt lên trên cao ở hai câu thơ: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, / Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm." Không gian mùa thu bị bao trùm trong làn sương dày đặc trắng xóa. Màn sương đã khiến cho rừng phong trở nên tiêu điều, xác xơ. Ở câu thơ "Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" xuất hiện hai địa danh núi Vu, kẽm Vu. Đây là nơi có địa hình hiểm trở với những vách núi dựng đứng. Vào mùa thu, nơi đây vô cùng u ám, mờ mịt. Ấy vậy mà nhà thơ lại nhấn mạnh vẻ hoang sơ ấy bằng từ láy "hiu hắt" càng làm cho không gian núi rừng trở nên lạnh lẽo, vắng vẻ. Hai câu tiếp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,/ Tái thượng thiên phong tiếp địa âm", nhà thơ đã thu tầm nhìn của mình xuống dưới thấp. Ở giữa lòng sông, sóng tung vọt như muốn bao trùm lấy bầu trời khiến cho em hình dung về dòng nước chảy mạnh và vô cùng dữ dội. Hơn nữa, mặt đất càng trở nên âm u khi bị gió mây sà xuống. Dường như, tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa âm u, hiu hắt vừa dữ dội hiểm trở. Từ đó, thể hiện nỗi buồn mênh mang của nhà thơ trước cảnh sắc nơi núi rừng.
Tiếp theo, bốn câu cuối bài thơ đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của tác giả trước khung cảnh sinh hoạt của con người. Mỗi lần nhà thơ nhìn về khóm cúc đều không thể ngăn nỗi xúc động mà khiến nước mắt tuôn rơi. Hai lần khóm cúc nở hoa là hai năm xa nhà của tác giả. Con thuyền gợi ra sự trôi nổi, lênh đênh của phận người kết hợp với từ "lẻ loi" càng làm nổi bật tình trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình. Con thuyền ấy đã thắt chặt tấm lòng thương nhớ về vườn cũ. Chứng kiến khung cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không giấu nổi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của mình. m thanh rộn ràng dao thước may áo rét và dồn dập của tiếng chày nện vải càng khiến cho nỗi nhớ của nhà thơ trở nên mãnh liệt hơn.
Mặc dù cùng nằm trong chùm tám bài thơ cùng nhan đề, so với "Thu hứng" (bài 2), "Thu hứng" (bài 1) lại chan chứa một nỗi u hoài, trầm lắng của nhà thơ khi phải rời xa quê hương, lưu lạc nơi đất khách quê người.
Bằng ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối,... nhà thơ Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương một cách khéo léo thông qua bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Văn mẫu 10: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Thu hứng
2. Bài nói Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Thu hứng - mẫu số 2:
Kính chào cô và bạn! Sau đây em xin được trình bày bài nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Thu hứng". Mong cô và các bạn cùng lắng nghe!
Trong những tháng ngày bệnh tật, phiêu bạt, khốn khó tại Quỳ Châu, nhà thơ Đỗ Phủ đã sáng tác bài thơ "Thu hứng" (bài 1). Bài thơ nằm trong chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú cùng nhân đề. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu nhằm thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu sắc của Đỗ Phủ.
Cô và các bạn thân mến, ngay từ nhan đề của văn bản đã gợi cho người đọc về tâm trạng của thi nhân trong khung cảnh mùa thu. Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự cảm xúc trong khung cảnh thiên nhiên mùa thu đến cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khung cảnh sinh hoạt của con người.
Trước tiên, ở bốn câu thơ đầu, nhà thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng vẻ, lạnh lẽo. Hai câu thơ: "Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,/ Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" đã diễn tả khung cảnh mùa thu trên cao. Không gian mùa thu ngập tràn trong làn sương dày đặc trắng xóa khiến cho rừng phong trở nên tiêu điều, xác xơ. Hai địa danh núi Vu, kẽm Vu ở câu thơ "Vu Sơn, vu Giáp khí tiêu sâm" thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Đây là nơi có địa hình hiểm trở với những vách núi dựng đứng. Nơi đây vô cùng u ám, mờ mịt khi bước vào thu. Ấy vậy mà nhà thơ lại sử dụng từ láy "hiu hắt" càng làm cho không gian núi rừng trở nên heo hút. Nhà thơ đã thu tầm nhìn của mình xuống dưới thấp trong hai câu tiếp: "Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,/ Tái thượng thiên phong tiếp địa âm". Ở giữa lòng sông, sóng tung vọt như muốn bao trùm lấy bầu trời cho em hình dung về dòng nước chảy mạnh và vô cùng dữ dội. Bên cạnh đó, hình ảnh "gió mây sà xuống" khiến cho mặt đất càng trở nên âm u. Dường như, mọi nét vẽ của nhà thơ đều tập trung diễn tả bức tranh thiên nhiên mùa thu vừa âm u, hiu hắt vừa dữ dội hiểm trở. Trước cảnh sắc nơi núi rừng, nhà thơ thể hiện nỗi buồn mênh mang.
Tiếp đến, đứng trước cảnh sinh hoạt của con người, nhà thơ không giấu nổi nỗi nhớ quê hương. Hai lần khóm cúc nở hoa là hai năm xa nhà của tác giả. Mỗi lần nhìn về khóm cúc là một lần nước mắt tuôn rơi. Sự trôi nổi, lênh đênh của phận người thể hiện qua hình ảnh "con thuyền" kết hợp với từ "lẻ loi" càng làm nổi bật tình trạng cô đơn, buồn tẻ của nhân vật trữ tình. Con thuyền ấy đã thắt chặt tấm lòng thương nhớ về vườn cũ. Nỗi nhớ của nhà thơ càng được gia bội bởi âm thanh rộn ràng dao thước may áo rét và dồn dập của tiếng chày nện vải.
Mặc dù cùng nằm trong chùm tám bài thơ cùng nhan đề, "Thu hứng" (bài 1) so với"Thu hứng" (bài 2) lại chan chứa một nỗi u hoài, trầm lắng của nhà thơ khi phải rời xa quê hương, lưu lạc nơi đất khách quê người.
Nhà thơ Đỗ Phủ đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương một cách khéo léo bằng ngôn từ tinh tế, giàu sức gợi, cách gieo vần, ngắt nhịp, phép đối,... thông qua bức tranh thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người trong mùa thu.
Bài trình bày của em đến đây là kết thúc, em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
https://thuthuat.taimienphi.vn/noi-va-nghe-gioi-thieu-danh-gia-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-thu-hung-71708n.aspx
Mong rằng bài tham khảo trên có thể giúp ích cho các em trong quá trình học và thực hành của mình. Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài văn mẫu lớp 10 khác:
- Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật Mùa xuân chín
- Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật một bài thơ hai-cư Nhật Bản