Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách , 3 đề có đáp án chi tiết, đầy đủ

Văn bản nghị luận Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của sách và cách đọc sách hiệu quả. Em hãy làm thử một vài Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách để nắm rõ hơn về văn bản này nhé.

Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách (3 đề)

de doc hieu ban ve doc sach 3 de co dap an chi tiet day du

3 đề đọc hiểu Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm có đáp án
 

I. Đề đọc hiểu Bàn về đọc sách số 1:

"Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.

Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới."

(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm)

Câu 1: Xác định vấn đề nghị luận của đoạn trích trên.

Câu 2: Vì sao lại nói "Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại"?

Câu 3: Qua đoạn trích trên, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn trả lời câu hỏi: "Em sẽ làm gì để tạo được thói quen đọc sách cho bản thân mình?". Trong đó có sử dụng khởi ngữ, gạch chân dưới khởi ngữ đó.

* Đáp án đề đọc hiểu số 1:

Câu 1:

Vấn đề nghị luận của đoạn văn trên là: Tầm quan trọng của sách và việc đọc sách.

Câu 2:

Nói "Sách là kho thành quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại" vì: Sách vở đã ghi chép, lưu truyền lại thành quả của toàn nhân loại đã tích lũy ngày đêm.

Câu 3:

- Qua đoạn trích, em nhận thấy tầm quan trọng của sách là:

+ Sách là con đường của học vấn vì nó chính là kho tàng tích lũy kiến thức của nhân loại.

+ Đọc sách chính là con đường giúp ta phát hiện ra thế giới mới.

- Ý nghĩa của việc đọc sách: tiếp thu kiến thức, cập nhật những điều mới để không bị lạc hậu => Ta sẽ vững vàng trên con đường học vấn.

Câu 4:

- Mở đoạn: Nêu ngắn gọn tầm quan trọng của việc đọc sách.

- Thân đoạn: Nêu lên những hành động thực tế để tạo được thói quen đọc sách:

+ Đặt ra mục tiêu đọc sách: mỗi ngày đọc bao nhiêu trang, một tháng đọc bao nhiêu quyển và cố gắng hoàn thành nó.

+ Tìm ra đề tài, nội dung mà em cảm thấy hứng thú rồi tìm những cuốn sách về chủ đề đó để đọc.

+ Rủ bạn bè cùng đọc sách và thảo luận về những kiến thức trong đó.

+ Tham gia các hội nhóm đọc sách để có thêm động lực.

- Kết đoạn: Khái quát lại về thói quen đọc sách.

 

II. Đề đọc hiểu của Bàn về đọc sách số 2:

"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng ngẫm kĩ một mình hay", hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém hơn."

(Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

Câu 2: Em hiểu "chọn cho tinh" và "đọc cho kĩ" là như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Là một học sinh lớp 9, em sẽ áp dụng cách đọc sách mà tác giả Chu Quang Tiềm đưa ra như thế nào?

* Đáp án đề đọc hiểu số 2:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: nghị luận.

Câu 2:

- Chọn cho tinh: Phải chọn những cuốn sách hay, có giá trị để đọc trong rất nhiều các đầu sách hiện nay.

- Đọc cho kĩ: Khi đọc sách, nên đọc kĩ, đọc đi đọc lại để thấm nhuần hết những ý nghĩa, tinh hoa trong cuốn sách đó.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: So sánh: "người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt - kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý".

=> Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sâu, phê phán những người chỉ đọc chữ trên mặt giấy qua loa, hời hợt.

- Biện pháp tu từ: So sánh: "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu" - "cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.".

=> Tác dụng: so sánh giúp người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng; giúp cho người nghe hiểu được hệ quả của việc "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", làm cho kiến thức tác giả viết được đơn giản hóa, dễ tiếp cận người đọc hơn.

Câu 4: Là một học sinh lớp 9, em sẽ áp dụng cách đọc sách mà Chu Quang Tiềm đưa ra như sau:

- Đọc thật kĩ các kiến thức trong sách giáo khoa.

- Hỏi thầy cô các đầu sách nên đọc để tránh tình trạng đọc phải những quyển sách không chất lượng.

de doc hieu cua ban ve doc sach

Đề đọc hiểu của Bàn về đọc sách

 

III. Đề đọc hiểu bàn về đọc sách số 3:

"Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học cho đến ngoại giao, quân sự,... Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát. Các học vấn khác đại khái cũng như vậy, không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào. Trong lịch sử học thuật, phàm là người có thành tựu lớn trong bất kì một lĩnh vực nào, đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác."

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Đoạn trích trên có nội dung gì?

Câu 2: Tìm khởi ngữ trong đoạn văn trên.

Câu 3: Tìm phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

Câu 4: Dựa vào đoạn trích trên và hiểu biết của mình, em hãy trình bày suy nghĩ của mình (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vấn đề: Tầm quan trọng của kiến thức phổ thông.

* Đáp án đề đọc hiểu số 3:

Câu 1:

- Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm: "Bàn về đọc sách" của tác giả Chu Quang Tiềm.

- Nội dung của đoạn trích: Nêu lên tầm quan trọng của kiến thức phổ thông: là kiến thức cơ bản mà tất cả mọi người nên biết, là kiến thức chung rất có ích cho chuyên ngành.

Câu 2:

- Khởi ngữ: "Điều này".

Câu 3:

- Phép tu từ so sánh: "một người không biết các học vấn liên quan mà chỉ biết đến chuyên môn mình nghiên cứu thì càng tiến lên càng gặp khó khăn" - "con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát".

=> Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung, liên tưởng về hệ quả của việc chỉ biết đến các kiến thức chuyên môn mà không có kiến thức phổ thông.

Câu 4:

a) Mở đoạn: Khái quát về tầm quan trọng của kiến thức phổ thông.

b) Thân đoạn:

- Giải thích: kiến thức phổ thông là kiến thức cơ bản của mọi lĩnh vực trong đời sống mà con người nên biết.

- Ý nghĩa của kiến thức phổ thông trong cuộc sống:

+ Giúp ta có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức chuyên môn.

+ Có kiến thức cơ bản để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.

+ Có thể giúp đỡ được nhiều người bằng kiến thức phổ thông.

- Cách để trau dồi, tăng vốn kiến thức phổ thông:

+ Đọc nhiều sách báo, nghe các tin tức thời sự.

+ Trao đổi, nói chuyện với mọi người về các kiến thức trong đời sống.

+ Tự khám phá, trải nghiệm kiến thức qua các hoạt động thực tế.

- Mở rộng: Kiến thức phổ thông cũng cần được chọn lọc và xem xét kỹ càng vì nó là những kiến thức cơ bản nhất nên cần phải chính xác.

c) Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động của em.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

https://thuthuat.taimienphi.vn/de-doc-hieu-ban-ve-doc-sach-75615n.aspx
Qua các đề đọc hiểu trên, chắc hẳn em đã được ôn tập lại, củng cố các kiến thức về văn bản Bàn về đọc sách. Em ôn tập kiến thức văn bản này tại: Bàn về đọc sách - tác giả, thể loại, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý và có thể xem thêm Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ để hiểu hơn bài học, vận dụng vào làm bài dễ dàng.

Tác giả: Trần Thuỳ     (4.0★- 3 đánh giá)  ĐG của bạn?

  

Bài viết liên quan

Giải toán lớp 11 Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 trang 113, 114 SGK Hình Học - Hai mặt phẳng vuông góc
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Đối đáp với vua, Tập đọc
Đáp án Học và làm theo lời Bác 2022 bảng A, B, C đầy đủ nhất
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học năm 2022
Đáp án môn Tiếng Trung THPT Quốc Gia 2018
Từ khoá liên quan:

de doc hieu ban ve doc sach

, chu de van ban ban ve doc sach, de doc hieu cua ban ve doc sach,

SOFT LIÊN QUAN
  • Đề thi TOEFL năm 1995

    Đề thi TOEFL năm 1995 chi tiết và đầy đủ nhất

    Đây là một trong những tài liệu tham khảo môn tiếng anh, chuyên nghành thi TOEFL vào năm 1995, các bạn sẽ không phải vất vả tìm kiếm các tài liệu tham khảo trước khi TOEFL, hãy ghé thắm website các bạn sẽ có được những t ...

Tin Mới